Video: Vi sinh vật và câu chuyện cải tạo đất trồng
Nội dung chi tiết trong video:
+ Ở nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, kỹ thuật canh tác còn nhiều lạc hậu, cộng với ý thức của người dân kém thì hiện tượng thoái hoá đất nông nghiệp đã và đang diễn ra một cách trầm trọng. Khi đất bị thoái hoá thì sẽ mất đi độ phì nhiêu của đất, phá vỡ cấu trúc đất và hệ vi sinh vật có ích các chất dinh dưỡng trong đất sẽ dần dần bị sói mòn, rửa trôi.+ Các nhà khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hoá cho rằng có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hoá đất như: canh tác sử dụng phân vô cơ không hợp lý, trồng độc canh 1 loại cây trên 1 loại đất, và thường xuyên dùng thuốc hoá học mỗi khi có sâu bệnh do đó đã làm cho đất chai cứng, không tơi xốp, tiêu diệt khu hệ vi sinh vật có ích trong đất và từ đó làm cho quá trình thoái hoá đất ngày càng trhầm trọng hơn.
01:49 Thạc sĩ (Ths) Nguyễn Thu Hà, Trưởng Bộ môn Vi sinh vật - Viện Thổ nhưỡng nông hoá
- Phân dễ tiêu mà cây trồng mà cây trồng hấp thụ được trong đất rất là ít.
- Thứ hai nữa dạng phân khó tan ở trong đất thí dụ như nhóm lân khó tan, kali khó tan thì nó tích tụ sau rất là nhiều năm dùng phân vô cơ tích luỹ ở trong đất rất là nhiều thì đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
+ Ngoài các yếu tố chủ quan do con người thì yếu tố khách quan cũng gây ra hiện tượng suy thoái đất, như biến đổi khí hậu, thiên tai, sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở, nước biển xâm nhập, phèn hoá, mặn hoá, khô hạn cũng gây ra hiện tượng đất bạc màu và ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất nông nghiệp.
+ Xuất phát từ thực tiễn đó các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, thu thập, phân lập, tuyển chọn chủng giống vi sinh vật có ích phục vụ vào sản xuất nông nghiệp giúp cho cây trồng sinh trưởng tốt và hạn chế được sự thoái hoá đất.
02:44 Ths Nguyễn Thu Hà
Vi sinh vật thì nó cũng có những nhóm VSV chuyển hoá từ dạng khó tan thành dạng dễ tiêu mà cây trồng có thể hấp thu được. Đấy là những nhóm ví dụ như là nhóm VSV hoà tan kali, nhóm VSV phân giải lân thì nó có thể giúp chuyển hoá những lân hoặc kali khó tan ở trong đất thành những dạng dễ tiêu mà VSV có thể sử dụng được.
Ths Nguyễn Thu Hà chia sẻ về vi sinh vật giúp cải tạo đất trong nông nghiệp như nào |
Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé không nhìn thấy được bằng mắt thường |
Mỗi quan hệ giữa vi sinh vật đất và các cơ chất hữu cơ thì nó sẽ quyết định liên quan đến sinh trưởng cũng như là năng suất của cây trồng. Hầu hết quá trình sinh học ở trong đất đều do vi sinh vật, có liên quan đến hoạt động của vi sinh vật do vậy vi sinh vật nó có một vai trò rất quan trọng đối với cả sinh trưởng của cây trồng.
04:01
+ Hầu hết quá trình sinh học diễn ra trong đất liên quan đến vi sinh vật. VSV đóng vai trò quan trọng đến sinh trưởng của cây trồng. Theo cách tự nhiên các chất hữu cơ trong nông nghiệp như than bùn, chất thải chăn nuôi, phụ phế phẩm nông nghiệp ủ hoai mục hay còn gọi là phân huỷ để tạo thành mùn.
+ Quá trình này đỏi hỏi thời gian từ 4-6 tháng hoặc 1 năm. Từ mùn này sẽ được bón vào đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhưng khi có sự tham gia của vi sinh vật thì các chất hữu cơ kể trên mang ủ hoai mục thì thời gian rút ngắn hơn nhiều chỉ khoảng 1 - 3 tháng là có thể bón vào đất được.
P/s: (Mình nghĩ phần này chương trình nhầm lẫn một chút trong khái niệm. Thực tế nếu để tự nhiên thì vẫn sẽ do các vsv tự nhiên, vsv bản địa phân huỷ các chất hữu cơ này, nhưng khi ta tác động bằng cách thêm vi sinh vật vào thì chính là cách tăng mật độ số vi sinh vật lên, tăng mật độ một hoặc nhiều loại vsv nào đó lên và tăng, thay đổi môi trường thuận lợi để giúp vsv đẩy nhanh quá trình phân huỷ hơn)
04:40
+ Hiện trên thế giới có khoảng 600 bộ sưu tập gen vi sinh vật, thuộc 68 nước là thành viên của Liên đoàn Bảo vệ Vi sinh vật Thế giới. Trong bối cảnh nông nghiệp phát triển cần khai thác đất trồng liên tục. Ngay từ đầu thế kỳ 20 các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu tạo ra các chế phẩm vi sinh có lợi cho đất trồng.
- Ứng dụng phổ biến từ cuộc cách mạng trong nông nghiệp Mỹ từ những năm 1960 đã lưu dữ trên 73 nghìn chủng VSV. Từ các chủng VSV hữu ích này các nhà khoa học đã tìm ra cách bổ sung VSV vào đất bao gồm ADN, lás-mít, virus, vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men và nấm sợi từ các chủng VSV hữu ích này các nhà khoa học tìm cách bổ sung VSV vào đất.
Trên thế giới có khoảng 600 bộ gen VSV thuộc 68 nước |
05:56 Ths Nguyễn Thu Hà
Trước đây người ta theo hình thức đơn chủng tức là một loại chế phẩm chỉ có một chủng vi sinh vật thôi nhưng hiện nay thì người ta đang theo hướng là đa chủng và đa chức năng. Tức là trong một chế phẩm nó có nhiều nhóm chủng vi sinh vật khác nhau và mỗi nhóm chủng đấy nó sẽ có đa hoạt tính, có nhiều hoạt tính khác nhau.
06:18
+ Các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành phân lập, tuyển chọn VSV từ các nước chuyển giao sao cho phù hợp điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của nước mình. Đến nay các nhà khoa học đã tuyển chọn được gồm 30 họ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, nấm men với số lượng gần 700 chủng.
- Các chủng tuyển chọn này bao gồm: VSV cố định nito sống cộng sinh với cây họ đậu; cố định nito sống tự do; vsv phân giải phốt-phát (phosphate) khó tan; VSV phân giải silicat; VSV phân giải Cellulose; VSV kích thích sinh trưởng thực vật; và VSV ức chế nấm, vi khuẩn gây bệnh cây trồng và VSV sinh chất giữ ẩm po-ly-se-ca-lít.
Mỗi nước có một hệ sinh thái và tuyển chọn loại vi sinh vật bản địa phù hợp |
- Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta vẫn phải có những nghiên cứu, cải tiến để thích ứng với điều kiện Việt Nam. Ví dụ như về quy trình sản xuất chẳng hạn thì ở các nước trang thiết bị họ khác có thể trang thiết bị họ sẽ tiên tiến hơn mình, hiện tại về Việt Nam mình cải tiến làm sao cho nó phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam.
- Thứ hai nữa là những chủng giống vi sinh vật thì mỗi nước có cái gọi là hệ sinh thái khác nhau cho nên khi vào Việt Nam có thể cũng một nhóm hoạt tính cố định nito thì ở chúng ta sẽ phải tuyển chọn lại những cái gọi là nhóm chủng vi sinh vật bản địa.
07:48
+ Từ các chủng vi sinh vật có ích này, các nhà khoa học sản xuất ra phân bón có chữa vi sinh vật để cung cấp vào đất và cây trồng. Phân bón có chữa vi sinh vật gồm 2 loại đó là: phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh.
+ Đến đầu những năm 1980 phân bón có chữa vi sinh vật chính thức được đưa vào nghiên cứu cấp nhà nước và kéo dài cho đến nay.
08:10 ThS Nguyễn Thu Hà
Dạng bột thì cơ chất để sản xuất phân vi sinh vật thì có rất nhiều cơ chất khác nhau. Ví dụ như sử dụng trên nền than mùn, hoặc trên nền tinh bột sắn, hoặc cám gạo, hoặc những cơ chất vi sinh vật có thể tồn tại được, thì hiện nay có 3 loại đấy người ta đang dùng phổ biến.
Loại nữa hiện nay cũng đang phát triển rất là nhiều là nhóm phân vi sinh vật ở dạng dịch. Ở dạng dịch này khi sử dụng có thể hoà vào nước tưới để tưới được luôn.
Phân vi sinh vật dạng bột có thể trộn vào đất, hạt giống, cơ chất hữu cơ để sử dụng |
- Với vi sinh vật dạng bột bà con có thể trộn phân vào hạt giống hoặc vào đất bột sau đó bón sốc vào đất; khi vào đất VSV sẽ cố định đạm, lân, kali và hoạt chất dịch học giúp cây phát triển tốt.
- Với vi sinh vật dạng dung dịch bà con có thể hoà loáng với nước, sau đó tưới rãnh; khi vào đất lúc này VSV sẽ cố định đạm, lân, kali và hoạt chất dịch học giúp cây phát triển tốt.
Phân vi sinh vật dạng dung dịnh pha với nước sau đó sử dụng để tưới |
Khi được bón vào đất các nhóm vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó. Ví dụ như vi sinh vật cố định nito có 3 nhóm: VSV cố định nito cộng sinh, VSV cố định nito hội sinh, và VSV cố định nito tự do.
- Ví dụ như vi sinh vật cố định nito cộng sinh nó cộng sinh đối với các cây họ đậu thì có khả năng cố định nito ở trong đất để tạo thành các nốt sần trong rễ cây họ đậu và cung cấp đạm cho cây trồng.
09:50
+ Tuỳ vào từng loại cây và giai đoạn sinh trưởng để chọn phân vi sinh cho phù hợp:
- Với phân vi sinh dạng bột thường dùng cho cây trồng ngắn ngày khi bón lót.
- Với phân vi sinh dạng dung dịch thường dùng cho cây trồng dài ngày trong hệ thống tưới phun tích kiệm.
- Còn phân hữu cơ vi sinh thì ngoài vi sinh vật có ích ra chúng còn được bổ sung thêm cơ chất hữu cơ. Thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được như đạm, lân, kali, hay các hoạt chất sinh học giúp cho cây trồng phát triển tốt.
10:28 Ths Nguyễn Thu Hà
Đối với các cây ngắn ngày sẽ sử dụng bón lót; đối với các cây dài ngày người ta có thể sử dụng thêm cho các giai đoạn bón thúc nữa. Chủ yểu sử dụng cũng giống như khi sử dụng phân chuồng.
+ Nếu sủ dụng phân vi sinh, hoặc phân hữu cơ vi sinh vật trong thời gian dài, trong nhiều vụ thì có thể giảm được việc sử dụng phân bón vô cơ lên 10 - 50%. Ngoài ra còn có thể giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật do cây trồng sinh trưởng khoẻ. Tuy nhiên, ở Việt Nam sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh vẫn còn hạn chế. Sử dụng chỉ mang tính chất cục bộ và chưa trở thành sản phẩm hàng hoá.
11:11 Ths Nguyễn Thu Hà
Phải nói đến là cái thói quen của người dân thì trước đến giờ người ta vẫn sử dụng những phân khoáng NPK thông thường. Thì những phân khoáng như thế một cái dễ dàng nhất lượng bón sẽ ít hơn bón phân hữu cơ; thứ 2 giá thành nó sẽ thấp hơn bón phân hữu cơ. Tuy nhiên bà con chúng ta chưa nhìn nhận được một cách tính ổn định của đất đai khi phát triển lâu dài.
+ Tỉnh Bắc Giang là một trong những địa phương đã đưa công nghệ vi sinh vào trong trồng trọt để nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời vẫn bảo vệ được đất trồng.
+ Đây là ruộng khoa tây nhà ông Nguyễn Công Trưởng, xã Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang đang cho thu hoạch. Mỗi cây có từ 7 - 8 củ và nặng từ 100g trở lên đa phần các củ có kích cỡ đều nhau và vàng đẹp có được kết quả này là do ông có sử dụng phân hữu cơ vi sinh.
12:20 Ông Nguyễn Công Trưởng, Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang
Năm 2016 tôi mới thí điểm phân vi sinh này thì nói chung là đưa vào năng suất cây trồng thì nói chung là trồng cái củ khoai tây này nó cũng giảm tỉ lệ củ nhỏ, củ con. Tác dụng của nó làm xốp đất, tăng năng suất cây trồng lên khoảng độ 15 - 17%.
Dùng cái vi sinh này so với không sử dụng thì vi sinh này chắc chắn củ khoai tây nó sẽ căng vỏ, căng ra, cái độ mẩy, độ chắc của nó, như là cái hiệu quả hởn hẳn cái loại không sử dụng vi sinh.
Nông dân Nguyễn Công Trưởng chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phân vi sinh |
+ Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thổ nhưỡng nông hoá khi sử dụng loại phân vi sinh này chúng giúp phân huỷ các chất hữu cơ, rác thực vật còn tồn dư từ vụ trước thành chất dinh dưỡng cho đất tăng độ tơi xốp cho đất.
13:20 Ths Nguyễn Thu Hà
Trong canh tác thì chúng ta phải sử dụng kết hợp giữa phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ thì như vậy đảm bảo được năng suất cây trồng cũng như đảm bảo ổn định phát triển bền vững, đảm bảo độ dinh dưỡng của đất ổn định trong thời gian dài.
+ Vừa cung cấp thêm dinh dưỡng, vừa loại trừ được một số loại dịch bệnh, lại vừa giúp cho đất tơi xốp. Phân bón vi sinh đã giúp cho các nông dân Bắc Giang có được những vụ khoai tây bội thu. Để có được kết quả này các nông dân Bắc Giang đã áp dụng nghiêm ngặt những nguyên tắc sử dụng các loại phân bón theo công nghệ vi sinh.
14:00 Ths Nguyễn Thu Hà
Cũng như các loại phân bón khác chúng ta đều phải sử dụng đúng lúc, đúng cách:
- Khi sử dụng phân vi sinh vật lưu ý không sử dụng đồng thời với phân vô cơ;
- Không sử dụng phân vi sinh lúc trời nắng gắt hoặc lúc trời mưa
Thì như vậy sẽ đảm bảo được hiệu quả của phân vi sinh được tốt nhất.
+ Những ứng dụng của phân bón vi sinh và phân hữu cơ vi sinh đang cho thấy vai trò quan trọng của vi sinh vật trong lĩnh vực trồng trọt. Chúng không chỉ giúp cải tạo đất trồng, tăng năng suất cây trồng mà còn có một vai trò khác đó là bảo vệ cây trồng. Bởi vậy công nghệ vi sinh đang được ghi nhận là yếu tố quyết định của nền nông nghiệp sạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét