Video: Phát huy vai trò hệ sinh vật trên đất trồng cây ăn trái Kỳ 133 - Bạn nhà nông, THVL
00:28 MC Ngọc Hoa Thưa bà con nông dân! Thưa quý khán giả!
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy là, nhiều diện tích vườn cây ăn trái của bà con nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có dấu hiệu suy thoái. Mà cái biểu hiện rõ nét nhất để bà con nông dân có thể nhận ra đó là, hàm Lượng hữu cơ trong đất đã sụt giảm; Rồi hệ sinh vật trong đất, thì phát triển nghiêng về hướng giúp cho những loài gây hại cho vườn cây ăn trái phát triển; Còn những Vi sinh vật (VSV) có lợi trong đất thì không biết ở đâu mà tự nhiên bay đi mất. Và kết quả là gì? Kết quả đó là vườn cây ăn trái của bà con nông dân bị sụt giảm một cách nghiêm trọng.
Để có thể giúp cho bà con nông dân có một giải pháp hữu hiệu hơn nhằm có thể cải tạo chất lượng đất. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế trên mảnh vườn của mình. Thì chương trình Bạn nhà nông kỳ thứ 133 của đài truyền hình Vĩnh Long hôm nay sẽ tập trung bàn về chủ đề là Phát huy vai trò hệ sinh vật trên đất trồng cây ăn trái.
...
Bây giờ chúng ta cùng theo dõi tiếp ghi nhận sau đây để xem xem bà con nông dân làm vườn quan tâm như thế nào đến hệ sinh vật. Đặc biệt hệ sinh vật có lợi trên vườn cây ăn trái của mình.
02:09
- Trong canh tác vườn cung cấp dinh dưỡng bằng các loại phân bón hoá học là một kỹ thuật rất cần thiết để cải thiện năng suất, chất lượng trái cây. Tuy vậy, sau một thời gian dài chỉ trú trọng đến phân hoá học, thì trên các vườn cây ăn trái đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây ngày càng giảm sút, đất đai mất dần sự màu mỡ, rễ cây phát triển kém, dịch bệnh phát sinh.
- Để khắc phục một trong những giải pháp được các nhà khoa học khuyến cáo là cần tăng cường phân bón hữu cơ cho vườn cây. Thực tế cho thấy đây là một giải pháp kỹ thuật quan trọng, được nhiều nhà vườn ở ĐBSCL lựa chọn để gia tăng năng suất, chất lượng; đồng thời đảm bảo cho vườn cây phát triển bền vững trong quá trình thâm canh.
02:52 Nhà nông Hồ Thanh Thế, Long Hồ, Vĩnh Long
Đất của tôi như vậy thì coi như là tơi xốp với giai đoạn tôi ăn trái rồi tôi sẽ cuốc lên cho nó xốp đất lên bắt đầu tôi rải phân hữu cơ, cho xấp đất lại cho trùng, dế nó lại nó dễ bu lại nó làm cho thêm một phần nữa cho nó xốp đất lên, chỗ nào xốp thì phải nhòm thấy, cũng có con trùng, con dễ nó đùn lên dữ lắm. Cây chỗ đó thì thấy là nó hiệu quả hơn.
Nhà nông Hồ Thanh Thế chia sẻ về cách chăm sóc và sử dụng hữu cơ cho vườn của mình |
- Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nếu chỉ bón phân vô cơ thì sau một thời gian chất hữu cơ có trong đất bị khoáng hoá do vi sinh vật và mất đi. Khi cạn kiệt nguồn hữu cơ hệ vi sinh vật trong đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các loài có lợi sẽ không tồn tại được vì thiếu thức ăn, nhưng còn các sinh vật ký sinh thực vật thì vẫn có thức ăn do cây cung cấp nên tiếp tục phát triển.
- Chính vì vậy mà vấn đề làm thế nào để duy trì hệ vi sinh vật trong đất được xem là biện pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa dịch bệnh tấn công bộ rễ. Bên cạnh các loại phân hoá học, nhiều nhà vườn còn tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ hoai mục, kết hợp với nấm tricoderma để bón cho vườn cây.
Khi đất nhiều hữu cơ các sinh vật có lợi phát triển mạnh giúp cây trồng phát triển |
Thường thường thì tôi cũng có mua phân bò mấy tấn lận, cả chục tấn lận rồi tôi trộn nấm tricoderma. Tôi ủ thời gian khoảng 2 tháng tôi mới rải vô.
04:23 Nhà nông Nguyễn Ngọc Thạch, Bình Minh, Vĩnh Long
Bón phân hữu cơ thì tôi để cỏ, khi mà bón phân hữu cơ xong, rồi tôi tưới qua một đợt nước cho nó ướt đều hết, tôi lấy máy phát cỏ phát đè lên trên phân, từ chỗ đó máy phát cỏ đè lên trên phân mà khi cỏ này mục nấm tricoderma nó ăn ra cỏ này, rồi khoảng 10 ngày sau tôi mới rải phân hoá học vô thì nó không có chết nấm trico.
Phân hữu cơ mình phải kỹ lưỡng, mình chống thất thoát bằng cách mình phát cỏ mình đậy lên. Cái nữa mình phải ngăn thời gian rải phân hoá học chứ không phải mình rải phân hữu cơ rồi, 2 - 3 ngày mình rải phân hoá học vô, thì phân hữu cơ này có nấm trico nó sinh vật sống, và nhiều sinh vật sống khác ở trong phân này nữa, thành ra mình phải kỹ lưỡng. Sau đó mình tưới nước giữ ẩm đều đều giữ ẩm cho phân nó tan, nó thấm chứ không phải rải xong mình bỏ đại nó khô khốc cái phân đó nó không có hiệu quả.
|
- Chất hữu cơ trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và năng suất cây trồng. Thông qua các đặc tính lý hoá và sinh học trong đất. Thực tế tại các vườn cây được tăng cường bón phân hữu cơ thì đất thông thoáng, tơi xốp, tăng khả năng thấm nước, bộ rễ cây phát triển mạnh, những sinh vật có lợi trong đất cũng phát triển nhiều hơn, hạn chế áp lực dịch bệnh cho cây trồng.
- Từ những hiệu quả mang lại phân hữu cơ ngày càng khẳng đinh vai trò của mình trong vấn đề cải tạo đất đai, duy trì được sự ổn định ở các vùng chuyên canh cây ăn trái.
05:49 MC Ngọc Hoa, Vâng! Qua theo dõi ghi nhận vừa rồi thì rõ ràng chúng ta thấy là bà con nông dân làm vườn nhiều kinh nghiệm đã bắt đầu chú ý rất nhiều đến hệ sinh vật trong lòng đất...
06:45 Nghệ sĩ Lê Bình
... Thưa với thầy! Với cô vậy nè! Thực tế tôi thấy trong vườn bưởi nhà tôi chỗ nào mà đất nó xốp, giữ ẩm tốt thì hễ mình bón phân chuồng xuống là tự nhiên nó có nhiều trùng, nhiều, mối, mọt tìm đến sinh sôi nảy nở. Đào xuống dưới sâu thấy cái rễ cám phát triển cũng rất nhiều, phát triển rất tốt; ngược lại chỗ nào đất cứng, bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vô thì dù có bón phân chuồng cỡ nào chăng nữa, nó cũng không thu hút được những con sinh vật nó tới đâu, mà lâu lắm cũng không thấy. Cái rễ bị hoại mục rồi cây chỗ này cũng ít phát triển nữa. Tiện đây cũng hỏi thầy, cô:
Vì sao nó có tình trạng này ạ? Hay tại vì mấy con sinh vật nó cũng sợ nắng nóng giống như con người vậy? Kiếm chỗ mát, chỗ ẩm nó ở chứ không dám ra nắng...
08:06 TS Trần Thanh Phong, GĐ Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, Cám ơn Ngọc Hoa, Cám ơn anh Lê Bình!
Qua câu hỏi của anh thì thấy là anh quan sát rất là kỹ, chịu khó làm vườn. Không biết nhà anh có làm vườn nhiều không chứ mà thấy anh theo dõi rất là kỹ. Và để trả lời tại sao như vậy? Có chỗ trong cùng một vườn bưởi của anh thôi, nhưng có chỗ thì lại nhiều con trùng, hay là con mối, con mọt này kia.
Thì thực sự ra mà nói thì trong đất nó còn có nhiều vi sinh vật khác nữa, như là: vi khuẩn, hay xạ khuẩn, mà rất rất là nhiều. Thôi thì thống nhất mình gọi chung là vi sinh vật (vsv) cho nó phù hợp với chuyên đề chương trình luôn. Thì có chỗ thì rất nhiều, chỗ thì ít, thì theo tôi trả lời nôm na là chỗ nào nó thích nó tới.
Trong cùng vườn anh nó thích là thích chỗ nào? Giống như thầy Vệ nói vừa nãy. Cái nhà đó, cái điều kiện sống của nó, cái môi trường sống của nó phải thích hợp với cái sở thích của nó; Cái thứ hai nữa, nó phải có thức ăn. Vậy thì, trong
Môi trường sống thích hợp của vi sinh vật là gì?
+ Thứ nhất, là điều kiện nhiệt độ. Trong điều kiện nhiệt độ của mình ở đây là điều kiện nhiệt độ nhiệt đới, thì trong khoảng 20 - 30 độ C như vậy nó phát triển rất tốt rồi.+ Thứ hai, nó sợ ánh nắng trực tiếp. Cho nên chỗ đất của anh Bình nó bị ánh nắng trực tiếp chiếu vô thì vi sinh vật nó không có phát triển được nó không thích sống ở đó. Nó cũng rất là sợ nắng.
+ Cái thứ ba, là điều kiện ẩm độ. Cái điều kiện ẩm độ nó cũng rất là quan trọng. Bởi vì nó thích ở trong khoảng ẩm độ 60 - 70% thôi. Mình nắm cái nắm đất, nếu như mà chúng ta nắm chặt mà nước vừa rịn ra khé tay thì khoảng đó khoảng 70%. Thì chúng ta có thể biết rằng ở cái chừng mực đó cái ẩm độ thích hợp cho vi sinh vật phát triển.
+ Cái điều nữa, đất phải tơi xốp, nó thoáng khí vi sinh vật háo khí nó sống rất là nhiều ở trên lớp đất mặt, khoảng chừng 1 đến 2 tấc (10-20cm). Thì trong khoảng đó bởi vì sao?
- Trên đó nó có nhiều xác bã hữu cơ, nó còn thì đất ở đó tơi xốp thì vi sinh vật nó phát triển nhiều.
- Khi đi xuống sâu, chúng ta đào xới xuống sâu chúng ta sẽ thấy đất nó càng ít tơi xốp, càng ít vi sinh vật phát triển và rễ cũng ít ăn xuống sâu tới đó. Do đó, cái lớp ở trên mà nó càng có nhiều dinh dưỡng, nhiều thức ăn thì sẽ tơi xốp. Tơi xốp như vậy nó sẽ tương hỗ nhau, giống như vừa nãy câu chuyện thày Vệ kể, tức là nó hỗ tương. Tơi xốp có nhiều dinh dưỡng thì vi sinh vật phát triển, đồng thời vi sinh vật phát triển được thì nó sẽ làm cho đất chúng ta ngày càng tơi xốp hơn và giàu dinh dưỡng hơn.
Ngoài ra trong rễ cây nó tiết ra những chất rất là hay, đó là:
+ Thứ nhất có thể tiết ra dinh dưỡng, những chất mà thu hút vi sinh vật tới. Chính vì vậy khi mà phân tích vi sinh vật, vùng rễ nó nhiều hơn vùng ở bên ngoài. Ở trong càng gần rễ thì vi sinh vật nó càng nhiều. Và khi mà nó tiết ra các chất mà vi sinh vật thích, thứ nhất là thức ăn.+ thứ hai nữa là giống như hồi nãy mình nói là có những chất mà nó đối kháng nó gây độc cho những cái đối tượng dịch hại. Rồi nó tiết ra những chất, vi sinh vật có thể có những nhóm vsv cố định được đạm từ khí trời, có thể phân giải xenlulo tức là phân giải xác bã hữu cơ, phân giải lân khó tiêu trong đất thành dạng lân dễ tiêu cho cây trồng dễ hấp thu.
Do vậy, vi vinh vật nếu phân tích ra nó có rất là nhiều tác dụng tốt. Chính vì vậy anh có được nhóm đất tơi xốp, đất có nhiều phân trùn thì anh thấy rễ nó mọc ra được tốt là do vsv ở đó phát triển mạnh và ngược lại chỗ kia nó không thích, do điều kiện sống của nó không tốt và thức ăn nó không có nhiều.
Vì vậy, để mà giúp cho vi sinh vật này phát triển tốt thì mình hãy đáp ứng được điều kiện sống nó. Mình phải là:
- Nó không ưa nước nhiều thì chúng ta cố gắng làm mương thì lên líp cao cho thoát nước tốt,
- Rồi chúng ta giữ vườn không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Cái nữa chúng ta đặc biệt lưu ý chúng ta bổ xung phân chuồng, phân hữu cơ nói chung và đặc biệt phân chuồng.
Rồi chúng ta sử dụng thêm vi sinh vật có ích như là tricoderma, psô-đô-mô-nát-s (Pseudomonas) để mà bổ xung vào trong phân hữu cơ của chúng ta giúp cho phân nó mau phân hủy, đồng thời nó cung cấp thêm một nhóm vi sinh vật có ích để nó đối kháng lại những vi sinh vật gây hại ở trong đất của chúng ta.
Một điều nữa là khi mà chúng ta ủ phân chuồng. Thì chúng ta sử dụng phân chuồng bà con nông dân chúng ta cần đặc biệt lưu ý là sử dụng phân chuồng phải hoai mục. Hiện nay trong thực tế sản xuất thì vẫn có một số bà con nông dân sử dụng phân chuồng chưa hợp lý. Tức là chưa có ủ hoai mục, mà cái nấm trico này khi chúng ta ủ vào phân chuồng chỉ trong vòng khoảng chừng 2 tháng chúng ta có thể sử dụng được. Nó hoai mục rồi. Còn theo phương pháp truyền thống trước đây có thể lên tới 5 - 6 tháng chúng ta mới sử dụng được. Thì cái đó nếu bà con muốn đẩy nhanh, thúc đẩy nhanh nó có 2 tác dụng tốt vừa nhanh, mà mang lại hiệu quả cao thì bà con sử dụng nấm trico ủ vào phân chuồng hoai.
Một mặt, nếu bà con sử dụng phân chuồng tươi thì nó vừa gây ôi nhiễm môi trường, mà nếu bà con sử dụng vào mùa mưa thì nó làm rèn đất, nó sẽ gây nghẹt rễ lại có hại hơn là có lợi.
Do vậy mà khi sử dụng phân chuồng hiệu quả thì bà con cũng nên lưu ý thêm là nếu được chúng ta bón vào đầu mùa khô, để làm chi? Bón mà chúng ta phải cho nó đi xuống đất. Tức là cày xới lên chúng ta đưa xuống đất. Dĩ nhiên trong vườn cây ăn trái, đặc biệt là những cây mà bộ rễ nó nhạy cảm, nó rất mẫn cảm với bệnh. Ví dụ như cây sầu riêng, hay là cây cam, quýt... nó rất là dễ bị nấm bệnh xâm nhiễm qua vết thương, bà con lưu ý trong quá trình chúng ta xới xáo để đưa phân chuồng xuống.
Thì sau khi đưa phân chuồng bà con tưới nước, có phân, có nước nó mới hoà tan, nó mới có điều kiện tốt cho vi sinh vật nó hấp thu dinh dưỡng đó, nó hoạt động được.
Thì một số ý trao đổi cùng với anh Lê Bình, cũng như bà con nông dân. Xin cảm ơn!
TS. Trần Thanh Phong chia sẻ nguyên nhân tại sao hệ VSV phát triển và không phát triển. |
Sẵn đây cũng hỏi thầy Vệ luôn. Khi đất mình đã tơi xốp rồi, mình có nhiều phân hữu cơ các sinh vật có lợi sẽ hoạt động mạnh, và từ đó sẽ khống chế được những loại gây bệnh ở bộ rễ cây phải không thầy? Vậy xin hỏi thầy một câu này hơi lãng nhéc nhưng mà phải hỏi thôi.
Chúng nó có giống như sự đấu tranh giữa thiên địch và dịch hại ở trên ruộng lúa không thưa thầy Vệ ạ?
15:44 GS.TS Nguyễn Bảo Vệ Giảng viên Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng trường đại học Cần Thơ .Hồi nãy cô Ngọc Hoa có khen nhà nông nghệ sĩ Lê Bình có quan sát, bây giờ tôi cũng khen chỗ là có theo dõi và hỏi cái câu cho là lãng nhách chứ tôi cho là rất trí tuệ.
Bởi vì vườn cây ăn trái của mình, cái rễ cây nó phát triển ở trong đất. Mà nãy giờ mình phân tích như vậy là trong cái nhà đất này nó có, chẳng hạn như mình nói nãy giờ:
- Rễ cây ăn trái của mình là một đối tượng rồi;
- Thứ hai là những con sinh vật có lợi như con trùng đất, những cái nấm trico phân tích nãy giờ;
- Nhưng đồng thời cũng có những con sinh vật gây hại. Bao gồm cả luôn về côn trùng ở trong đất nữa chẳng hạn như con rệp sáp, không thôi con mối nó ăn cả rễ cây; Rồi luôn cả một cái hệ mà gọi là vi sinh vật có hại tức là tấn công vô cái rễ cây của mình.
Thành ra nhà nông nghệ sĩ Lê Bình có quan sát. Cái này thì tôi nghĩ rằng rất là đúng. Có nghĩa là chỗ nào chúng ta thấy rằng nếu như mà cho chất hữu cơ nhiều, đất thông thoáng, nó phân huỷ được tốt thì cái chỗ đó gọi là cái nấm, hay là những vi sinh vật gây bệnh cho rễ cây ăn trái của mình lại ít hơn. Thì đúng nó đúng là có một cái cuộc gọi là hai bên nó đấu tranh với nhau.
Mà hồi nãy tôi nói đó. Cái nghệ thuật của bà con mình lập cái vườn cây ăn trái, đất líp vườn cây ăn trái phải làm sao phát huy cái hệ sinh vật có lợi, ức chế đừng cho hệ vi sinh vật có hại nó phát triển bây giờ sinh vật có lợi nó phát triển.
Tôi có chuẩn bị một cái hình để cho anh Lê Bình cùng với bà con nông dân thấy được. Cái hình số 2 thì mình sẽ thấy.
Nấm Tricoderma có lợi đang tiêu diệt nấm Fusarium có hại |
- Còn múi tên mầu xanh cho thấy đó là những sợi của nấm tricoderma.
Nó quấn chung quanh, nghĩa là một cách cơ học, nó quấn chung quanh con nấm mà gây hại đó. Song rồi nó mới tiết ra những chất phá huỷ tế bào của cái nấm (Chất tế bào tức là cái màng bao bên ngoài của con nấm có hại), rồi nó mới xâm nhập vô bên trong nó hút dinh dưỡng, nó lấy dinh dưỡng của con nấm có hại. Thì vậy là con nấm có hại sẽ chết. Thì bà con thấy đó là cuộc đấu tranh rất là dữ.
Không thôi cái hình kế tiếp bà con cũng sẽ thấy. Đây là một thí nghiệm người ta làm trong phòng thí nghiệm đây. Bà con thấy có 2 đĩa tròn đó phải không.
+ Cái đĩa phía bên tay trái (Đĩa A) và cái phần múi tên màu xanh ở bên trên. Trên một cái đĩa đó người ta để 2 loại nấm trên cùng một cái đĩa có thức ăn.
- Ở bên trên màu xanh là con nấm có lợi tức là con nấm mà nó sẽ gây ra độc chất con nấm có hại ngừng phát triển đó. Tức là cái phần múi tên màu xanh người ta cấy lên trên đó một con.
- Rồi cái phần màu hồng hồng ở dưới đó là con nấm có hại.
Cho 2 con chùng phát triển lên cùng một lúc. Thì con nấm có hại nó cũng phát triển lên, nhưng mà tới chừng nó đụng con nấm có lợi màu xanh bên trên rồi nó dừng lại tại đó nó không phát triển được nữa, và cái xu thế lần lần lần cái màu xanh nó sẽ lấn áp cái màu hồng bên dưới.
+ Còn trong khi đĩa B, cái đĩa tay phải bà con thấy không có con nấm có lợi. Thì con nấm có hại nó phát triển một cách tự do.
Thì như vậy mình thấy rằng nó có một cái cuộc đấu tranh gọi là giữa hai bên với nhau rất là quyết liệt. Nên chính vì vậy là anh Lê Bình nói là có phải giống như là thiên địch vậy hay không. Thì cái đây nếu mình nghĩ một cách nôm na cũng gần là như vậy.
Mình làm sao phát huy cái hệ vi sinh vật có lợi này để mà nó khống chế vi sinh vật có hại, thì như vậy thì cái rễ cây ăn trái của bà con nông dân của mình sẽ ít bị gây hại bởi những vi sinh vật có hại này.
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ chia sẻ về cơ chế đối kháng của VSV có lợi với VSV có hại |
Trong vườn cây ăn trái tôi cũng áp dụng một số phân, chẳng hạn như phân hữu cơ. Hiện nay tôi thấy trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ. Có những loại mà nó đóng lại thành viên. Như vậy mình phải sử dụng như thế nào để cho nó có hiệu quả cao? Mà trong khi giá thành nó rất là đắt.
Nông dân Nguyễn Văn Khải đặt câu hỏi tại trường quay |
Giống như là chú đã nói ngoài thực tế sản xuất có rất nhiều dạng phân hữu cơ. Nhưng mà cái công hiệu của loại phân hữu cơ này, qua phần trình bày của 2 vị diễn giả chúng ta đã thấy rõ vai trò của nó rồi. Thì có rất nhiều dạng.
Anh đã đề cập đến dạng loại phân viên. Xin được giới thiệu tới anh, với quý bà con dạng phân viên bên BM cũng có dạng phân gọi là gâu-geo (Growel) 3-3-3, đây là một dạng phân hữu cơ trên nền hữu cơ động vật với 40% hữu cơ, và các thành phần trung vi lượng.
Vậy thì đây cũng là một dạng phân hữu cơ dạng viên khi anh bắt gặp trường hợp này chúng tôi khuyến cáo anh nên sử dụng như sau.
- Những dạng phân hữu cơ viện vậy là nó còn lại cái dạng xác nằm ở trên cái đất líp của mình khi mình sử dụng nó. Khi mà anh sử dụng nó anh phải tưới nước để chờ một khoảng thời gian, tức là khoảng 2 - 3 lần tưới gì đó thì nó sẽ ngấm vào bên trong viên phân đó và nó nở ra bên ngoài, thì nó mới lưu lại cái dạng xác. Và chính cái xác này nó là nơi tạo một chất nền bên trong đất.
So với những dạng phân thông thường thì khi anh có thể tạt nước, anh tưới nước thì cái dạng phân này, cái hữu cơ này nó bị mất đi hoàn toàn. Vậy thì nó là một cái lợi thế. Cái thứ hai nó sẽ làm cho kết cấu của đất tốt hơn.
- Vậy thì anh sử dụng nó như thế nào? Người dân thường gọi bón phân hữu cơ mà không có đủ cho cây, không có đủ cho đất líp nên chúng tôi thường khuyến cáo đến bà con. Nếu chúng ta cảm thấy được thì khoảng 3 - 4 tháng chúng ta sử dụng một lần; Còn nếu như khó khăn về mặt kinh tế chúng ta có thể nâng lên 5 - 6 tháng chúng ta sử dụng một lần.
- Thì liều lượng rải thông thường với một cây trồng, nếu như anh trồng cam thì trung bình khoảng 200 - 300g/gốc. Thì đó là một số cách anh có thể sử dụng tốt những dạng phân hữu cơ này.
Tuy nhiên chúng tôi vừa nghe phần trình bày của quý vị diễn giả về sự phát triển của bộ rễ kém đi. Thì BM của Đức chúng tôi muốn cung cấp ra ngoài một sản phẩm gọi là sản phẩm tưới qua rễ. Thì mục tiêu của sản phẩm này nó sẽ kích thích cho bộ rễ của nó già nó sẽ tái tạo lại bộ rễ mới, và giúp cho việc phát triển của cây nó tốt hơn. Thì sản phẩm đó tên gọi là Bát-fo-li-a Kép (Basforliar Kelp) mà người dân thường gọi chai bét-kép của Đức. Đây là một sản phẩm mới hoàn toàn giúp cho việc tái tạo bộ rễ và sản sinh ra bộ rễ mới, giúp cho nhiều lông hút mới, thì nó sẽ giúp cho cây phát triển mạnh hơn. Thì với một sản phẩm mới vậy chúng tôi mong muốn rằng quý bà con sử dụng nó tốt để đem lại việc phát triển mạnh cho cây trồng. Xin cám ơn!
TS Nguyễn Văn Đếm đại diện nhà tài trợ công ty Behn Meyer. |
Trong đất có nhiều loại tuyến trùng gây hại cho bộ rễ, tôi xin hỏi có cách nào để phòng trị?
Nông dân Đào Hữu Thanh đặt câu hỏi tại trường quay |
Thì chúng ta biết tuyến trùng nó ở trong đất, nó sống trong đất nó gây hại cho nhiều đối tượng cây trồng. Không chỉ trên vườn cây ăn trái của mình đâu, mà nó còn cây rau màu, hoa quả tất cả đều bị tuyến trùng nó gây hại.
Tuyến trùng nó rất là nhỏ cho nên nhìn bằng mắt thường chúng ta không có nhìn thấy được đâu. Mà chúng ta chỉ thấy triệu chứng nó để lại trên cái cây trồng của mình thôi:
Đầu tiên chúng ta quan sát ở trên đồng, nếu chúng ta thấy cái cây của mình nó bị còi cọc, chậm phát triển, lá vàng đi, nhỏ đi và nó có thể chết cây thì chúng ta nghi ngờ nó có thể bị một số bệnh. Triệu chứng đó có rất là nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên chúng ta tiến hành bước tiếp theo.
Nghi ngờ tuyến trùng thì chúng ta đào xuống dưới rễ. Đào xuống đất chúng ta quan sát cái rễ thì chúng ta sẽ thấy rằng cái đất xung quanh bộ rễ cây nó có thể hơi vón vón cục lại một tí. Nó không có tơi xốp được, nó hơi vón cục lại một tí. Nó hơi nhơn nhớt, hơi nhầy nhầy tí. Rồi khi quan sát vô rễ chúng ta sẽ thấy là triệu chứng rất là đặc trưng.
Tuyến trùng nó có thể sống ở bên ngoài đất để nó gây hại, hoặc nó thâm nhập vô trong rễ cây:
+ Nếu nó xâm nhập vô trong rễ cây nó sẽ gây những vết sưng lên, u lên. Cái rễ của mình thay vì bà con thấy nốt sần của cây động phộng, cây họ đậu thì cái này nó nhỏ hơn, nó ít hơn nhưng mà nó lại cũng tạo thành những nốt sưng, có thể là 5 - 6 múi nó múi thành một cục như vậy. Bà con nhìn rất là dễ. Đó là những con chui vô trong cái rễ.
+ Nhóm thứ hai nó ở ngoài rễ nhưng mà nó trích hút nó làm thành những cái vết loét ở trên cái rễ cây. Như vậy thì những vêt trích này bản thân của nó.
- Thứ nhất nó gây hại cho cái rễ, nó làm cho rễ sưng lên, cong lên nó khó cho rễ cây trồng của mình hấp thu dinh dưỡng hoặc vận chuyển nước do đó nó làm cho cây không ăn được, không uống được thế thì nó bị suy nhược dần và nó bị còi cọc.
- Còn cái nữa là nó tạo vết thương tạo cái điều kiện thuận lợi cho các nấm bệnh khác nó xâm nhiễm nó gây hại cho cây của mình.
Để phòng tuyến trùng:
Chúng ta biết rằng con tuyến trùng nó không có cây ký chủ, nó sống trong đất nó di chuyển rất là chậm chạm. Cho nên bản thân nó thì nó không có đi được nhiêu hết, nó không có lây lan được như những nấm bệnh kia. Do đó mà trong cách phòng trừ chúng ta biết đặc điểm nó như thế chúng ta phải mới phòng trừ nó được tốt.
- Đầu tiên hết nếu chúng ta lập vườn cây ăn trái để trồng chúng ta quan tâm đến vấn đề giống. Bởi vì con tuyến trùng nó sống ở trong cái mạch dẫn cái cây. Do đó mà người ta làm giống có thể người ta chiết, ghép thì không sử dụng những cây nó mang mầm bệnh như thế. Tuyệt đối sử dụng giống sạch bệnh.
- Cái thứ hai nữa là khi mà chúng ta lên líp để chúng ta trồng mới chúng ta nên cày ải, phơi đất để ánh nắng trực tiếp chiếu vô nó cũng là làm cho tuyến trùng không phát triển được nó bị giảm đi mật số tuyến trùng.
- Chúng ta có thể sử dụng thuốc để sát trùng bề mặt của đất trước khi chúng ta trồng. Như vậy cây sạch, đất sạch chúng ta trồng xuống thì nó hạn chế.
- Còn đối với vườn cây ăn trái chúng ta đã trồng rồi bây giờ phát hiện cây nó bị nhiễm bệnh như thế chúng ta nên sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ.
Mà đặc biệt nhiều kết quả cho thấy rằng khi mà chúng ta sử dụng phân hữu cơ, cộng với tricoderma, cộng với sô-đô-mô-nát (Pseudomonas) nó hạn chế được bệnh tuyến trùng rất là lớn, rất có hiệu quả.
Sau đó thì nếu như mà chúng ta sử dụng phân hoá học, sử dụng thuốc thì chúng ta; do chúng ta sử dụng nấm có lợi nên chúng ta sử dụng những loại thuốc thân thiện với môi trường, thân thiện với nhóm vi sinh vật bạn có ích. Chúng ta nên lưu ý.
Hiện nay thì có ki-to-san (chitosan) là cái thuốc trừ tuyến trùng nhưng nó lại được làm từ xác vỏ cua, nghêu, sò, ốc, hến... cho nên ngoài cái chuyện nó giúp phòng trừ tuyến trùng nó còn giúp ta cung cấp thêm trung lượng như canxi, magie cho cây trồng của chúng ta.
Ngoài ra nếu như trường hợp bị nặng buộc phải sử dụng thuốc hoá học thì chúng ta cũng phải sử dụng khi thực cần thiết và theo nguyên tắc 4 đúng.
Một số ý kiến trao đổi cùng anh Thanh và bà con nông dân. Xin cảm ơn!
30:23 Anh Đào Văn Minh, trồng bưởi da xanh Châu Thành, Bến Xe
Vấn đề trồng bưởi da xanh tôi thường gặp cái bệnh nặng nhất là bệnh vàng lá thối rễ, nhưng nếu đã bệnh rồi thì rất khó trị thành ra bây giờ cũng có những dòng phân hữu cơ, và nấm tricoderma vô để ngừa được cái nấm thối rễ. Tôi xin hỏi các nhà khoa học khi mình sử dụng cái sản phẩm này thì mình sử dụng như thế nào để có hiệu quả cao nhất? Cũng như mình biết cái nấm mình còn sống trong đất. Xin hết!
|
Em Bình thì như vậy là em đã chọn một biện pháp là đấu tranh sinh học giống như nghệ sĩ nhà nông Lê Bình vừa nãy có nói đó. Tức là em dùng một con sinh vật sống, vi sinh vật sống. Em nhớ, bà con mình nhớ trong đầu nhé!
Đây là một con vi sinh vật nó sống! Rồi khi mình đưa ra đất nó phải phát triển thì nó mới phát huy được tác dụng, chứ không phải như loại hoá học. Thành ra bà con nhớ cái đó để làm chi?
Em Bình, với bà con mình nhớ 3 cái:
1. Lúc mua, coi trong bao bì nó còn đát không, nó còn hạn sử dụng không. Cái đó thì nhà nước rất là nghiêm ngặt cái vụ đó. Bởi vì, để lâu quá nó chết rồi cho bà con mua về chỉ mua xác bã hữu cơ chứ đâu còn con vi sinh vật nào ở trong. Vậy thì vô nghĩa! Giống như mình uống trụ sinh (kháng sinh) mà chết hết trơn mấy cái tác dụng rồi.
2. Cái thứ hai, đem về sài mà lỡ còn dư bà con phải bảo quản cho nó tốt. Để dưới mái hiên nóng hầm hập, mưa gió, giông bụi... mấy cái đó con vi sinh vật nó bị tổn thương như vậy sau đó mình đưa ra đồng nó cũng chết.
3. Cái thứ ba, khi đưa ra đồng nhớ 4 điều:
- Có đồ ăn cho nó không. Nó ăn nó mới sinh sôi nẩy nở chứ, còn 1 bịch như thế này đem về rải có bao nhiêu đâu. Nó phải vô đất nó phải sinh sôi, vậy nó phải đủ đồ ăn, đồ ăn nó là gì? Là xác bã hữu cơ. Cái đó là cái thứ nhất.
- Cái thứ hai, nó có đủ nước cho uống không. Tức là độ ẩm của đất có không. Chứ khô rang, bà con rải mà để khô rang như vậy thì nó đâu làm sao sinh sôi nảy nở được.
- Cái thứ ba, có đủ không khí để cho nó thở hay không. Tức là đất như vậy có thông thoáng tơi xốp. Chứ bà con bón vô rồi bà con cho nó ngập nước thế này nó chết trơn. Nhiều khi bà con muốn phân huỷ rơm rạ, tôi nói trên đất lúa vừa bón vô đem nước ập vô như thế này nước ngậm lên chết trơn trọi rồi làm sao nó xơi được ba cái rơm rạ này. Như vậy nó đâu phát huy tác dụng.
4. Cái thứ tư, cái nhà ở cho nó có hợp cho nó hay không. Nhất là độ chua PH. Nếu như mà chua bà con lấy giấy đo PH để kiểm tra; nếu như mà dưới 5,5 thì phải bón vôi để cho nó tăng lên thì lúc đó phát huy tác dụng nó mới tốt.
Với lại bà con phải coi chừng có những dòng vi sinh vật mà gọi là ngoại lai ở bên ngoài đưa vô nhiều khi nó sống không được trong điều kiện đất bản địa của mình, nó cũng không có phát triển nữa. Nên cái này tôi cũng chú ý rất là nhiều công ty về vấn đề đó.
33:38 Anh Nguyễn Thanh Tú, Thốt Nốt, Cần Thơ
Không biết bón hữu cơ tốt nhất là vào đầu mùa mưa hay là cuối mùa mưa?
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ
Dạ em Tứ chắc có nghe tôi thường hay nói hữu cơ phải bón vào cuối mùa mưa; còn vôi bón vào đầu mùa mưa.
Tại sao hữu cơ bón vào cuối mùa mưa?
Bởi vì nếu mình bón vào đầu mùa mưa thì cái đất líp vườn cây ăn trái của mình trong điều kiện ở ĐBSCL, ở trên thì mưa nhiều, ở dưới thì nước dâng lên không khí ở trong đất nó rất là hạn hẹp. Có nghĩa là nó mất rất là nhiều, lúc đó rễ cây của mình nó không đủ không khí để thở nữa.
Mà mình bón phân hữu cơ vào đầu mùa mưa thì vi sinh vật, (mấy con mình nói nãy giờ nó cũng thở, mình nói nãy nó có đủ không khí cho nó phát triển hay không đó) như vậy nó sẽ cạnh tranh cái oxy rất ít ỏi còn lại trong đất. Lúc đó cái rễ cam quýt, rễ cây ăn trái của mình sẽ không đủ oxy để thở. Mà rễ không thở được nó không hoạt động được; Mà không hoạt động được thì làm sao hút nước, hút dinh dưỡng được lúc đó ở bên trên để nó vàng lá hết trơn.
Cái đó nhiều khi rất là nhiều bà con thấy là bón phân hữu cơ cũng đã gặp phải tình trạng như thế, vàng lá. Bón mình tưởng nó tốt hơn nhưng thực ra nó lại gây hại cho cái rễ.
34:55 Anh Nguyễn Văn Minh, Trảng Bom, Đồng Nai
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ. Tôi muốn hỏi là nên bón phân tự ủ hay nên bón phân trên thị trường thì hiệu quả hơn?
- Khi chọn lựa thì bà con nên chọn lựa chú ý đến vấn đề gì? Liều lượng như thế nào?
Bà con biết phân hữu cơ có nhiều loại ở trên thị trường lắm, bà con khi mua là phải lưu ý:
1. Cái loại phân hữu cơ thứ nhất là phân hữu cơ truyền thống. Thì cái này giống như bà con của mình lấy phân gà, phân tôm, phân... rồi mình tự ủ cho nó hoai mục mình đen bón.
- Thì cũng có những trường hợp người ta lấy than bùn, rồi phân rác thành phố, rồi phân gà này kia người ta cũng ủ cho nó hoai mục rồi đóng bao bán. Thì cái đó gọi là phân hữu cơ truyền thống.
- Thì cái phân này phải đảm bảo hàm lượng hữu cơ phải trên 22%. Nhưng bà con phải lưu ý ẩm độ, rồi đồng thời mình phải coi chừng độ chua ở trong phân.
Bởi vì hiện nay tôi cũng đã phát hiện nhiều cái phân nó chua quá, nên nhiều khi mình bón vào trong đất không phát huy tác dụng được tốt. Bởi vì chính cái chua đó nó gây hại đất. Cái đó gọi là phân hữu cơ truyền thống.
2. Còn cái nữa gọi là phân hữu cơ sinh học. Tức là trong quá trình ủ người ta bổ sung thêm một số vi sinh vật để cho nó phân huỷ lẹ lên, như nãy mình nói cái tricoderma đó.
- Nhiều bà con của mình chẳng hạn như ĐBSCL của mình có rơm rạ, Miền Đông mình có vỏ cà phê, không thôi có bã bùn, bã mía, mụn dừa... Thì bây giờ thay vì mình để cho nó hoai mục một cách tự nhiên nhờ vi sinh vật của thiên nhiên, thì bây giờ người ta bổ sung thêm những con nấm tricoderma vô để nó phân huỷ thật lẹ thì người ta gọi là phân hữu cơ sinh học.
Thì những loại này nó sẽ sản sinh ra nhiều humic acid, thì bà con coi hàm lượng humic acid đó. Vì humic acid nó rất là quan trọng, vì khi mà ủ dạng vậy nó ra một chất mùn màu đen mình bóp trên tay như thế này.
Thì chính cái humic acid này nó có nhiều chức năng trong đó lắm:
- Chất kích thích sinh trưởng có trong đó nè;
- Rồi nó là một cái kho để chữa phân hoá học này;
- Và nó làm cho đất tơi xốp; v.v...
Tất cả những cái đó chúng ta phải quan sát tới cái hàm lượng của humic acid.
3. Một loại phân hữu cơ nữa gọi là phân hữu cơ khoáng. Tức là phân hữu cơ nhưng người ta bổ sung vô đó một số phân hoá học.
- Bởi vì phân hữu cơ bà con biết nó cung cấp dinh dưỡng một cách hết sức là từ từ, và cái lượng của nó không có lớn nên những giai đoạn mà cây cần phát triển nhanh người ta lại bổ sung thêm phân khoáng vô trong phân hữu cơ.
Thì như vậy trong đó có đạm, lân, kali... tuỳ vào nhà sản xuất. Thì lúc đó người ta gọi là hữu cơ khoáng.
4. Một loại phân hữu cơ cuối cùng là phân hữu cơ vi sinh. Tức là trong phân hữu cơ đó người ta đưa một số chủng vi sinh vật có lợi.
- Chẳng hạn như: trong đó có những con vi sinh vật cố định đạn, vi sinh vật phân giải lân, phân giải kali v.v...
Anh thấy đó, tuỳ thuộc vào mỗi loại phân hữu cơ mà bà con mình chọn lựa để có một cách sử dụng cho nó đúng.
- Mà nhất là phân hữu cơ gọi là vi sinh như vừa nãy giờ bàn đó, cái con vi sinh phải sống.
- Còn nếu là phân hữu cơ bình thường thì phải coi lại cái hàm lượng hữu cơ và ẩm độ ở bên trong đó, nhất là cái độ chua của cái phân hữu cơ.
38:26 Anh Đỗ Nguyễn Phi Khanh, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
- Tôi đang trồng thanh long. Làm thế nào để kiến tạo những độc tố trong đất thành những chất dinh dưỡng hữu dụng cho cây?
- Làm thế nào để xác định độ PH trong đất?
- Và chỉ số PH bao nhiêu thì vi sinh vật có ích hoạt động được?
38:48 TS Trần Thanh Phong: Thưa anh Nguyễn Phi Khanh, và bà con nông dân!
+ Giở cho tôi trả lời câu số 3 trước tức là "Làm thế nào để xác định được độ PH trong đất?"
- Cái này cũng rất là dễ. Hiện nay ở trên thị trường có bán; Nếu mà bà con ở Bình Thuận trồng thanh long nhiều tôi nghĩ mình nên mua cái máy đo PH, cái dụng cụ đo PH. Nó có thể từ 1 triệu, cho đến 3 triệu 1 cái. Có cái đầu mình cắm xuống đất thôi. Mình cắm xuống đất là nó hiện cái chỉ số PH lên trên cái dụng cụ của mình đo.
- Hoặc là đơn gián như thầy Vệ nói lúc nãy rất là rẻ tiền. Chúng ta mua giấy quỳ chúng ta thử thì chúng ta để vô thử thì cũng có thể xác định được. Cái kia thì hiện đại hơn, dành cho chuyên nghiệp hơn. Còn giấy quỳ chúng ta có thể làm dã chiến chúng ta xác định được nó không có chính xác bằng nhưng mà nó cũng tương đối giúp chúng ta nhận định được độ PH trong ruộng.
+ Và nếu như nói độ PH thích hợp cho vi sinh vật? Lúc nãy nếu lưu ý chúng ta sẽ thấy thầy Vệ nói là theo dõi nếu như dưới PH 5,5 là chúng ta phải coi chừng. Phải không Thầy? (Dạ!)
- Đó tức là cái độ PH cho nó cũng khoảng trung tính thôi. 5,5 - 6 môi trường mà kiềm quá nó cũng không có thích hợp; Và acid quá, chua quá nó cũng không thích hợp cho vi sinh vật nó hoạt động.
+ Còn cái câu "Làm thế nào để kiến tạo những độc tố trong đất thành những chất dinh dưỡng hữu dụng cho cây?" Cái này tôi cũng không biết ý anh muốn hỏi sao. Chắc là cầu cứu thầy Vệ quá!
- Thầy Vệ:
Chắc anh nghĩ chẳng hạn như trên cái đất khi mà ngậm nước thì chất hữu cơ thay vì là nó phân; đúng ra mình đưa chất hữu cơ vào trong đất là để vi sinh vật nó phân huỷ tạo ra những chất có lợi. Nhưng mà khi nó bị ngậm nước thì những vi sinh vật nó lại phân huỷ chất hữu cơ tạo ra những cái độc tố. Đó gọi là acid hữu cơ.
- Dạ nhưng mà thầy, anh ở Bình Thuận chắc anh trồng thanh long thầy. Mà thường độc tố trong đất thì nó có sắt, nhôm nhiều nó gây hại. Mà đất này đất trồng cạn thầy. Thành ra em cũng không biết anh muốn hỏi sao độc tố trong đất, thí dụ như đất yếm khí thì mình có những chất yếm khí trong điều kiện ruộng lúa, còn cái này ở trên đất Bình Thuận. Chắc nhờ anh muốn hỏi, hỏi rõ hơn chút chứ không biết cái này nó hơi siêu, cũng hơi khó hiểu.
41:25 MC Ngọc Hoa ...Không sao ạ chắc có lẽ là anh sẽ gọi lại cho chúng tôi ha. Để xem xem câu hỏi của anh ý muốn hỏi cái gì?
41:38 Nguyễn Thị Thuý Hằng, Long Hồ, Vĩnh Long
Làm như thế nào để có thể hạ phèn trên đất vườn để tôi trồng nhãn Ido tốt hơn?
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ
Bây giờ cái phèn mà ở trên đất vườn của mình. Tức là cái PH nó thấp thì có 3 cách để cho bà con mình có thể nâng PH lên.
Bởi vì cái đất líp vườn cây ăn trái nó rất là dễ bị chua, là do nó nằm trên địa hình. Mình thấy là mương dưới này, hằng năm như vậy là mưa, chúng ta tưới thì các nguyên tố mà có thể nói là để giữ cho đất đừng gây chua nó bị rửa trôi đi. Chẳng hạn như canxi, magie... nó rửa trôi nên làm cho đất mình nó dễ bị chua chứ không phải chỉ là phèn không đâu. Không đơn thuần là phèn!
+ Bây giờ muốn nâng cái PH đó lên thì hoặc là vôi nãy giờ ta tính rồi.
- Mà khi bón vôi nhớ rằng bón vào đầu mùa mưa. Chúng ta phải xới xáo nhẹ mặt líp, bón đều lên trên hết trơn mà dùng loại vôi mà đá vôi nung mình bón, xong rồi nếu mà có mưa thì để mưa nó sẽ tan cái vôi đó còn nếu không phải tưới cho nó.
+ Còn cái nữa chúng ta có thể dùng lân.
- Lân không phải nó dùng để nâng cái PH. Mà lân nó để hoá giải những độc chất do cái chua nó gây ra, chẳng hạn như là nhôm, sắt.
Khi mà PH dưới 5,5 thì sắt hoà tan rất là nhiều; mà dưới 4,5 nhôm lại hoà tan nhiều, thì lúc đó bà con đưa lân vô.
Thì lân nó mang điện tích âm nó gặp mấy sắt nhôm điện tích dương 2 ông kết lại với nhau cái là trở nên mất tác dụng của cái độc tố này. Thành ra lân cũng là một nguyên tố người ta sử dụng để cải tạo đất.
+ Còn một cái thứ 3 nữa là chất hữu cơ vừa nói nãy giờ.
- Cái này thì bà con mình ít có để ý. Cái phân hữu cơ mà mình ủ hoai mục thành mùn đó bà con đem bón đều ở trên mặt líp, xới xáo nhẹ bà con rưới nước thì chính cái chất mùn đó nó sẽ kết hợp với các độc tố sắt, nhôm nó làm cho các độc tố này ít gây độc cho rễ cây của mình. Đấy là cái tôi nghĩ rằng cô Hằng có thể sử dụng.
44:05 Chị Trần Thị Ánh, Tân Trụ, Long An
Trên vườn cây ăn trái sử dụng phân đạm vào mùa khô tốt hơn vào mùa mưa có đúng không?
44:23 TS Trần Thanh Phong: Xin cám ơn anh Lê Bình! Xin chào chị Ánh!
Phân đạm chúng ta thấy là nó giúp cho cây nó bung chồi, bung tược, rồi cây phát triển nhanh lên. Tuy nhiên nó cũng ra lá non, ra chồi, ra tược vậy mà trong mùa mưa chúng ta biết bệnh nó dễ phát triển. Do đó khi mà cây lá non như thế rồi, điều kiện ẩm ướt nữa mà chúng ta lại sử dụng nhiều đạm thì nó không tốt.
Mùa khô nếu chúng ta bón phân đạm không khéo nó dễ mất phân do vậy chúng ta có thể nên bón đúng cách phân đạm trong mùa khô.
+ Bón phân đạm đúng cách tức là sao?
- Chúng ta đừng có để nó ở trên mặt đất cho nó bị tiếp xúc với ánh nắng nó bốc hơi, nó mất đi mà chúng ta phải hoà phân vào nước tưới; nếu có điều kiện chị dùng cào ba răng chị cào cho đất nó xốp rồi chị rải phân lên, song chị tưới nhẹ nước để cho nó tan cái phân đó nó thấm vào trong đất thì như vậy cái hiệu quả phân bón nó sẽ cao.
- Và nó cũng hạn chế được tác hại do chúng ta sử dụng phân đạm đối với mặt bệnh của cây, chưa kể đối với chất lượng của cây, của trái cây nữa.
Nếu trái cây chúng ta bón phân đạm trong mùa mưa, khi sử dụng phân đạm nó sẽ kích thích cây hút nhiều nước, và như vậy sẽ xảy ra tình trạng gì?
Có thể gây nứt trái, rồi trái bị chua, rồi nó bị lạc, nó giảm cái phẩm chất rất là nhiều.
Thì ngắn gọn một số ý trao đổi cùng chị, xin cám ơn!
45:58 MC Ngọc Hoa
Thưa bà con nông dân như vậy là qua câu chuyện tình hệ sinh vật với đất chúng ta đã thấy rõ muốn phát huy, muốn nâng cao hơn nữa vai trò hệ sinh vật trong đất; Và đặc biệt là đất của vườn cây ăn trái thì ngoài việc sử dụng phân hữu cơ một cách đúng đắn, thì bà con nông dân cũng cần phải nâng cao hơn nữa cái độ PH trong đất. Và để theo dõi rõ hơn vấn đề này thì xin mời bà con nông dân cũng như quý khán giả theo dõi clip ghi nhận sau đây của phóng viên chương trình.
46:28
- Đây là vườn chanh của một nhà vườn ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Dù được trồng trên nền đất phèn nhưng cây chanh phát triển xanh tốt. Năng suất và chất lượng trái chanh ở đây không thua kém vùng đất phù sa. Ngoài việc thường xuyên bón phân hữu cơ cho vườn cây thì nhà vườn rất chú trọng sử dụng các loại phân lân, vôi để giúp bộ rễ cây phát triển tốt, tránh được tình trạng ngộ độc phèn.
46:53 Nhà nông Trần Văn Đeo, Bến Lức, Long An
Đất này đất phèn, nó hắt phèn lên thì bộ rễ nó không phát triển và mình bỏ phân hoá học xuống thì nó đâu ăn được thành ra mình cần phải vôi, với lân. Mình bỏ nhiều thì càng tốt.
Tại khi tới đầu mùa mưa, hễ mưa xuống phèn dưới nó hất lên thành ra đất trên này người ta càng nên sài vôi, với lân nhiều.
Nhà nông Trần Văn Đeo chia sẻ kỹ thuật chăm sóc vườn chanh của mình ở vùng đất phèn |
47:35 Nhà nông Hồ Thanh Thế, Long Hồ, Vĩnh Long
Thường thường bón vôi trong giai đoạn ăn trái rồi. Ăn trái rồi cái nào tệ quá mình cắt bỏ, rồi mình xúc gốc chút xíu thôi, rồi mình bón vôi vô, bón vôi vô khoảng 2 tuần mình mới rải phân vô được.
- Các công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện đất và nước khu vực ĐBSCL rất thuận lợi để các mầm bệnh thối rễ phát triển. Bên cạnh đó những sai lầm trong kỹ thuật canh tác của nhà vườn cũng góp phần làm cho bệnh phát triển mạnh.
Đó là kỹ thuật thiết kế vườn ban đầu thiếu hợp lý, ít bón phân hữu cơ, không bồi dưỡng vôi hàng năm theo liều lượng khuyến cáo. Chính vì vậy để vườn cây phát triển bền vững thì trước hết cần phải khắc phục những hạn chế này.
48:26 MC Ngọc Hoa
Khi theo dõi ghi nhận vừa rồi thì Ngọc Hoa có một vấn đề rất muốn nghe ý kiến của Giám độc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang. Là không biết từ thực tế ở tại mảnh đất của tỉnh Tiền Giang mà bà con nông dân đang làm vườn, cũng như thực tế mà tiến sĩ từng đi đây đó ở khu vực ĐBSCL, thì không biết là tiến sĩ đánh giá như nào về cái độ PH trong vườn cây ăn trái hiện nay của bà con nông dân ở tỉnh Tiền Giang, cũng như khu vực ĐBSCL?
48:52 TS Trần Thanh Phong. Dạ cám ơn Ngọc Hoa! Thưa bà con nông dân!
Rõ ràng là trong các vườn cây ăn trái là cái tình trạng suy thoái xảy ra, như đầu chương trình tới giờ chúng ta có trao đổi tới thì rất là nghiêm trọng. Phải nói rất nghiêm trọng!
Tuy nhiên, trong khoảng chừng 2 năm trở lại đây thì người dân đã có sử dụng phân bón hữu cơ cho nên những vườn nào chịu khó sử dụng hữu cơ thì nó có giảm đi cái tình trạng này.
Thì chúng ta biết rằng là vườn cây ăn trái chúng ta lập vườn là lên líp lâu năm. Trong điều kiện nhiệt đới như chúng ta thì vi sinh vật nó hoạt động tốt, nó phân giải nhanh chất hữu cơ; rồi đất nó bị nén rẻ đi; và một phần nữa chúng ta tưới.
Tưới bà con hay dùng cái mô tơ bơm nước tưới lên trên tán cây. Tưới nước tràn trên tán cây nó có tác dụng tốt là giúp rửa trôi cái mầm mống sâu bệnh có trên đó, một số con trùng gây hại, hay là sâu bệnh có trên đó, nhưng đồng thời nó cũng làm rửa trôi đi lớp đất mặt và nó cũng làm cho đất ngày càng bị chua đi. Như thầy Vệ lúc nãy có nói một số nguyên nhân làm đất nó chua đi đó.
Thì như vậy có thể nói tóm tắt như thế này:
- Thứ nhất, bà con sử dụng nhiều phân vô cơ mà chưa có quan tâm nhiều sử dụng phân hữu cơ.
- Cái thứ hai, cách bón phân, cách tưới nước tràn, hoặc là nước mưa lâu năm nó làm rửa trôi đi lớp đất mặt.
Chứ không phải bản thân cái đất Đồng Bằng mình là chua. Nhưng mà mình lên líp lâu năm rồi mình rửa, nó đã được canh tác nhiều năm, nó đã rửa đi cái phèn trên đó rồi cho nên điều này không phải do chất đất mà do quá trình canh tác nó gây ra.
Tuy nhiên ở những vùng đất ở Tiền Giang, và tôi thấy rằng ở một số tỉnh, cũng đi thăm quan các vườn cây ăn trái. Qua trao đổi anh em đồng nghiệp thì cho thấy rằng trong những năm gần đây thì việc sử dụng phân hữu cơ đã được bà con rất là quan tâm. Đặc biệt là nấm tricoderma được bà con quan tâm nhiều. Nhất là 2 năm gần đây.
Điều đó nó cũng góp phần cải thiện đi cái phần nào. Tuy nhiên tới giờ này chưa đủ mà bà con cần phải sử dụng nhiều hơn nữa phân hữu cơ.
Thực sự ra ở Tiền Gian trong mấy năm trước tôi thấy rất là buồn. Khi mà Tiền Gian phát triển đàn gà cũng rất là mạnh, đàn heo cũng rất là mạnh nhưng cứ hễ chiều chiều là nhìn thấy những chuyến xe tải lớn chở phân gà, phân heo đi lên trên Miền Đông đi bán, rồi mua những bao nhỏ nhỏ đem về. Cái này mua rất là ít. Người ta cho rằng nó hôi thối, nó cồng kềnh trong vận chuyển. Người ta có thể ở tại nhà người ta điện thoại là có đại lý trở những bao phân tới.
Ở đây có nhiều bà con thấy đúng. Mình gọi điện một cái là đại lý cho xe trở 1 bao, 2 bao đạm, lân, kali trở tốc hành tới liền trong vòng nửa tiếng, 1 tiếng đồng hồ là có tới vườn. Trong khi muốn mua được 1 tấn phân hữu cơ, phân chuồng không phải dễ bà con phải chuyên chở rất là cồng kềnh, rồi về nó còn hôi thối, còn phải ủ nữa cho nên thường bà con mình chưa có chịu khó, còn ngán ngại cái chuyện đó. Tuy nhiên, dần dần nó đã có bước thay đổi. Tuy nhiên tôi cho rằng nó chưa được như mong muốn của mình khuyến cáo. Thì đó là một số cái nguyên nhân.
52:53 Nghệ sĩ nhà nông Lê Bình: Dạ thưa thầy Vệ!
Coi phóng sự vừa rồi thấy bà con nông dân mình trồng chanh trên vùng đất phèn thì cũng đã có bón vôi, bón phân hữu cơ rất nhiều. Nhưng theo Nam Bình tôi biết, coi như vôi là một chất sát khuẩn, mà vôi nó cũng thuộc loại nóng nữa. Nếu mà sử dụng quá nhiều vậy thì mấy con vi sinh vật trong cây, có lợi trong đất thì nó có bị tiêu diệt không thầy?
53:35 GS.TS Nguyễn Bảo Vệ
Tôi thấy qua câu hỏi của anh Lê Bình nó cũng phản ánh cái tình chung của bà con nông dân của mình nghĩ về cái vôi, mà tôi thấy có những cái cần phải bàn lại.
+ Thứ nhất, vôi nó có sát khuẩn không?
Bây giờ bà con biết vôi bà con sau khi pha đưa đi tôi tắm đổ lên đầu tôi không sao hết; Còn cái lá còn non như thế này nè, bà con lấy vôi quẩy sạch sạch phớt đi cái lá nó cũng không ăn thua gì. Thành ra cái con vi khuẩn, con nấm này kia cái tế bào của nó có cái vỏ bọc giống như thế này nó không có bị, cái gọi là sát đó đâu. Hổng có, thành ra mình đừng có nghĩ rằng nó sẽ là sát khuẩn, nó sẽ là diệt trùng. Hông phải!
Mà chính cái chỗ vôi đó làm thay đổi cái PH, cái môi trường lên những cái con mà vi sinh vật đó nó không lợi cho nó phát triển, chứ nó không có sát trùng. Thành ra tôi nghĩ là bà con mình với anh lê Bình nên xem lại cái đó.
+ Cái thứ hai, nói rằng vôi nó nóng. Rồi nói rằng rải mà lở tay lở chân.
Cái đó cũng không phải đâu. Mình đổ như vậy là cũng tội nghiệp cho vôi.
Thực ra mình sở dĩ mà bà con đem vôi ra rải rồi thấy nó bỏng trên da như thế này là chính vì bà con tả chưa có hết.
Tả có nghĩa là gì?
- Vôi, sau khi cái đá vôi mình nung lên bà con biết nó đẩy khí cạc-bo-ních (cacbonic) ra ngoài, nó háo nước vô lắm; Nên khi mà bà con tả nó ra cái cục đá vôi như thế này, bà con cho nước vô thì nó sẽ hút nước vô nó toả nhiệt ra tới 150 độ đó. 100 độ nước sôi đã phỏng tay mình rồi mà tới 150 độ.
- Nhưng mà khi bà con tả ra bà con tả chưa có hết. Ở trong những hạt rất mịn thành bụi như thế này nhưng mà ở lõi giữa của nó vẫn còn chưa có ngậm nước hết nên khi bà con liệng như vậy nó dính trên da của mình có mồ hôi nó tiếp tục nó tả nữa thì chỗ đó bỏng 150 độ thì bà con thấy nó bỏng như thế này bà con cho vôi nóng nên bà con lại rất là e ngại sử dụng vôi.
Hai cái tôi nghĩ bà con mình nên quan tâm lại.
Còn cái chỗ anh Lê Bình hỏi bây giờ trên đất phèn có bón vôi hay không? rồi bón vôi có làm hư con vi sinh vật có lợi hay không?
+ Thì cái này sẽ tuỳ thuộc vào cái gọi là chúng ta bón nhiều, ít như thế nào. Mà muốn như vậy bà con mình phải kiểm tra lại PH của đất.
- Nếu như mà PH của đất trên 5,5 tôi nghĩ rằng không cần phải cung cấp thêm vôi. Bà con nên giữ vậy đi, trên 5,5 là được rồi;
- Nhưng mà từ 4,5 - 5,5 bà con mình có thể bón từ 300kg - 500kg;
- Còn nếu dưới đó nữa có thể bón từ 500kg - 1000kg vôi trên 1 hecta.
Thì như vậy cái khoảng khoảng như vậy là hợp lý.
56:19 Nhà nông Ngô Minh Luân, Tháp Mười, Đồng Tháp
Không biết công ty có thuốc nào giúp bộ rễ cây phát triển nhanh và mạnh mà đảm bảo không ảnh hưởng vi sinh vật trong đất hay không?
46:40 TS Nguyễn Văn Đém: Xin cám ơn chị! Xin chào anh Luân!
Chắc là anh vừa nghe phần trình bày của chúng tôi về sản phẩm mới về cái Bát-fo-li-a kép để giúp cho bộ rễ phát triển mạnh. Tức là tái tạo lại bộ rễ thì đây là một sản phẩm mới chúng tôi vừa cung ứng ra ngoài thị trường. Tên đầy đủ của nó là basforliar kelp. Đây là một dạng phân bón hoà tan vào trong nước để cho giúp bộ rễ phát triển mạnh ra.
Tuy nhiên khi anh sử dụng nó điều đầu tiên nhất là không ảnh hưởng tới sự phát triển của vi sinh vật trong đất. Nhưng mà khi bộ rễ nó phát triển ra, đòi hỏi anh phải cung cấp thức ăn vào bên trong bộ rễ cho bộ rễ đó hút được lượng dinh dưỡng, thì lúc đó anh mới sử dụng được thành công cái dạng phân bón này chúng tôi cung cấp ngoài thị trường.
Cho nên chúng tôi khuyến cáo anh sử dụng cái basforliar kelp này pha vào trong nước với một chai nửa lít chúng ta pha vào 200 lít nước chúng ta tưới xung quanh gốc.
Sau khoảng thời gian từ 5 - 7 ngày chúng ta sử dụng:
- Thứ nhất nếu mà nền đất mình nó kém phát triển. Tức là nó bị chai giống như những tình trạng mà nãy giờ qua phần trình bày của quý vị diễn giả ở đây, thì anh nên sử dụng cái dạng phân hữu cơ nó có chất mùn, thì lúc đó cái rễ mà nó tái tạo ra ngoài, thì nó đụng tới những chất mùn đó thì nơi đó nó là nơi để hút những dạng dinh dưỡng. Cho nên anh sử dụng những cách như vậy để ta đạt hiệu quả hơn.
- Và nếu mà chúng ta sử dụng cái dạng đầu tiên tưới cái basforliar kelp này, sau đó chúng ta sử dụng dạng hữu cơ. Thì như phần trình bày của TS Phong chúng ta thấy rõ là sau khoảng 10 - 15 ngày chúng ta mới sử dụng dạng phân vô cơ. Nếu mà bây giờ anh vừa sử dụng dạng phân hữu cơ, 2 - 3 ngày sau anh rải phân vô cơ vô liền thì nó làm ảnh hưởng tới bộ rễ cho nên ta biết cách vậy ta sử dụng nó dễ dàng hơn khi chúng ta trồng cây.
Một vài ý xin được trao đổi cùng anh! Chúc anh thành công!
58:53 Nhà nông Nguyễn Văn Hiền, Mang Thít, Vĩnh Long
Tôi bón phân bò đã phơi khô cho vườn cây của mình không biết làm như vậy có hiệu quả hay không?
Nhà nông Lê Ngọc Thảo, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
Nhà nông Lê Ngọc Thảo, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
Đối với cây thanh long nếu mình bón quá nhiều phân hữu cơ thì không biết có tác hại gì hay không?
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ
Cả anh Hiền với anh Thảo mà đã chú ý tới sử dụng phân hữu cơ là tốt rồi. Nhưng mà ở đây thì luôn luôn phải nghĩ tới việc ta sử dụng phân hữu cơ phải được ủ hoai mục. Cái phân bò nó qua dạ dày của con bò thì nó cũng đã được nghiền tốt lắm rồi, nhưng mà thông thường người ta vẫn phải ủ nó để giết mấy hột cỏ ở trong đó, hoặc những con vi sinh vật có hại này kia. Vì mình ủ nó lên tới 60 - 70 độ lận, thành ra nó có thể sẽ tốt hơn.
Cả anh Hiền với anh Thảo mà đã chú ý tới sử dụng phân hữu cơ là tốt rồi. Nhưng mà ở đây thì luôn luôn phải nghĩ tới việc ta sử dụng phân hữu cơ phải được ủ hoai mục. Cái phân bò nó qua dạ dày của con bò thì nó cũng đã được nghiền tốt lắm rồi, nhưng mà thông thường người ta vẫn phải ủ nó để giết mấy hột cỏ ở trong đó, hoặc những con vi sinh vật có hại này kia. Vì mình ủ nó lên tới 60 - 70 độ lận, thành ra nó có thể sẽ tốt hơn.
Nghĩa là nó tạo ra chất mùn nên khi chúng ta đưa vào trong đất thì không còn tiếp tục phân huỷ một cách nhanh chóng bởi vi sinh vật nữa nên có lợi cho đất hơn.
Còn anh Thảo ở Hàm Thuận Nam có hỏi "Bây giờ bón nhiều phân hữu cơ có hại hay không?
Cái này tuỳ. Nếu mà phân hữu cơ chưa hoai mục mà anh bón nhiều vào ở trong đất, nhất là bón vào đầu mùa mưa như tôi nói nãy giờ thì có hại đó; Còn nếu anh bón hoai mục, anh bón cho tôi hai chục tấn, ba chục tấn hổng sao hết trơn. Cho nó hoai mục.
Nhưng mà bà con mình trồng cây ăn trái nhớ thế này. Hồi nãy tôi có bàn với cô phong lúc nãy đó. Đừng nghĩ rằng mùa mưa đất líp vườn cây ăn trái của mình không có bị úng. Nếu bà con mà làm cái líp to như thế này (khoảng 1m) thì 2 bên nó rửa được nhưng mà cái làn ở giữa, cái hàng cây ở giữa nó bị úng đấy. Tức là nó ngập nước.
Còn anh Thảo ở Hàm Thuận Nam có hỏi "Bây giờ bón nhiều phân hữu cơ có hại hay không?
Cái này tuỳ. Nếu mà phân hữu cơ chưa hoai mục mà anh bón nhiều vào ở trong đất, nhất là bón vào đầu mùa mưa như tôi nói nãy giờ thì có hại đó; Còn nếu anh bón hoai mục, anh bón cho tôi hai chục tấn, ba chục tấn hổng sao hết trơn. Cho nó hoai mục.
Nhưng mà bà con mình trồng cây ăn trái nhớ thế này. Hồi nãy tôi có bàn với cô phong lúc nãy đó. Đừng nghĩ rằng mùa mưa đất líp vườn cây ăn trái của mình không có bị úng. Nếu bà con mà làm cái líp to như thế này (khoảng 1m) thì 2 bên nó rửa được nhưng mà cái làn ở giữa, cái hàng cây ở giữa nó bị úng đấy. Tức là nó ngập nước.
Còn những chỗ cao ngay giữa Hàm Thuận Nam như thế này không phải tất cả cái đất nào nó cũng nằm trên đồi dốc thoải cả, mà có những cái nó nằm ở chỗ trũng như thế này; Khi mà mưa thiếu mấy rãnh thoát nước là nước nó sẽ úng ngập ở chỗ đó.
Mà khi úng ngập như vậy mà cái chất hữu cơ chưa phân huỷ bà con bón vô trong đó đó thì nó sẽ sản sinh ra độc chất hữu cơ. Lúc đó nó sẽ gây hại cho bộ rễ, và đồng thời chỗ vi sinh vật hoạt động mạnh nó lại lấy hết oxy nữa thì cái bộ rễ cây ăn trái sẽ bị tổn thương, lúc đó sẽ gặp khó.
Nên ở ĐBSCL lúc nào tôi cũng khuyến cáo bà con mình khi làm đất líp vườn cây ăn trái, nếu mà líp to như thế này, phải đánh cái rãnh ở giữa thật sâu, rồi đánh mấy rãnh xương cá để đảm bảo rằng khi mưa xuống một cái nó phải rỏ đi hết trơn, không bị oi nước thì lúc đó anh đưa phân hữu cơ vô tôi rất là yên tâm. Nếu không ở giữa anh thẩy phân hữu cơ vô coi chứng nó oi nước cái nó ra độc tố nên nó sẽ gây hại cho bộ rễ của cây.
-----___-----
Nguồn nội dung được https://tai-lieu-nong-nghiep.blogspot.com chuyển thể (STT) từ video của chương trình THVL | Bạn nhà nông - Kỳ 133: Phát huy vai trò hệ sinh vật trên đất trồng cây ăn trái. Một số hình ảnh có sử dụng Google để tìm kiếm và bổ sung thêm vào bài viết khi cần.
-----___-----
Nguồn nội dung được https://tai-lieu-nong-nghiep.blogspot.com chuyển thể (STT) từ video của chương trình THVL | Bạn nhà nông - Kỳ 133: Phát huy vai trò hệ sinh vật trên đất trồng cây ăn trái. Một số hình ảnh có sử dụng Google để tìm kiếm và bổ sung thêm vào bài viết khi cần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét