PHÂN HỮU CƠ phân loại, cách làm và Những điều cần biết liên quan khác - Tài Liệu Nông Nghiệp

Chia sẻ thông tin, tài liệu, kỹ thuật, cách làm, cách sử dụng và mọi thứ liên quan đến nông nghiệp và các vấn đề của nông nghiệp

Tin mới:

Home Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

PHÂN HỮU CƠ phân loại, cách làm và Những điều cần biết liên quan khác

Ngoài ưu điểm cung cấp dinh dưỡng cho cây, không phải bà con ai cũng hiểu rõ về phân bón hữu cơ. Phân bón hữu cơ truyền thống, phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, hay phân hữu cơ khoáng chúng có gì khác nhau? Từng loại cần cho cây trồng ở giai đoạn nào? Chúng còn có nhược điểm gì? Giữa ma trận phân bón hữu cơ với hàng trăm, hàng nghìn nhãn hiệu, công dụng, thành phần khác nhau bà con cần hiểu rõ về các loại phân bón hữu cơ để canh tác đạt hiệu quả cao. Hãy hỏi để biết chủ đề Hiểu về phân bón hữu cơ.

Video: Những điều cần biết về phân bón hữu cơ, phân loại và cách làm



Có thể xem thêm các bài sau để hiểu rõ hơn về phân hữu cơ:


  1. Vai trò, tác dụng của chất hữu cơ đối với đất, năng suất và chất lượng cây trồng như thế nào?
  2. Tác dụng của PHÂN HỮU CƠ giúp cải thiện đất, phòng bệnh cây trồng và Sử dụng hiệu quả phân hữu cơ

Chi tiết nội dung video về Phân hữu cơ

01:59 Khán giả Nguyễn Văn Hùng, Bắc Ninh.
Chất hữu cơ trong đất có vai trò gì?

02:22 Tiến Sĩ Đinh Văn Đức, Nguyên Phụ trách Phòng Quản lý Sinh vật hại, Cục Bảo vệ thực vật
Chất hữu cơ trong đất đúng là nó có vai trò rất là lớn. Cái thứ nhất, nó giúp cho cải thiện cái lý tính và hoá tính của đất. Cụ thể thì chất hữu cơ trong đất giúp cho tăng cường chất mùn trong đất, giúp cho đất tơi xốp hơn, khả năng giữ nước tốt hơn, và cải thiện được cả độ PH cho đất; Ngoài ra nó còn cung cấp được các chất dinh dưỡng cho đất và giúp cho các vi sinh vật ở trong đất nó hoạt động được tốt hơn.
TS Đinh Văn Đức chia sẻ về vai trò quan trọng của phân hữu cơ đối với đất
TS Đinh Văn Đức chia sẻ về vai trò quan trọng của phân hữu cơ đối với đất
03:00 MC Hà Mi Vâng! Qua những chia sẻ vừa rồi của chuyên gia Đinh Văn Đức thì chúng ta có thể thấy chất hữu cơ trong đất có vai trò rất quan trọng. Chính vì thế khi mất chất hữu cơ chúng ta cần phải bổ xung ngay. Và phân bón hữu cơ chính là cách để bổ xung hữu cơ đã mất đi. Vâng không biết tôi nói như thế có đúng không ạ chuyên gia Đức ạ?
03:16 Chuyên gia Đinh Văn Đức, Dạ vâng đúng ạ!
Vì thế cho nên là hàng năm sau mỗi một vụ cấy trồng thì chúng ta cần phải tăng cường chất hữu cơ vào cho đất.

03:33 Khán giả Hoàng Mạnh Lâm, Ninh Bình
Phân bón lá phun cho cây có phải là phân bón hữu cơ hay không? (Có hơn 10 cũng gọi điện tới chương trình với cây hỏi có nội dung tương tự như này)

03:50 Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thu Hà, Trưởng bộ môn Vi sinh vật, Viện Thổ nhưỡng nông hoá. Vâng xin chào anh!
Phân bón lá phun cho cây không thuộc nhóm phân hữu cơ. Trong phân bón lá thông thường sẽ có chữa những nhóm dinh dưỡng, hoặc các axit amin, hoặc vitamin chủ yếu là những nhóm đó.
Còn thuộc nhóm phân hữu cơ thì phải có hàm lượng hữu cơ rất là cao và chủ yếu sẽ không bón qua lá.

04:16 Khán giả Nguyễn Thị Toan, Ba Vì, Hà Nội
Xin hỏi cách phân biệt phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ?

04:46 TS Đinh Văn Đức
Đối với phân hữu cơ trước hết chúng ta muốn phân biệt giữa phân hữu cơ và phân vô cơ nó khác nhau ở chỗ nào thì chúng ta phải biết Khái niệm về phân hữu cơ là thế nào? Và Khái niệm của phân vô cơ là phân như thế nào?

+ Phân hữu cơ là phân chữa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng và những chất này nó từ các hợp chất hữu cơ. Và nó có nguồn gốc, hoặc nó được hình thành từ phân; từ các chất thải của gia súc, gia cầm; từ các phụ phế phẩm cùa nông nghiệp; từ phế thải trong quá trình sinh hoạt; hoặc là từ rác thải; hoặc là phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thuỷ, hải sản cái đấy là chất hữu cơ. Vì thế cho nên là các chất dinh dưỡng này nó lại nằm dưới dạng các hợp chất hữu cơ.

+ Còn đối với phân vô cơ (Hay còn gọi cách khác là phân hoá học). Tức là những phân này là những phân đơn, mà được sản xuất hình thành từ các nhà máy trên cơ sở các phản ứng hoá học để chúng tạo ra được loại phân này.
Chẳng hạn chúng ta có nhà máy sản xuất phân đạm ure, phân lân, rồi chúng ta sản xuất phân kali thì đấy những phân mà nó phải tác động dưới các phản ứng hoá học để chúng tạo ra được cái phân này. Chính vì thế cái phân đơn này (tức là phân vô cơ) khi sử dụng bón vào trong đất chúng ta sử dụng nhiều liên tục thì nó làm cho chai cứng đất, và làm giảm cái lý tính, hoá tính của đất.

Nhưng mà đối với phân hữu cơ nó lại ngược lại hoàn toàn. Tức là khi chúng ta sử dụng phân hữu cơ bón vào trong đất thì nó giúp cho đất được cải thiện tốt hơn tơi xốp lên, tặng độ mùn lên, khả năng giữ nước tố hơn, các vi sinh vật trong này tốt hơn, và nó cung cấp được các dinh dưỡng cho cây. Chính vì thế cho nên phân hữu cơ là phân tốt hơn.

+ Phân hữu cơ chúng ta biết nó có 2 dạng, hiện nay người ta phân làm 2 nhóm: Thứ nhất là phân hữu cơ truyền thống, hai nữa là phân hữu cơ công nghiệp.
- Phân hữu cơ truyền thống lâu nay bà con ta hay làm. Chẳng hạn phân chuồng chúng ta đưa ra ủ cho nó hoai mục đi, chúng ta đem sử dụng. Đấy cũng là một dạng phân hữu cơ; Hoặc là phân gà bà con cũng đem ủ.
- Còn lại một số phân nữa như phân vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học đấy là những loại phân người ta sản xuất bằng các dây chuyền công nghiệp vì thế sản xuất số lượng rất lớn.

Hai loại phân này nó hoàn toàn khác nhau ở những điểm như vậy. Mục tiêu thì các loại phân đều cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, nhưng tính chất của 2 loại phân này nó hoàn toàn khác nhau.
TS Đinh Văn Đức đang phân loại và cách nhận biết các loại phân hữu cơ hiện nay
TS Đinh Văn Đức đang phân loại và cách nhận biết các loại phân hữu cơ hiện nay
08:05: MC Hà Mi Vâng! Qua những chỉ dẫn vừa rồi của chuyên gia Đinh Văn Đức thì tôi chắc chắn bà con theo dõi cũng dễ dàng phân biệt được như thế nào là phân vô cơ, hay còn gọi là phân hoá học, như thế nào là phân hữu cơ. Và như chuyên gia cũng vừa nói là phân hữu cơ tác động rất tốt đến đất vậy đây cũng là loại phân chúng ta khuyến khích bà con sử dụng nhiều hơn. Xin cảm ơn những thông tin từ chuyên gia Đinh Văn Đức.

08:25 MC Hà Mi Vâng thưa quý vị, thưa bà con!
Theo Nghị định 108 2017 NĐCP về Quản lý Phân bón quy định tại Điều 4, khoản 4 Phân hữu cơ là phân bón trong đó thành phần chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ. Và để hiểu rõ hơn về tác dụng, cũng như thành phần của phân bón hữu cơ xin mời anh Lâm cùng quý vị bà con cùng theo dõi phóng sự sau đây của chúng tôi.

08:49
- Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng trong nông nghiệp, được hình thành từ phân động vật, lá hay cành cây, hoặc chế biến từ than bùn, hoặc chiết xuất từ tinh dầu thực vật mục đích tăng thêm độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất. Phân hữu cơ có chữa nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cây từ đa lượng, trung lượng, và vi lượng.

09:10 TS Tống Khiêm Chuyên gia cao cấp, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Bất kể một cây trồng nào hiện nay người ta thấy rằng nó cần khoảng 16 nguyên tố chính, gọi là mang tính thiết yếu. Thì trong đó đa lượng đạm, lân, kali; trung lượng canxi, sillic v.v..; vi lượng đồng, sắt, kẽm, mangan v.v.. thì tổng số là 16. Người ta thấy trong thành phần phân hữu cơ sinh học đầy đủ các thành phần đó.
TS Tống Khiêm chia sẻ các loại dinh dương cây trồng cần sử dụng
TS Tống Khiêm chia sẻ các loại dinh dương cây trồng cần sử dụng
09: 36
- Phân hữu cơ có hai loại, phân hữu cơ truyền thống bao gồm các loại phân gia súc, gia cầm như chất thải của trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê, cừu v.v..; Còn lại là phân hữu cơ chế biến công nghiệp.

09:49 MC Hà Mi
Sau khi theo dõi phóng sự vừa rồi, có một câu hỏi tôi muốn đặt ra là Phân hữu cơ công nghiệp không biết gồm có những loại nào ạ? Chuyên gia có thể chia sẻ thêm ạ!

10:00 TS Đinh Văn Đức
Phân hữu cơ công nghiệp là phân hữu cơ chúng ta thấy chẳng hạn như là: Thứ nhất phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học v.v.. đấy là những loại phân gọi là phân hữu cơ công nghiệp.

10:15 MC Hà Mi Vâng thưa quý vị, thưa bà con!
Qua phóng sự vừa rồi chúng ta cũng đã biết phân bón hữu cơ gồm có 2 nhóm: Phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp.

Theo kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá ở một số vùng Đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cho thấy trung bình mỗi vụ cây trồng bón khoảng 8 - 9 tấn phân bón hữu cơ trên 1 ha/vụ. Ước tính toàn quốc sản xuất và sử dụng khoảng 65 triệu tấn phân hữu cơ một năm (Con số này mình nghĩ có nhầm lẫn từ chương trình?). Tính đến tháng 7 năm 2017 có 751 loại phân bón hữu cơ được công bố hợp quy; và có hàng nghìn loại phân bón hữu cơ không có trong danh mục, hàng trăm, hàng ngàn nhãn hiệu, tên gọi, công dụng, thành phần phân bón hữu cơ khác nhau.
Chính vì thế nếu như quý vị và bà con có thắc mắc về phân bón hữu cơ bà con hãy gọi ngay đến tổng đài 19006145 của chúng tôi để có thêm kiến thức, để trở thành người tiêu dùng thông minh, lựa chọn sản phẩm tốt cho gia đình mình.

11:15 Khán giả Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nghệ An
Xin hỏi cách nhận biết phân hữu cơ sinh học? Phân hữu có sinh học có điểm gì khác với phân hữu cơ truyền thống?

11:29 TS Nguyễn Thị Hà, kính thưa bà con!
+ Phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ truyền thống là khác nhau.
- Phân hữu cơ sinh học có chất hữu cơ và có ít nhất một chất sinh học ví dụ như axit humic, axit fulvic, và các axit amin.
- Phân hữu cơ truyền thống như phóng sự vừa rồi chúng ta đã thấy là những loại phân từ phân trâu, phân bò, cây phân xanh mà bà con chúng ta vẫn ủ theo phương pháp từ trước xưa đến nay đấy gọi là phân hữu cơ truyền thống.
TS Nguyễn Thu Hà chia sẻ cách phân loại phân hữu cơ và phân hữu cơ sinh học
TS Nguyễn Thu Hà chia sẻ cách phân loại phân hữu cơ và phân hữu cơ sinh học
12:02 Khán giả Nguyễn Nho Hưng, Bình Thuận
Tôi biết phân hữu cơ rất tốt, tuy nhiên tôi xin hỏi là tại sao sau khi bón phân hữu cơ cây có hiện tượng ngộ độc phân bón hữu cơ. Khi nào thì xảy ra tình trạng này?

12:18 TS Đinh Văn Đức, Dạ vâng, thưa anh Hưng! Đúng là như thế!
Đối vơi phân hữu cơ nếu mà chúng ta sử dụng không đúng thì vẫn có thể gây ra hiện tượng ngộ độc. Thì thường nó ngộ độc trong những trường hợp như sau:

+ Thứ nhất, Phân hữu cơ, nhất là phân hữu cơ truyền thống mà chúng ta chưa ủ hoai mục, chúng ta đem sử dụng như thế là trong phân này còn rất nhiều vi sinh vật độc hại, còn nhiều các chất độc khác nữa vì thế cho nên khi khi bón vào cho cây trồng thì cây trồng sẽ bị ngộ độc.

+ Thứ hai, Phân này có thể do chúng ta sử dụng với lượng quá lớn. Bất cứ một thứ gì cũng thế chúng ta sử dụng quá liều gây ra ngộ độc.
- Tôi lấy ví dụ chẳng hạn như là chúng ta hàng ngày ăn cơm nhưng chúng ta ăn với mức vừa phải đó là dinh dưỡng rất là tốt, nhưng nếu chúng ta ăn quá mức thế nào cũng gây ra tác hại nhất định, vì thế cho nên không phải những thứ ăn được như thế chúng ta cứ sử dụng thoải mãi đâu.
- Vì thế cho nên đối với lại cây trồng cũng thế thôi. Nếu mà chúng ta bón phân hữu cơ cho cây mà chúng ta bón tuỳ theo từng loại đất mà chúng ta bón, và chúng ta bón với lượng nhất định nào đó thôi. Chứ bây giờ chúng ta cứ đem toàn phân hữu cơ tống vào trong ruộng thì rõ ràng với số lượng quá lớn thì cũng sẽ gây đến hiện tượng ngộ độc.

13:45 MC Hà Mi Vâng! Dù là chúng ta dùng phân bón nào cũng phải dùng đúng, và dùng đủ đúng không ạ!
Vâng thưa bà con phân bón hữu cơ sinh học là loại phân được sản xuất thông qua quá trình sinh học có nguồn gốc tự nhiên. Trong thành phần có chữa một hoặc nhiều chất sinh học như là axit humic, axit fulvic, axit amin, vitamin, hoặc các chất sinh học khác. Và chúng ta cũng có thể theo dõi tác dụng của phân hữu cơ sinh học qua phóng sự sau đây.

14:08
- Phân hữu cơ sinh học với hàm lượng các axit humic, fulvic, humin hoặc tổng các axit amin, vitamin, hay hợp chất sinh học khác phải đạt từ 5% trở lên. Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo lý hoá tính của đất làm cho đất tơi xốp hơn, dễ thấm, và thoát nước, làm đất ngày càng tốt hơn.

- Phân bón hữu cơ sinh học khi phun vào gốc cây chúng sẽ cộng sinh ở vùng rễ của cây, xâm nhập vào bên trong mô tế bào của rễ giúp chuyển đổi các yếu tố dinh dưỡng mà cây hấp thụ được như lân, kali. Với kích thước siêu nhỏ phân hữu cơ sinh học giúp cây hấp thụ rất nhanh. Ngoài ra phân hữu cơ sinh học này có các hoạt chất trung hoà chất phèn, và độ mặn. Những hoạt chất này thấm sâu xuống đất có tác dụng nhanh nên tạo được môi trường sống lý tưởng cho cây. Các hạt nano hoạt tính sinh học có thể làm tăng sản lượng một số cây trồng lên đến 40%, an toàn, thân thiện môi trường, và cải tạo môi trường bị ôi nhiễm

15:05 MC Hà Mi Vâng!
Ngoài những tác dụng của phân bón hữu cơ sinh học trong phóng sự chúng ta vừa nói đến không biết chuyên gia Đức có bổ sung thêm thông tin gì không ạ! Ví dụ như Ưu nhược điểm của loại phân này như thế nào?

15:14 TS Đinh Văn Đức, Dạ vâng!
Theo tôi đối với phân hữu cơ sinh học khi chúng ta sử dụng bón cho cây trồng thì nó có thể hiện ra một số những ưu nhược điểm.

+ Ngoài những ưu điểm chúng ta vừa xem trên phóng sự xong.
- Thì đúng là cái phân này có thể sử dụng cả trong giai đoạn chúng ta bón lót, hoặc chúng ta bón thúc cho cây trồng được.
- Có nghĩa tức là chúng ta bón vào bất cứ một giai đoạn sinh trưởng nào đó của cây trồng đều được cả. Vì cái phân này nó cung cấp tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Ngoài ra khi mà bón phân này thì nó còn được bổ sung thêm lượng lớn chất mùn như là chúng ta đã vừa xem ở trên phóng sự.
- Ngoài ra bổ sung thêm hệ vi sinh vật vào trong đất để giúp bổ sung thêm hệ vi sinh vật trong đất giúp cho hệ vi sinh vật này nó hoạt động tốt hơn.
- Và giúp cho bộ rễ của cây trồng khi mà chúng ta trồng trên các loại đất được bón phân này thì sẽ phát triển tốt hơn.

+ Tuy nhiên cái phân này thì cũng có một cái nhược điểm.
- Nhược điểm thứ nhất là vì sản xuất theo quá trình công nghiệp cho nên thường giá thành cao. Đấy là điểm thử nhất nên nhiều khi bà con khi mua thấy giá hơi cao nên bà con thường ngại, hoặc là sử dụng với số lượng ít thôi.
- Ngoài ra trong quá trình sử dụng phân này tuỳ từng giai đoạn của cây trông, nếu chúng ta sử dụng không phù hợp với số lượng thì cũng có thể là sẽ gây ra những tác động ngược.

Vì thế cho nên bà con khi mà sử dụng bất cứ một loại phân hữu cơ sinh học nào, thì chúng ta cần phải đọc kỹ cái hướng dẫn sử dụng được nhà sản xuất ghi ở trên bao bì để chúng ta sử dụng cho nó đúng.

17:28 Khán giả Nguyễn Thị Hà, Bình Thuận
Phân bón hữu cơ sinh học có bao nhiêu hình dang? Và có thể sử dụng dưới những hình thức như thế nào?

17:44 TS Nguyễn Thu Hà, Vâng
Phân bón hữu cơ sinh học thì nó có rất nhiều loại khác nhau có thể ở dưới dạng nước, có thể ở dưới dạng bột.
Phân hữu cơ sinh học ở dưới dạng bột cũng có thể ở dạng viên nén, hoặc dạng bột thế thì cũng có nhiều loại khác nhau.
Cũng như là chuyên gia Đức vừa trao đổi. Tức là phân hữu cơ sinh học này được sử dụng cho nhiều giai đoạn của cây trồng có thể sử dụng để bón lót, hoặc bón thúc đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên thì cái lượng sử dụng chúng ta cũng cần phải theo khuyến cáo của từng loại phân bón.

18:22 Khán giả Hà Quang Hùng, Thái Bình
Phân hữu cơ sinh học có phải là phân hữu cơ vi sinh hay không?

18:41 TS Đinh Văn Đức Dạ vâng!
Phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ vi sinh nó là khác nhau bởi vì nó suất phát từ 2 cái sản xuất khác nhau.
+ Thứ nhất phân hữu cơ sinh học chúng ta biết cái quá trình lên men, hoặc là quá trình lên men sinh học cho các chất hữu cơ để nó tạo ra được những sản phẩm phân này. Tất nhiên trong quá trình sản xuất như thế người ta có thể bổ sung thêm một số những chất khác nữa để đảm bảo cho chất lượng phân nó tăng lên.

+ Còn Phân hữu cơ vi sinh là phân hữu cơ chúng ta sử dụng phân, chất hữu cơ và chúng ta sử dụng các vi sinh vật có ích chúng ta cấy vào trong cái phân này để cho nó trở thành phân hữu cơ vi sinh; để mà trong quá trình khi chúng ta bón vào, thì các vi sinh vật cấy vào trong này nó nhờ có cơ chất hữu cơ ở trong phân này, cho nên đấy là môi trường để cho nó hoạt động, cho nên khi chúng ta bón vào trong đất thì vi sinh vật này nó sẽ phát huy tác dụng và nó sẽ còn được nhân rộng lên.

Nếu mà chúng ta chỉ đưa mỗi vi sinh vật không thôi vào trong môi trường không có chất hữu cơ thì thường khả năng tồn tại của vi sinh vật này ở trong môi trường đất rất là ngắn.
+ Tôi lấy chẳng hạn như là lâu nay chúng tôi hay hướng dẫn bà con sử dụng nấm đối kháng trichoderma.
- Nếu mà chúng được ủ với phân chuồng thì nấm đối kháng trichoderma này có tác dụng khống chế các vi sinh vật gây hại ở trong đất (nó phát triển gây hại bộ rễ của cây), thì kéo dài được 6 tháng trở lên.
- Nếu mà chúng ta lại chỉ sử dụng nấm đối kháng trichoderma (mà sử dụng chế phẩm người ta sản xuất) chúng ta phun trực tiếp, hoặc đưa trực tiếp vào trong đất thì chúng tôi đã theo dõi, đánh giá rồi khả năng tồn tại và phát huy được tác dụng của nó chỉ khoảng 3 tháng trở lại.

Vì thế cho nên đấy là chúng ta cần phải chú ý những cái điểm như vậy

21:06 MC Hà Mi
Bây giờ bà con cùng nhìn lên màn hình. Ở đây là hình ảnh của các vi sinh vật. Và với những vi sinh vật như thế này thì chắc chắn chúng ta chỉ có thể nhìn thấy ở trong phòng thí nghiệm đúng không ạ. Và câu hỏi ở đây đặt ra đó là Không biết chúng ta phải mất bao lâu thì mới nghiên cứu ra được một sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh vật như thế này ạ? Xin hỏi chuyên gia Hà. Đây cũng là câu hỏi của khán giả Nguyễn Thị Ngọc, Bắc Giang vừa gọi điện đến cho chương trình hỏi.
Các chủng loại vi sinh vật trên đĩa petri trong phòng thí nghiệm
Các chủng loại vi sinh vật trên đĩa petri trong phòng thí nghiệm
21:35 TS Nguyễn Thu Hà, Vâng câu hỏi của bạn rất là thú vị!
Để có thể sản xuất, tạo ra một loại phân bón mới. Cái thời gian từ lúc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm; đến khi chúng ta áp dụng được trong sản xuất thì thời gian khá dài, có thể kéo dài từ 4 - 5 năm.
- Ở đây từ những khâu ban đầu phân lập tuyển chọn những chủng vi sinh vật;
- Tiếp đó nghiên cứu được những điều kiện sinh trưởng phát triển để tạo ra, nhân sinh khối những chủng vi sinh vật đó;
- Sau đó nghiên cứu để làm sao phối trộn vào trong chế phẩm, trong phân hữu cơ để đảm bảo mật độ vi sinh vật tốt nhất;
Và tiếp theo đó theo Nghị định 108 của Chính phủ, thì để một loại phân bón chứng minh được hiệu quả của loại phân bón đó thì chúng ta phải tiến hành khảo nghiệm.
- Khảo nghiệm được thực hiện là khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng và được thực hiện trên 2 vụ, trên 2 loại đất khác nhau.

Vì vậy mà để thực hiện được một loại phân bón mà có thể chứng minh được cái hiệu quả của phân bón đó trên đồng ruộng thì cái thời gian của nó kéo dài khoảng từ 4 đến 5 năm.

22:40 MC Hà Mi Vâng! Như vậy là chúng ta mất ít nhất là 4 đến 5 năm để có thể cho ra đời một loại phân bón hữu cơ vi sinh vật. Và theo như chuyên gia vừa chia sẻ thì tôi hiểu là phân hữu cơ vi sinh vật được làm từ những vi sinh vật có ích và phối với các chất hữu cơ đúng không ạ.

Vâng trước khi đến với những câu hỏi tiếp theo xin mời quý vị và bà con chúng ta cùng tìm hiểu xem những vi sinh vật này có ích như thế nào.
23:01
- Theo cách tự nhiên các chất hữu cơ trong nông nghiệp như than bùn, phế thải chăn nuôi, phụ phế phẩm nông nghiệp ủ hoai mục, hay còn gọi là phân huỷ để tạo thành mùn quá trình này đòi hỏi thời gian từ 4 - 6 tháng hoặc 1 năm. Từ mùn này sẽ được bón vào đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Nhưng khi có sự tham gia của vi sinh vật thì các chất hữu cơ trong nông nghiệp kể trên đem ủ hoai mục thì thời gian rút ngắn hơn nhiều chỉ khoảng 1 - 3 tháng là có thể bón vào đất được.
 

Hiện trên thế giới có khoảng 600 bộ sưu tập gen vi sinh vật, thuộc 68 nước là thành viên của Liên đoàn Bảo vệ Vi sinh vật Thế giới. Các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành thu thập, phân lập, tuyển chọn chủng giống vi sinh vật từ các nước chuyển giao sao cho phù hợp điều kiện, khí hậu, và thổ nhưỡng của nước mình.
Đến nay các nhà khoa học đã tuyển chọn được gồm 30 họ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, nấm nem với số lượng gần 700 chủng. Từ các chủng vi sinh vật có ích này các nhà khoa học sản xuất ra phân bón có chữa vi sinh vật để cung cấp vào đất và cây trồng.
24:11 TS Nguyễn Thu Hà
Khi được bón vào đất các nhóm vi sinh vật sẽ phát huy được vai trò của nó. Ví dụ như vi sinh vật cố định nito thì có 3 nhóm là vi sinh vật cố định nito cộng sinh, vi sinh vật cố định nito hội sinh, và vi sinh vật cố định nito tự do.
- Ví dụ như ở nhóm vi sinh vật cố định nito cộng sinh thì nó cộng sinh đối với các cây họ đậu, thì có khả năng là cố định nito ở trong đất để tạo thành các nốt sần trong rễ cây họ đậu và cung cấp đạm cho cây trồng.

24:39
- Phân hữu cơ vi sinh thì ngoài vi sinh vật có ích ra thì chúng còn được bổ sung thêm cơ chất hữu cơ. Thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được như đạm, lân, kali, hay các hoạt chất sinh học giúp cho cây trồng phát triển tốt

25:01 MC Hà Mi
Qua phóng sự vừa rồi chúng ta có thể thấy được vai trò của vi sinh vật trong đất. Và bên cạnh đó tôi cũng được biết sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh nhiều thì có thể giảm được việc dùng phân bón vô cơ lên đến 10 - 50%; ngoài ra còn giảm được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật do cây trồng sinh trưởng khoẻ hơn.

25:26 Khán giả Nguyễn Thị Hoà, Quảng Ninh
Phân bón hữu cơ vi sinh có dùng được cho tất cả các loại cây trồng hay không? Nếu được thì nên sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trong giai đoạn nào của cây trồng?

25:39 TS Nguyễn Thu Hà
Như chúng ta cũng vừa xem phóng sự. Tức là phân bón hữu cơ vi sinh trong đó có dưỡng rất là nhiều những nhóm vi sinh vật. Tuỳ theo nhóm vi sinh vật chúng ta phối trộn vào thì phân hữu cơ vi sinh đó có thể sử dụng cho các loại cây trồng nào. Có những nhóm chúng ta có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng, nhưng có những nhóm vi sinh vật mang tính chất đặc hiệu chúng ta chỉ sử dụng cho những nhóm cây trồng riêng của nó.
- Ví dụ như nhóm vi sinh vật cố định nito cộng sinh chẳng hạn thì nó chỉ sử dụng có hiệu quả tốt nhất đối với các cây họ đậu; Hay những nhóm vi sinh vật khác sử dụng cho tất cả các loại cây trồng.

Và đối với phân hữu cơ vi sinh thì chúng ta có thể sử dụng bón lót, hoặc có thể sử dụng bón thúc giống như bà con chúng ta sử dụng phân chuồng.

26:33 Khán giả Nguyễn Quang Hưng
Cách nhận biết phân bón hữu cơ vi sinh?

26:50 TS Đinh Văn Đức. Dạ Vâng!
Đúng như thế nếu như mà với mắt thường của con người chúng ta nhìn vào phân hữu cơ vi sinh, với phân hữu cơ thông thường thì chúng ta thấy là khó phân biệt được đâu là phân hữu cơ vi sinh, đâu là phân hữu cơ thông thường.
Vì thế cho nên là thực tế ta biết là thời gian vừa qua có rất nhiều cơ sở đã lừa cả những người tiêu dùng, lừa nông dân tức là người ta cứ giới thiệu phân này là phân hữu cơ vi sinh có tác dụng này, có tác dụng kia, các thứ này khác nhưng đến khi bà con đem về sử dụng nó lại không đạt được cái hiệu quả như vậy. Cho nên chúng ta thấy có tình trạng phân bón giả, phân bón kém phẩm chất thời gian qua rất là nhiều.

Còn đối với phân bón hữu cơ vi sinh, tức là nó trên cơ sở của phân hữu cơ song được phối trộn thêm vi sinh vật vào, như ở trên chúng ta biết các vi sinh vật có rất nhiều nhóm các vi sinh vật khác nhau, vì thế ta đưa vào.

Thực tế đã gọi là vi sinh vật nó rất nhỏ mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Mà cái này phải chúng ta biết là mới nhìn thấy ở trong phòng thí nghiệm như là ở trên cái đĩa pe-tờ-ri (petri) chúng ta nhìn thấy (đấy là các khuẩn lạc của nó mọc lên như thế chúng ta mới nhìn được), chứ còn thực tế nhìn thấy từng tế bào của vi sinh vật này nhìn làm sao được.
Mắt thường không nhìn được mà phải qua hệ thống kính hiển vi thì chúng ta mới có thể quan sát được nó.
Vì thế cho nên là đối với bà con muốn nhìn thấy phân vi sinh, nghĩ là vi sinh vật nó phải hoạt động chúng ta nhìn có thể  nhìn thấy được. Không nhìn thấy!

Nhưng mà đối với các loại phân này là phải đăng ký, và khi đăng ký người ta biết là phải có cái hàm lượng các tế bào vi sinh ở trong đó là bao nhiêu. Hiện nay chúng ta thường nhân với 10 mũ ít ra phải từ 7 đến 9. Vì thế cho nên chúng ta biết với cái này sau đó anh phải đăng ký như thế nếu sau này sử dụng phát hiện ra có vấn đề gì thì các nhà, các phòng phân tích người ta mới phân tích xem anh có đảm bảo được cái hàm lượng ấy không, nếu không đảm bảo được thì rõ ràng đó là phân kém phẩm chất, hoặc là phân giả.

Vì thế cho nên là để mà phân biệt được mắt thường giữa phân hữu cơ, và phân hữu cơ vi sinh thì quả thật hơi khó. Vì thế cho nên là chúng ta trước hết mua ở cơ sở nào thì bà con nên lấy hoá đơn của cơ sở đó, về sử dụng nếu có vấn đề gì sau này chúng ta kiện cáo chúng ta còn có cơ sở, đây tôi mua rõ ràng ở cửa hàng này và bán đây là phân hữu cơ vi sinh nhưng về tôi sử dụng không phải. Thế lúc đấy người ta phân tích cái phân, người ta lấy mấu phân đó đúng như thế thì người ta mới trả lời được. Chứ nếu mà chúng ta chỉ cứ nói mà chúng ta không có đầy đủ bằng chứng thì sau này rất là khó.
29:50 MC Hà Mi Dạ vâng! Đúng là như vậy vì khó phân biệt nên quý vị và bà con cũng nên chọn mua phân ở cơ sở có uy tín.

30:05 Khán giả Phan Thanh Hùng, Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội
Phân hữu cơ vi sinh có bón được cùng với phân hữu cơ truyền thống hay không?

30:2 TS Nguyễn Thu Hà
Phân hữu cơ vi sinh và phân hữu cơ truyền thống thì hoàn toàn có thể sử dụng được với nhau. Thông thường khi người ta sử dụng phân hữu cơ vi sinh rồi thì không sử dụng phân hữu cơ truyền thống nữa. Tại vì khi sử dụng trong phân hữu cơ vi sinh nó đã có hàm lượng hữu cơ rồi, và ngoài ra trong đó có thêm các vi sinh vật có ích nữa. Và khi dùng phân hữu cơ vi sinh cái lượng sử dụng nó sẽ giảm đi rất nhiều so với phân hữu cơ truyền thống, và lượng nó có thể sử dụng bằng 1/5 so với phân hữu cơ truyền thống.

31:03 MC Hà Mi Thưa quý vị, thưa bà con!
Từ những chế phẩm vi sinh thì người nông dân hoàn toàn có thể ủ thành phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng. Vậy để ủ phân chuồng thành phân vi sinh cách làm như thế nào? Xin mời bà con cùng theo dõi phóng sự sau đây.

31:15
- Đây là các bã nấm rơm sau khi đã thu hoạch xong, cùng với rơm rạ chúng chiếm tới 50% thành phần trong đống ủ phân hữu cơ vi sinh; ông Căn cho biết 50% nữa là phân lợn có thể dùng phân tươi hoặc phân hút từ bể biogas và tất cả được đảo trộn với chế phẩm vi sinh.
Bã nấm được ông Căn tận dụng ủ làm phân hữu cơ
Bã nấm được ông Căn tận dụng ủ làm phân hữu cơ
30:35 Ông Tạ Đình Căn, Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội
Sau khi ta chuẩn bị được cái nguyên liệu đó là mùn rác, hoặc là bã nấm khoảng 40 - 50%; sau đó ta đánh luống; đánh luống ta cứ dải mỗi 1 lượt chiều cao khoảng 20 - 25cm; ta phải chuẩn bị cái chế phẩm EM thuộc cái dạng thứ cấp về mình đã pha chế rồi.
Bã nấm được trộn với phân gia súc và chế phẩm EM để ủ làm phân hữu cơ
Bã nấm được trộn với phân gia súc và chế phẩm EM để ủ làm phân hữu cơ
32:00
- Em là tập hợp các vi sinh vật có ích chúng giúp phân huỷ nhanh rác thải hữu cơ biến các chất khó tiêu tạo thành các chất dễ tiêu để cây trồng hút được. Theo ông Căn để ủ một khối phân vi sinh thì cần 5 lít chế phẩm EM thứ cấp. Quá trình ủ phân hữu cơ sẽ được làm như sau:
- Đầu tiên là lớp mùn rác hữu cơ dày 20 - 25cm;
- Tiếp đến lớp phân lợn dày 5 - 7cm;
- Sau đó tưới chế phẩm EM;
- Và cứ tiếp tục rải các lớp như vậy sao cho độ cao đống ủ từ 1,2 - 1,5m;
- Thì tiến hành phủ bạt kín.

32:37 Ông Tạ Đình Căn
Thì hàng ngày ta phải dùng cặp nhiệt độ để kiểm tra nhiệt độ trong đống ủ. Trong đống ủ nó cứ đảm bảo từ 60 - 70 độ là đạt yêu cầu.
Ông Tạ Đình Căn chia sẻ về kinh nghiệm ủ phân hữu cơ từ bã nấm của mình
Ông Tạ Đình Căn chia sẻ về kinh nghiệm ủ phân hữu cơ từ bã nấm của mình
32:46
- Trong 2 tháng ủ phân bà con cần phải kiểm tra và đảo đống ủ 3 lần. Phân sau khi ủ khoảng 2 tháng là phân đã chuyển sang màu nâu đen, hoai mục, tơi xốp, có thoảng mùi hơi tanh nồng nhưng chư tới mức khó chịu

33:00 MC Hà Mi Vâng! Qua phóng sự vừa rồi của chúng tôi thì bà con và quý vị có thể hoàn toàn tự mình ủ phân hữu cơ vi sinh tại nhà. Tuy nhiên ngoài cách ủ phân như vậy không biết 2 chuyên gia có hướng dẫn được cho quý vị và bà con theo dõi chương trình Hãy hỏi để biết những cách khác để bà con có thể tự ủ phân tại nhà. Xin mời chuyên gia Đức ạ!

33:16 TS Đinh Văn Đức
Đối với phân hữu cơ ngoài cách ủ truyền thống giống như chúng ta vừa xem ở trên màn hình xong thì chúng ta vẫn có thể áp dụng nhiều biện pháp ủ khác nhau. Chẳng hạn như là chúng ta biết trong ủ phân hiện nay người ta có 3 phương pháp ủ: Thứ nhất ủ nóng, thứ hai ủ nguội, hoặc là ủ kết hợp giữa nóng và nguội. Thì đấy là cách ủ khác nhau thế thì mỗi cách ủ này nó đều có cách khác nhau.

- Chẳng hạn như đối với phân ủ nóng trong quá trình ta cứ xếp 1 lớp phân, một lớp rác hữu cơ, rồi ta lại đưa phân men vào, thì trong mỗi một lớp như thế chúng ta phải để cho nó không được nén quá chặt thì trong khi ủ như thế nó sẽ sinh nhiệt lên rất là cao, nó làm cho phân được hoai mục nhanh lên.

- Còn lại một hình thức nữa khi người ta xếp từng lớp như thế lại nén thật chặt, nén thật chặt như thế gọi là quá trình ủ nguội thì quá trình này cũng như thế giúp cho sinh nhiệt nhưng lượng nhiệt của nó không cao bằng ủ nóng.

- Còn một phương pháp nữa người ta ủ kết hợp giữa đầu tiên người ta có thể ủ nóng, sau người ta ủ người hoặc là ủ nguội trước và ủ nóng sau. Thì đấy có nhiều cách ủ khác nhau bà con có thể tham khảo. Tôi nhớ rằng trước đây rất nhiều buổi chuyên đề chúng tôi đã hướng dẫn bà con cụ thể về từng cách ủ rồi.

35:15 Khán giả Nguyễn Thị Tâm, Hà Nội
Tôi thấy chương trình có nói về phân hữu cơ khoáng. Xin hỏi phân hữu cơ khoáng là phân gì? Và xin hỏi phân này có giống với phân bón vô cơ không? Cách nhận biết phân hữu cơ khoáng?

35:30 TS Nguyễn Thu Hà
Phân hữu cơ khoáng khác với cả phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học. Phân hữu cơ khoáng ở đây sẽ có tỉ lệ khoáng NPK, và tỉ lệ khoáng nằm trong khoảng 8 - 18%. Phân hữu cơ khoáng có thể chữa tổng hợp cả NPK; có thể chữa N, hoặc P, hoặc K riêng rẽ.
PHân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh, và phân hữu cơ sinh học là khác nhau.

36:03 MC Hà Mi Liên quan đến phân hữu cơ khoáng có khán giả Nguyễn Văn Tuấn, Hiệp Hoà, Bắc Giang. Khán giả có hỏi là:
Cách sử dụng phân hữu cơ khoáng như thế nào?

36:17 TS Đinh Văn Đức
Tôi nghĩ cách sử dụng phân hữu cơ khoáng cho cây trồng cũng giống như sử dụng các loại phân hữu cơ khác thôi.
- Tuy nhiên chúng ta cần phải chú ý theo loại cây trồng chúng ta sử dụng là cây gì;
- Thứ hai nữa nền đất của chúng ta. Chúng ta trước hết phải xem độ phì đất của chúng ta;
- Rồi xem loại cây trồng đấy nó yêu cầu .

+ Vì đã gọi là phân hữu cơ khoáng tức là các chất hữu cơ người ta phối trộn thêm các nguyên tố khoáng như là đạm, lân, kali; hoặc là có loại phối trộn đạm cao hơn, có loại lân cao hơn, có loại kali cao hơn v.v...

- Vì thế tuỳ theo từng loại cây trồng chúng ta chọn cây nào nó đòi hỏi phân bón với hàm lượng đạm cao, thì chúng ta sử dụng loại mà phân khoáng có phối trộn tỉ lệ đạm cao hơn; còn loại nào cần kali cao hơn chúng ta lại phối trộn;

- Hoặc là giai đoạn sinh trưởng thường, sinh dưỡng thì người ta thường sử dụng phân hữu cơ khoáng có hàm lượng đạm cao, người ta gọi nó là dạng phân hữu cơ bón lót.

- Còn lại đối với thời kỳ sinh dưỡng, sinh thực thì người ta thường sử dụng phân hữu cơ khoáng có hàm lượng lân và kali cao, đạm thấp thì lúc này chúng ta sử dụng cái người ta gọi là phân hữu cơ khoáng bón thúc. Thế thì chúng ta tuỳ theo giai đoạn đấy chúng ta chọn các loại phân chúng ta bón cho nó thích hợp.
Mỗi cây trồng và mỗi chu kỳ sinh trường của cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau
Mỗi cây trồng và mỗi chu kỳ sinh trường của cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau


37:50 MC Hà Mi Thưa quý vị thưa bà con!
Ngoài cách sử dụng chế phẩm vi sinh để phân huỷ phân chuồng thành phân hữu cơ hoai mục nhanh, giảm mùi hôi thì tại Nhật Bản một giải pháp đã được áp dụng vừa giúp cho nông dân có thể xử lý một lượng chất thải khổng lồ từ vật nuôi, lại vừa thân thiện với môi trường. Điều có thể khiến chúng ta ngạc nhiên đó là giải pháp này đến từ những con ruồi, chính là loài côn trùng gây rất nhiều phiền toái cho con người. Cụ thể thì ruồi giúp biến phân chuồng thành phân trộn như thế nào mời quý vị cùng theo dõi phóng sự sau đây.

38:20
- Ông Toshiyuki có một trại lợn nuôi khoảng 1000 con tại tỉnh Chiba. Mỗi ngày những con lợn này thải ra đến 3 tấn chất thải. Để xử lý ông chọn cách làm phân trộn hữu cơ, tuy nhiên quy trình ủ phân này phải mất tới 4 tháng vì thế những đống phân ủ thường gây ra mùi khó chịu và ảnh hưởng đến môi trường.

38:49 Ông Toshiyuki Namiki, trang trại lợn Namiki, Chiba, Nhật Bản.
Nếu hàng xóm phàn nàn tôi có thể phải chuyển đến vùng núi hẻo lánh nào đó vì thế tôi phải hết sức thận trọng.
Ông Toshiyuki Namiki chủ trại lợn dùng ruồi xử lý phân lợn ở Nhật
Ông Toshiyuki Namiki chủ trại lợn dùng ruồi xử lý phân lợn ở Nhật
- Chìa khoá giúp giải quyết vấn đề này là một loài côn trùng được xem như dịch hại đó chính là ruồi. Công ty này tận dụng bản năng tự nhiên của loài ruồi là đẻ trứng vào những vật chất mục rữa; ấu trùng ruồi nở ra xử lý phân lợn một cách hữu cơ.
Loại ruồi được sử dụng ở đây là ruồi Mút-ka-đô-mét-sti-ka (Musca domestica), loại ruồi nhà đẻ rất nhiều ấu trùng và háu ăn. Namiki là trang trại đầu tiên thử nghiệm cách làm này. Với sự hỗ trợ của ấu trùng ruồi, ông chỉ mất một tuần để phân huỷ phân trong khi nếu ủ phải mất tới 4 tháng. Giờ thì trang trại của ông Namiki có thể xử lý nhiều phân lợn hơn.
- Quy trình rất đơn giản. Trước tiên rải trứng ruồi lên phân lợn, ấu trùng nở ra và ăn phân, enzymes trong ấu trùng sẽ phân huỷ phân lợn thành phân bón (phương pháp này nhanh gấp 20 lần so với sử dụng giun đất); Tiếp theo ấu trùng di chuyển đến nơi khô ráo hơn và phát triển; Không cần phải tách ấu trùng ra khỏi phân bón. Một ưu điểm nữa của phương pháp này là thân thiện với môi trường vì gần như không tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kinh như nito hay mêtan. Trang trại cũng có được lợi nhuận từ việc bán phân trộn. Phân trộn này có giá cao hơn gấp 20 lần so với phân hoá học

40:30 MC Hà Mi Vâng! Lhông biết sau khi xem phóng sự vừa rồi, các chuyên gia có đánh giá như thế nào về cách làm của những người Nhật Bản ạ? Xin mời chuyên gia Hà.

40:38 TS Nguyễn Thu Hà
Đây cũng là một trong những phương pháp rất là mới để sản xuất ra phân hữu cơ vi sinh. Và phương pháp này ở Việt Nam chúng ta chưa có được chuyển giao phương pháp này vào cho Việt Nam. Tôi nghĩ rằng đây cũng là một trong những phương pháp rất hay để ta có thể sản xuất phân hữu cơ.

41:00 MC Hà Mi Không biết ý kiến chuyên gia Đức như thế nào về phương pháp này?
+ TS Đinh Văn Đức.
Phương pháp sản xuất này tôi nghĩ trước đây ở các vùng nông thôn ở các nhà vệ sinh thường rất nhiều ruồi, và ruồi cũng sẽ đẻ trứng vào trong đó và trứng ruồi nở ra thành giòi. Mà chúng ta vừa xem ở trên màn hình xong giòi hoạt động rất là nhiều cho nên các men của nó sẽ giúp cho phân giải phân lợn trở thành hữu cơ rất là nhanh.
Tuy nhiên là cũng như ông chủ của trang trại bên Nhật Bản có nói khi mà chúng ta làm như vậy thì ruồi sẽ phát sinh rất là nhiều. Mà ruồi thì rõ ràng gây phiền hà đến cuộc sống của con người vì thế ông nghĩ có lẽ phải chuyển vào trong một khu hẻm, rừng hẻm, hoặc là khe núi hẻm sâu nào đó để cho cách ly cuộc sống của con người.
Tôi nghĩ ở chúng ta chưa áp dụng được cái đó bởi vì thường cuộc sống của chúng ta ở phân tán và thường những nơi chế biến phân này chúng ta không có những vùng cách ly được như vậy. Vì thế cho nên là nếu mà chúng ta áp dụng cái phương pháp này thì chắc chắn là ruồi sẽ sinh sôi nảy nở ra rất là nhiều, và có thể sẽ không những ruồi dùng để sản xuất phân bón mà thậm chí ngay cả ruồi nhà cũng tấn công đến rất là nhiều, và đây là một điều kiện để cho nó sinh sôi nảy nở và tăng số lượng ruồi ở trong tự nhiên lên rất nhiều.

42:29 MC Hà Mi Vâng! Đúng là như vậy nhất là với điều kiện vệ sinh ở nước ta đúng không ạ, cũng chưa thể bằng Nhật Bản. Nếu mà ruồi sinh sôi thì sẽ gây phiền hà rất là nhiều. Tuy nhiên quý vị và bà con cũng có thể tham khảo phương pháp này. Còn nếu như có ý định sẽ tự làm phân bón hữu cơ vi sinh tại nhà chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp truyền thống chúng tôi đã nói đến ở trước đó trong chương trình.

42:57 Khán giả Đặng Văn Việt, An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình
Ủ phân lợn + lân + tro + Trichoderma bao lâu thì đem bón cho cây trồng được?

43:11 TS Nguyễn Thu Hà
Khi ủ phân lợn, lân, tro, trichoderma thì sau khoảng 35 ngày là chúng ta có thể đem bón được. Tuy nhiên trong quá trình ủ đấy chúng ta sẽ phải có những bước đảo trộn.
- Ví dụ như sau 7 - 10 ngày chúng ta phải đảo trộn một lần, và tiếp đó 7 - 10 ngày nữa chúng ta đảo trộn lần thứ 2, sau khoảng 30 - 35 ngày chúng ta có thể sử dụng được.

43:42 Khán giả Trịnh Bá Thịnh Gia Lâm, Hà Nội
Chuối tây trồng được 2 tháng. Hỏi dùng trichoderma tưới cho cây được không và tưới như thế nào?

44:00 TS Đinh Văn Đức
Đúng là sử dụng chế phẩm nấm đối kháng trichoderma tưới trực tiếp cho cây được. Tuy nhiên là như trong phần trước tôi có nói nếu mà chúng ta sử dụng chế phẩm tưới trực tiếp vào trong đất để trồng, cho gốc cây chuối thì thời gian phát huy hiệu lực của nấm đối kháng trichoderma kém; 

Tức là tưới vào nấm này phát sinh lên khống chế các loại vi sinh vật, đặc biệt các loại nấm gây hại ở trong đất chẳng hạn như nấm fu-sa-ri-om (Fusarium), pi-thi-um (Pythium), hoặc là fy-to-phto-ra (Phytophthora), v.v.. thì nó ở trong đất nó khống chế làm các nấm này không phát sinh mạnh được tức là nó cạnh tranh dinh dưỡng, cho nên là dẫn đến các nấm gây hại không phát sinh ra được, nhưng mà nếu chúng ta chỉ sử dụng chế phẩm tưới thẳng trực tiếp thì thời gian không được bền, không được lâu ở trên đồng ruộng, như là trên tôi đã nói.

Vì thế cho nên là chúng tôi thường hướng dẫn nên sử dụng nấm đối kháng trichoderma ủ với lại phân hữu cơ sau đó chúng ta đem bón cho gốc thì là nó sẽ có cơ chất hữu cơ rồi thì nấm phát sinh nó sẽ bền hơn.

45:26 MC Hà Mi Thưa quý vị thưa bà con!
Có một thực tế là hầu hết nông dân, ngay cả các hợp tác xã (HTX) hiện nay chưa tìm được một loại phân phù hợp do các doanh nghiệp sản xuất, mà họ thường tận dụng chính những phụ phẩm nông nghiệp, phân chuồng để làm phân hữu cơ phục vụ cho canh tác. Dù sản lượng có ít nhưng đã có những hợp tác xã thành viên tự sản xuất phân bón hữu cơ cho các diện tích trồng rau trong suốt 10 năm qua, và họ vẫn rất thành công với phương pháp sản xuất này. Đó là HTX rau hữu cơ Thanh Xuân ở Sóc Sơn, Hà Nội mời quý vị cùng theo dõi.

45:57
- Trước khi reo hạt rau cải công việc đầu tiên của gia đình bà mến đó là đảo số phân chuồng đã ủ hoai mục này. Đây chính là số phân hữu cơ bà, và hơn 100 thành viên khác của hợp tác xã sử dụng để bón lót cho những luống rau của mình.
46:16 Bà Cao Thị Mến HTX rau hữu cơ Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội
Nguồn chính là chúng tôi lấy từ phân trâu, ủ với phân gà nhưng chúng tôi toàn ủ 6 tháng thôi. Chúng tôi cứ làm 2 mẻ. Làm tốt thì rau nó ngon, nó mớn, nó không như rau làm phân đạm ở ngoài, làm phân đạm ở ngoài thì nó xanh đen nhưng rau này nó chỉ có ngà ngà thế kia thôi.
Bà Cao Thị Mến TV HTX nói về quy trình sử dụng phân hữu cơ của mình
Bà Cao Thị Mến TV HTX nói về quy trình sử dụng phân hữu cơ của mình
46:39
- Ở HTX rau hữu cơ Thanh Xuân các thành viên đều tự làm phân hữu cơ để sử dụng trong canh tác rau, quả các loại. Có những thời điểm nếu nguồn phân chuồng từ trâu bò, và chăn nuôi tại địa phương không đủ họ mua thêm phân gà từ các địa phương khác để làm phân hữu cơ, nhưng tất cả đều theo một quy định nghiêm ngặt

04:00 Bà Hoàng Thị Hậu giám đốc HTX Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội
Phân động vật ở trong các hộ chăn nuôi, nếu còn thiếu thì HTX, hộ nông dân sẽ tìm nguồn phân gà và phân chim cút nhưng phân gà phải là phân gà đẻ đã được trang trại họ khử trùng và đảm bảo rất là tốt.
Bà Hoàng Thị Hậu GĐ HTX chia sẻ về nguồn phân hữu cơ của HTX
Bà Hoàng Thị Hậu GĐ HTX chia sẻ về nguồn phân hữu cơ của HTX
47:18
- Tới nay 125 thành viên của HTX này vẫn sản xuất rau nhờ vào nguồn phân hữu cơ do họ tự xử lý. Mỗi hộ trung bình sử dụng 2 tấn phân bón hữu cơ trong 1 năm cho sản xuất rau. Các sản phẩm rau Thanh Xuân nhờ được bón chỉ bằng phân hữu cơ như thế này mà bà con nông dân nơi đây vẫn có thu nhập ổn định vì giá bán rau hữu cơ luôn được giữ mức 15.000/kg cho tất cả các loại rau củ quả. Còn nguồn phân bón đầu vào gần như không mất chi phí vì nguồn phân bón ấy được họ tận dụng từ chăn nuôi là chủ yếu. Điều này cũng vừa không lãng phí, vừa bảo vệ môi trường cảnh quan và nuôi dưỡng đất đai

47:56 MC Hà Mi Vâng
Một mô hình sản xuất tự làm phân bón hữu cơ để bón cho rau. Xin được hỏi chuyên gia Đức đó là khi sản xuất phân bón hữu cơ như thế thì không biết bà con nông dân cần phải chú ý những điều gì?

48:05 TS Đinh Văn Đức
+ Theo tôi để sản xuất phân hữu cơ như trên phóng sự thì chúng ta cần phải chú ý thế này:
- Thứ nhất khi mà chúng ta mua cái nguồn (mà chúng ta không có chủ động được thì chúng ta thiếu chúng ta phải mua) nhưng mà mua chúng ta phải đến các cơ sở đó chúng ta phải xem cái nguồn gốc nó thật rõ ràng. Bởi vì chúng ta biết có rất nhiều nơi, có khi là do mua nguồn gốc của phân bón chúng ta đưa về để ủ không rõ ràng cho nên dẫn đến có rất nhiều những độc tố ở trong đó, và sau này khi chúng ta sử dụng dễ gây ngộ độc cho cây trồng.
- Và hai nữa là cho nên chúng ta mua phải mua từ nơi có nguồn gốc rõ ràng song rồi chúng ta mua; Và mua về một cái dứt khoát chúng ta phải làm quá trình xử lý, ủ cho hoai mục song đó chúng ta mới sử dụng.

Tuyệt đối không (dù là người ta có thể nói đã để lâu rồi, nó đã hoai rồi nhưng mà vẫn chưa đạt yêu cầu) chúng ta phải xử lý và phải ủ cho thật hoai mục, cho đạt yêu cầu; đặc biệt là nếu có thể cho thêm các loại vi sinh vật vào để chúng ta ủ. Vì hiện nay tức là các cơ sở, các cửa hàng bán phân bón người ta đều bán các chế phẩm vi sinh để giúp cho ủ phân, vì thế cho nên chúng ta nên mua song đó về chúng ta ủ và tỉ lệ ủ đấu trộn theo tỉ lệ người ta hướng dẫn trên bao bì. Thế thì về chúng ta ủ và như thế thì mới đảm bảo được phân đó chúng ta bón cho cây trồng mới không bị, hoặc là đảm bảo cho chúng ta sản xuất được nông sản đạt được chỉ số an toàn.

50:00 Khán giả Đặng Văn Phương, Ứng Hoà, Hà Nội
Lượng phân hữu cơ bón cho lúa bao nhiêu là đủ cho 1 sào Bắc Bộ?

50:10 TS Nguyễn Thu Hà
Ở đây chúng ta cũng cần trao đổi rõ cái chỗ này. Đây là phân hữu cơ thì chúng ta sẽ sử dụng tương đương với phân chuồng; Còn nếu như chúng ta sử dụng phân hữu cơ vi sinh thì lượng sử dụng bằng 1/5 đến 1/10 so với phân chuồng.

Ở đây anh Đặng Văn phương cũng đưa ra phân bón phân hữu cơ. Tuy nhiên ở đây cũng trao đổi với anh là cũng làm rõ câu hỏi anh là phân hữu cơ hay phân hữu cơ vi sinh. Thì 2 loại này lượng sử dụng nó sẽ khác nhau.
Ở đây nếu là phân hữu cơ ta sử dung tương đương với phân chuồng khoảng 8 - 10 tấn/ha; Nó tương đương khoảng từ 3 - 4 tạ/sào Bắc Bộ.

51:05 Khán giả Dương Văn Cải, Hồng Châu, Hưng Yên
Ủ bột ngô bón bón cho cây bưởi có được không? Nếu được ủ trong bao lâu có thể đem bón?

51:17 TS Đinh Văn Đức, Dạ vâng! Thưa anh Cải!
Hiện nay có một số địa phương có dùng ngô để chúng ta ủ làm phân, hoặc là nghiền ra để sử dụng bột ngô bón trực tiếp cho cây ăn quả được. Đặc biệt như là cây bưởi.
Thì theo tôi đối với ủ thường chúng ta phải đưa thêm các vi sinh vật vào để chúng ta ủ và thời gian ủ với bột ngô phải khoảng từ 40 - 45 ngày, sau đó chúng ta đem sử dụng đạt kết quả tốt nhất.

52:00 Khán giả có điện thoại 1635xxx620
Trồng giống chuối tiêu hồng 700 gốc được 1 tuần, bón lót bằng NPK và phân gà nhưng hiện nay bị chết. Muốn hỏi nguyên nhân chết do đâu có phải do trồng sai kỹ thuật hay không?

52:13 TS Nguyễn Thu Hà, Vâng!
+ Nguyên nhân gây chết nó có rất nhiều nguyên nhân nhưng ở đây bạn cũng không nói rõ cách thức mình sử dụng như thế nào, tuy nhiên tôi cũng có một khuyến cáo.
- Ở đây có sử dụng bón lót là phân gà tuy nhiên không biết phân gà mình đã được ủ hoai chưa? Nếu như phân gà ở đây chưa được ủ hoai mục, thì khi mà bón vào đất nó sẽ xảy ra hiện tượng sinh nhiệt ,thì như vậy cũng làm cây trồng bị chết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để cho cây bị chết.

52:45 MC Hà Mi Thưa quý vị, thưa bà con!
Ngoài việc tận dụng chất thải chăn nuôi để chế biến phân hữu cơ, thì hiện nay phân bón hữu cơ không chỉ tồn tại ở dạng ủ các loại phân chuồng, phân xanh; mà ở nhiều nước trên thế giới cũng đang ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất phân bón hữu cơ, với kỳ vọng dần thay thế được lượng phân bón hoá học đang được sử dụng hiện nay. Cụ thể như thế nào mời quý vị tiếp tục theo dõi.

53:07
- Công viên Green Point nằm cạnh sân vận động word cup Cape Town là một ốc đảo xanh. Hàng ngày các công nhân vệ sinh đều cắt tỉa cây cỏ trong công viên tạo ra lượng rác thải lên đến 4 - 5 tấn/tháng. Biến rác thải trong công viên thành phân trộn tốt cho khí hậu, thay vì để nó phân huỷ từ từ trong các bãi rác và giải phóng ra khí gây hiệu ứng nhà kính.

- Đây là công ty sản xuất phân trộn Reliance ở ngoại ô Capte Town. Nguyên liệu trước tiên được nghiền nhỏ; những chiếc xe tải sẽ hoạt động cả ngày vận chuyển nguyên liệu thô đến nhà máy sản xuất; tất cả các xe tải đều được giám sát và được kết nối tại chỗ từ phòng điều hành qua điện thoại; mỗi xe tải đều được cân khi đến cổng nhà máy (hững thông tin này được ghi lại để kiểm soát chất lượng); sau khi nguyên liệu được dỡ xuống; đất sét được trộn cùng để duy trì sự gắn kết và độ ẩm trong quá trình ủ (quy trình này mất từ 6 - 8 tuần); hằng ngày các đống phân ủ đều được đo nhiệt độ và lượng khí cacbonic nhằm kiểm soát quá trình ủ phân; máy xoay công nghệ cao liên tục đảo phân trộn để đảm bảo phân được ủ đều.

54:30 Chị Anneri Carinus Giám đốc Phòng Thí nghiệm công ty Reliance
Sau khi hoàn thành ủ phân chúng tôi kiểm tra để đánh giá chất lượng. Chúng tôi sử dụng hiđrô clorua (Hydroclorua), nhôm, chúng tôi kiểm tra độ PH trong cả đất và nước và sử dụng cả hạt giống chỉ thị.

- Khi hoàn tất các khâu phân trộn sẽ được sàng lọc, sau đó phân trộn thành phẩm mới được đưa đến khi vực đóng bao bì và xuất bán có mặt tại các khu vườn trồng hoa, hay trồng nho khắp Nam Phi.

55:00 MC Hà Mi Dạ, vâng thưa quý vị!
Sử dụng rác thải để làm phân bón hữu cơ hiện này đang là cách làm khá hiệu quả. Tại Việt Nam hiện cũng đang thực hiện sản xuất phân bón hữu cơ bằng cách làm này. Tuy nhiên cũng xin được hỏi các chuyên gia là khi sản xuất phân bón hữu cơ từ các chế phẩm này thì cần phải chú ý những công việc gì, để có thể đảm bảo sức khoẻ cho cả người làm, cũng như người sử dụng. Xin mời chuyên gia Hà.

55:20 TS Nguyễn Thu Hà
Khi sử dụng sản xuất phân bón hữu cơ từ những loại rác thải thì chúng ta phải lưu ý là:
+ Vệ sinh môi trường đảm bảo không gây độc đến môi trường xung quanh cũng như bản thân người sản xuất.
+ Trong rác thải có chữa rất nhiều yếu tố gây độc. Trong đó có những yếu tố nằm trong yếu tố hạn chế của phân bón đó là các vi sinh vật gây bệnh như sa-mô-lê-na (salmonella), E-cô-li (E. coli), và ngoài ra cũng có 4 nhóm kim loại nặng là yếu tố hạn chế trong phân bón đấy là asen, các-đi-mi (Cadimi), chì, và thuỷ ngân.

Đặc biệt ở trong rác thải những kim loại nặng này nó cũng tuỳ vào từng loại rác thải cải lượng kim loại nặng này nó sẽ có và chúng ta sẽ phải có những giải pháp để tách lọc ra từ ban đầu hoặc là có những biện pháp để tách chiết những kim loại nặng ra để không ảnh hưởng chất lượng phân bón hữu cơ.

56:23 TS Đinh Văn Đức
Chúng ta biết khi sản xuất phân hữu cơ từ rác thải như thế này ngoài những phần chúng ta xem ở trên phóng sự và chuyên gia Hà vừa nói xong thì bà con cần phải chú ý thế này:
+ Đối với các nước người ta làm việc này thuận lợi hơn ở chúng ta. 
- Bởi vì các nước khi mà đưa rác thải ở mỗi gia đình đưa rác thải ra người ta đã phân loại ngay rồi. Vì thế người ta có những thùng rác thải có các màu khác nhau màu vàng, màu xanh, màu đỏ; và mỗi một loại như vậy quy định đưa mỗi loại rác khác nhau vào đấy vì thế người ta đã phân loại sẵn như thế rồi.
- Còn ở chúng ta thường bà con đưa tất cả các loại rác thải chung tất cả lẫn lộn với nhau vào một chỗ, vì thế cho nên trong quá trình sản xuất phải mất công phân loại tương đối vất vả.

+ Trong quá trình làm như chúng ta biết trong rác thải này chứa rất là nhiều vi sinh vật độc hại mà có thể gây bệnh cho con người. Vì thế cho nên những người sản xuất:
- Phải được trang bị đồ bảo hộ lao động rất là cẩn thận và rất là nghiêm ngặt. Chứ không thể nào như một số lao động khác có thể sử dụng hoặc không sử dụng đồ bảo hộ được, mà đây là phải sử dụng một cách nghiêm ngặt.
- Người ta có những quy ước, nội quy, quy định rất là chặt chẽ trong các trường hợp này để chúng ta sản xuất ra loại phân bón, mà trong đấy ngoài những quy định ra thì người ta còn những bộ phận để bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động phải nói là rất là tốt; vì thế nên có thể phòng tránh được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất loại phân bón này.

58:25 MC Hà Mi, Thưa quý vị, thưa bà con! Xin được cung cấp một thông tin đáng lưu ý!
Phân bón hữu cơ ở Việt Nam đã có từ thế kỷ 19. Thế nhưng hiện nay việc sử dụng phân bón hữu cơ chỉ chiếm 10% trong sản xuất nông nghiệp. Trong khi nhiều nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Ấn Độ đã sử dụng phân bón hữu cơ lên đến gần 40%.
Việt Nam chỉ sử dụng 10% phân hữu cơ còn nhiều nước khác sử dụng gần 40%
Việt Nam chỉ sử dụng 10% phân hữu cơ còn nhiều nước khác sử dụng gần 40%
 Hiện cả nước có 735 cơ sở sản xuất phân bón đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) và Bộ Công thương cấp phép; chỉ có 180 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ chiếm 24,5% với quy mô sản xuất từ 20.000 - 500.000 tấn/năm.
Có 735 cơ sở sản xuất phân bón được cấp phép nhưng chỉ có 180 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ
Có 735 cơ sở sản xuất phân bón được cấp phép nhưng chỉ có 180 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ
Và trong khi đó tiềm năng sản xuất phân bón hữu cơ của Việt Nam là rất lớn. Số liệu của Bộ NN & PTNT cho thấy hàng năm ngành Nông nghiệp thải ra một số lượng phế thải hoàn toàn đủ sức để sản xuất ra 5 - 6 triệu tấn phân hữu cơ. Lượng phân bón này đáp ứng 50% trong tổng số nhu cầu 11 triệu tấn phân bón của cả nước hiện nay.
Phế thải nông nghiệp 5-6 triệu tấn/năm. Trong khi cả nước sử dụng đến 11 triệu tấn phân bón
Phế thải nông nghiệp 5-6 triệu tấn/năm. Trong khi cả nước sử dụng đến 11 triệu tấn phân bón
Vâng như vậy chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất phân bón hữu cơ sử dụng thay thế cho phân vô cơ loại trừ những dư lượng thuốc hoá học trong sản phẩm nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước hiện vào khoảng 11 triệu tấn trong đó, phân vô cơ chiếm khoảng 90%. Theo các năm, nhu cầu tiêu thụ cũng có sự dao động đang kể ở mức 1,4 triệu tấn lân, 2,3 triệu tấn urê, gần 4 triệu tấn NPK. Các loại phân còn lại như DAP, kali, SA dao động ở mức 850-950 tấn.
- Nguồn Bộ Công thương

-----___-----
Nguồn nội dung được https://tai-lieu-nong-nghiep.blogspot.com chuyển thể (STT) từ video của chương trình Hãy hỏi để biết. Một số hình ảnh có sử dụng trong video hoặc Google để tìm kiếm và bổ sung thêm vào bài viết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages