Tác dụng của PHÂN HỮU CƠ giúp cải thiện đất, phòng bệnh cây trồng và Sử dụng hiệu quả phân hữu cơ - Tài Liệu Nông Nghiệp

Chia sẻ thông tin, tài liệu, kỹ thuật, cách làm, cách sử dụng và mọi thứ liên quan đến nông nghiệp và các vấn đề của nông nghiệp

Tin mới:

Home Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

Tác dụng của PHÂN HỮU CƠ giúp cải thiện đất, phòng bệnh cây trồng và Sử dụng hiệu quả phân hữu cơ

Phân hữu cơ không chỉ đơn thuần cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, mà phân hữu cơ còn giúp cải thiện được đặc tính vật lý, hoá học, và sinh học của đất. Chất hữu cơ khi phân huỷ cho ra một chất gọi là keo mùn. Thì keo này sẽ liên kết các hạt đất lại với nhau, để tạo ra những lỗ rỗng. Đất có nhiều hữu cơ nó tạo ra được nhiều lỗ rỗng, như vậy thì đất trở nên tơi xốp. Mùn hữu cơ có điện tích âm. Chính nhờ keo mùn có điện tích âm này sẽ giúp giữ các dinh dưỡng có điện tích dương của phân bón lại. Ta có thể coi mùn hữu cơ như một cái kho lưu trữ các dinh dưỡng phân lại. Phương pháp ủ phân chuồng với xác bã thực vật trong 18 ngày thực hiện như nào?

Videos: Sử dụng hiệu quả phân hữu cơ trong canh tác vườn - Khoa học nông nghiệp THVL 



00:28: Thưa bà con và quý khán giả thân mến! 
Các chuyện gia dinh dưỡng cây trồng thường khuyên bà con nông dân, nên chú trọng sử dụng phân hữu cơ cho vườn cây ăn trái của mình để quá trình sản xuất được bền vững, cho năng suất ổn định, sản phẩm chất lượng và an toàn. Tuy hiện nay có nhiều nhà vườn đã ý thức được điều này, nhưng đa phần bà con chưa biết cách sử dụng phân hữu cơ thế nào cho hiệu quả và kinh tế.

Một số bà con chọn mua phân hữu cơ được sản xuất công nghiệp, một số bà con lại bón trực tiếp nguồn phân gia súc, gia cầm vào vườn cây, hay tiến bộ hơn có ủ phân hữu cơ nhưng chưa kết hợp phân chuồng với xác bã thực vật, để tạo ra sản phẩm phân bón chất lượng cao. Hơn nữa việc sử dụng cần được lưu ý để phân hữu cơ có thể phát huy tối đa tác dụng.

Trong chương trình khoa học nông nghiệp kỳ này. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con những ưu điểm của loại phân này, cũng như kỹ thuật ủ phân hữu cơ tại nhà. Giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư, giúp vườn cây khoẻ mạnh năng suất cao. Mời bà con và các bạn cùng theo dõi!

Sử dụng hiệu quả phân hữu cơ trong canh tác vườn:

Những hình ảnh này chúng tôi ghi nhận được trên địa bàn các tỉnh có diện tích trồng cây có múi lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Và đây cũng là biểu hiện chung của hàng chục ngàn hecta vườn cây có múi trong vùng đang đối mặt.



Song song với bệnh vàng lá grinin do rầy chổng cánh truyền virus gây hại, là diện tích ngày càng tăng của bệnh vàng lá thối rễ. Một loại bệnh mà nhà vườn ĐBSCL rất lo ngại. Bởi các biện pháp trị bệnh chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nhiều nhà vườn đã cố gắng hồi phục vườn cây bằng cách phun các loại thuốc hoá học, phân bón lá. Thậm chí bổ sung thêm một lượng lớn phân hoá học, Nhưng cuối cùng các nhà vườn cũng đành phải loại bỏ các cành nhánh bị hư hại hoặc đốn hạ cả vườn. Chấp nhận thiệt hại nặng nề.

Theo GSTS Nguyễn Bảo Vệ chuyên gia về canh tác cây ăn trái cho biết. Đây là hiện tượng chung của các vườn Đồng Bằng Sông Cửu Long sau nhiều năm lên líp. Cây sung khoẻ ban đầu năng suất khá nhưng dần về sau mất sức sống. Nhà vườn tiêu tốn lượng phân bón nhiều hơn nhưng năng suất không tăng, bệnh lại suất hiện nhiều.

Đó là do đất líp bị suy thoái, mà cụ thể là suy thoái thành phần chất hữu cơ trong đất. Một khi đất mất đi chất hữu cơ thì nấm bệnh có cơ hội phát triển mạnh. Đây là lý do bộ rễ nhiều loại cây trồng ở ĐBSCL bị tổn hại nặng.

Nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái chất hữu cơ trong đất là do quá trình phân huỷ chất hữu cơ diễn ra nhanh, một phần trôi theo nước mưa, nước tưới. Và quan trọng hơn hết vẫn là do thói quen sử dụng phân hoá học liên tục trong thời gian dài mà không bổ sung chất hữu cơ cho đất của bà con.

3:22 MC hỏi:
Thưa Giáo sư qua khảo sát thực tế thì đã cho chúng ta thấy là khi mà đất đai thiếu thành phần chất hữu cơ thì nó bị suy thoái, và cây trồng không phát triển được và dễ bị dịch bệnh tấn công. Ngược lại khi mà đất được bổ sung đầy đủ chất hữu cơ thì cây trồng phát triển xanh tốt.
- Thì nhân đây giáo sư có thể giải thích rõ là lý do vì sao mà chất hữu cơ có vai trò quan trọng như vậy? 
- Giải thích thông qua cơ chế như thế nào?

3:45 Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ, Nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, đại học Cần Thơ
Chất hữu cơ nó có một vai trò rất quan trọng. Không phải là chỉ đơn thuần nó cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng không, mà nó còn có thể cải thiện được đặc tính vật lý, hoá học, và sinh học của đất.

Thì ở đây nếu mà đất có chất hữu cơ thì chúng ta thấy. Chẳng hạn như hình ở đây cho thấy là:
Chất hữu cơ phân huỷ tạo ra keo mùn. Keo muồn tác dụng giúp cải thiện đất.
Chất hữu cơ phân huỷ tạo ra keo mùn. Keo muồn tác dụng giúp cải thiện đất.
+ Chất hữu cơ mình khi mà phân huỷ nó cho ra một chất người ta gọi là keo. Nó gọi là keo mùn. Thì keo này sẽ liên kết các hạt đất lại với nhau, để tạo ra những lỗ rỗng này đây. Đất mà có nhiều hữu cơ nó tạo ra được nhiều lỗ rỗng, như vậy thì đất trở nên tơi xốp. Nên bộ rễ của cây trồng sẽ phát triển dễ dàng hơn, và nó lấy được nhiều không khí ở trong đất để phát triển.

Và đồng thời chính những lỗ rỗng này khi bà con mình tưới nước, thì nước mới ngấm vô trong đó vì vậy nó mới thấm xuống sâu được. Nên nó giữ nước được nhiều hơn. Thì như vậy rõ ràng nó cải thiện được đặc tính vật lý của đất. Thì cái đấy nãy giờ tôi trình bày đó là cái độ phì về mặt vật lý của đất.

+ Còn bây giờ độ phì về mặt hoá học. Thì chúng ta biết rằng mùn hữu cơ này nó có một điện tích âm, nên khi các phân hoá học chúng ta bón vào có điện tích dương chẳng hạn như: kali, amon, canxi, magie, sắt, đồng, kẽm, mangan thì như vậy là chính nhờ keo mùn mà có điện tích âm này sẽ giữ các dinh dưỡng có điện tích dương lại. Nếu mà chúng ta bón được phân hữu cơ vào trong đất thì cái mùn hữu cơ này. Nó sẽ làm, mình tạm gọi nó cũng như là một cái kho vậy đó để mà nó giữ cái phân hoá học, nên chúng ta sẽ giảm đi cái lượng phân hoá học bị mất mát.
Mùn hữu cơ có điện tích âm giúp giữ các chất dinh dưỡng có điện tích dương lại.
Mùn hữu cơ có điện tích âm giúp giữ các chất dinh dưỡng có điện tích dương lại.
+ Còn cái độ phì về mặt sinh học. Tức là trong đất của mình nó có những con sinh vật, mà sinh vật lớn chẳng hạn như: con trùng, con mối, con kiến...
Thí dụ như con trùng, ban ngày nó sợ ánh sáng nên nó đào hang chui xuống dưới sâu, rồi ban đêm trời tối nó lại bò trở lên mà nó ăn xác bã hữu cơ này. Thành ra trong đất của mình nó có nhiều những cái lỗ. Bà con thấy đây này những lỗ mà thông thoáng như này nè. Thì mình thấy nó lợi vô cùng. Mà suất phát từ chỗ nếu không có chất hữu cơ con trùng này không có đồ ăn thì không ở.
Con trùng/giun đào đường trong đất giúp tạo các khe trong đất giúp vận chuyển phân hữu cơ vào sâu trong đất.
Con trùng/giun đào đường trong đất giúp tạo các khe trong đất giúp vận chuyển phân hữu cơ vào sâu trong đất.
Ngoài ra còn những con vi sinh vật (VSV) khác. Rất là nhỏ chúng ta không thấy được. Chẳng hạn như con nấm rễ này đây.
Rễ cây không có nấm rễ hỗ trợ nên chỉ hút dinh dưỡng trong khu vực hẹp.
Rễ cây không có nấm rễ hỗ trợ nên chỉ hút dinh dưỡng trong khu vực hẹp.
Bà con có thể thấy con nấm rễ này. Bên đây thì không có nấm rễ. Thì một rễ cây nó dài như thế này thì nó có được mấy cái rễ lông hút. Cái cây thay vì chỉ có 3 cái rễ lông hút như thế này, để mà lấy dinh dưỡng xung quanh một vùng rất là hẹp như thế này đây.
Rễ cây có nấm rễ hỗ trợ nên hút dinh dưỡng trong khu rộng hơn.
Rễ cây có nấm rễ hỗ trợ nên hút dinh dưỡng trong khu rộng hơn.
Thì bây giờ các sợi nấm này nó mọc dài, lan dài ra như thế này nên nó đi rất xa để lấy dinh dưỡng. Hoặc là trong điều kiện hạn, thiếu nước này kia nó cũng đi xa để lấy nước giúp cây trồng phát triển.

Ngoài ra chất hữu cơ còn có một cái lợi là, bởi vì ở trong đất nếu mà có chất hữu cơ thì cái hệ vi sinh vật phân huỷ chất hữu cơ này, tức những con nấm như là tricoderma ở đây nó phát triển rất là mạnh. Và khi nó phát triển nhiều hơn thì nó có cái lợi là nó sẽ tiết ra những chất để chống lại nấm bệnh.

chẳng hạn như trong hình đây mình thấy là nấm bệnh là sợi lớn dài này đây. Nấm tricoderma là cái sợi nhỏ này đây. Nếu mà nó phát triển nhiều nó sẽ quấn một cách cơ học, nó không có con nấm kia phát triển và đồng thời nó tiết ra những chất để mà ức chế con nấm bệnh. Nghĩa là không thể nào sinh sôi nẩy nở được.
Cơ chế nấm tricoderma quấn và tiết chất ức chế nấm bệnh.
Cơ chế nấm tricoderma quấn và tiết chất ức chế nấm bệnh.
Nấm tricoderma tiết chất ức chế và giết nấm bệnh.
Nấm tricoderma tiết chất ức chế và giết nấm bệnh.
Nên trong thời gian vừa qua cái bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi của bà con nông dân ở ĐBSCL mình phát triển mạnh đó là bởi vì nó cũng suy thoái cái hệ vi sinh vật này. Mà hậu quả là do cái sự suy thoái của cái chất hữu cơ gây ra.

7:52
GSTS Nguyễn Bảo Vệ cũng nhấn mạnh rằng. Ngoài việc cung cấp các thành phần đa trung vi lượng cần thiết cho cây trồng thì phân hữu cơ còn có những thành phần tương tự như chất điều hoà sinh trưởng. Những chất này sẽ giúp cây trồng phát triển tốt, bộ rễ phát triển nhanh, khoẻ, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Phân hữu cơ còn giúp tăng chất lượng sản phẩm, giữ năng suất ổn định qua từng năm đồng thời tiết kiệm được lượng lớn phân hoá học.

Thực tế cho thấy cây trồng chỉ hấp thu khoảng 30 - 40% lượng phân hoá học được bón vào đất. Phần còn lại bị mất đi do đất thiếu keo mùn để giữ chúng lại. Vì vậy lượng phân bón hao hụt nhiều hơn.

Theo ý kiến của các chuyên gia. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận vai trò của phân hoá học. Bà con cần kết sử dụng phân hữu cơ và phân hoá học vào vườn cây hợp lý. Để đạt năng suất cao, cho trái bền cây khoẻ ít bệnh hại.

Trong thực tế sản xuất nhiều nhà vườn đã biết lợi ích của phân hữu cơ và biết sử dụng chúng trong chăm sóc vườn cây ăn trái của mình. Tuy nhiên việc sử dụng của đa số bà con còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được nhiều hiệu quả của phân hữu cơ.

Khác với phân bón vô cơ. Phân hữu cơ cần được sử dụng với số lượng lớn từ vài tấn đến hàng chục tấn trên 1 hecta. Càng nhiều hữu cơ thì càng tốt không ảnh hưởng đến sức khoẻ cây trồng. Chính vì vậy nếu bà con sử dụng sản phẩm phân hữu cơ công nghiệp, thì chi phí sẽ tăng cao dẫn đến dùng ít hiệu quả cải tạo đất vườn sẽ không như mong muốn.

Để tiết kiệm hơn nhiều nhà vườn sử dụng phân chuồng như phân gà, phân bò từ các trại chăn nuôi nhưng bà con lại rải trực tiếp phân chuồng vào vườn cây không qua công đoạn ủ hoai. Việc làm này chẳng những gây ôi nhiễm môi trường sống, mà còn phát tán hạt cỏ dại, cũng như mầm bệnh từ phân chuồng ra bên ngoài đất vườn sẽ gây hại cho cây trồng. 

Chưa hết nếu bà con sử dụng phân tươi thì quá trình phân huỷ phân chuồng tươi sẽ tạo nhiệt độ cao gây tổn hại rễ cây. Tiến bộ hơn nhiều bà con có ủ phân chuồng với nấm tricoderma, nhưng chưa biết kết hợp với xác bã thực vật.
GSTS NGuyễn Bảo Vệ hướng dẫn ủ phân hữu cơ trong 18 ngày.
Theo GSTS Nguyễn Bảo Vệ đây lại là điểm chưa hay của những nhà nông này. Bởi nếu chỉ ủ phân gia súc gia cầm thì chất lượng phân hữu cơ làm ra chưa đạt yêu cầu, do thiếu chất xơ từ các bã thực vật. Nó là thành phần giúp quá trình phân huỷ chất hữu cơ diễn ra tốt hơn, và còn giúp tăng kích thước đống ủ. Giảm được chi phí mua phân chuồng. Trong khi đó nguồn xác bã thực vật từ sản xuất nông nghiệp là rất lớn, rất đa dạng như: rơm rạ, xơ dừa, cỏ khô, vỏ ca cao... Tuỳ điều kiện thực tế mà bà con có thể chọn cho mình loại xác bã vừa rẻ vừa dễ tìm để ủ phân hữu cơ.

10:35 PGSTS Nguyễn Bảo Vệ
Anh lấy nguyên cái phân bò nó rất là đắt tiền, để mà anh ủ nguyên chất như vậy nó cũng không có tốt lắm, trong vấn đề gọi là tạo ra một loại phân hữu cơ tốt. Mà mình cần phải có phối hợp giữa phân bò này với lại những xác bã thực vật. Thì nguồn vật liệu để mà ủ chung lại với phân bò đây, thì như tôi nói sẽ tuỳ thuộc vào bà con nông dân của mình thôi.

Chẳng hạn mình có nhiều ruộng lúa, rơm rạ đây là ưu tiên số một. Tỉ lệ giữa rơm và phân bò là: 2 rơm, 1 phân bò. 
Đây tôi khuyến cáo là kích thước đống ủ của mình cũng không cần lớn quá: 1 thước chiều này, 1 thước vuông chiều này và cao 1 thước tới 1 thước 5, là coi như là người ta đã nghiên cứu nó đạt cả về mặt nhiệt độ toả ra, cả về mặt oxy để vô tới trong ruột của đống ủ.

Bây giờ cách làm phân hữu cơ mình thế này:

+ Trước tiên là anh lót ở bên dưới rơm 1 lớp vào khoảng chừng 1 tấc.
+ Sau đó anh cho phân bò lên vào khoảng cỡ chừng 5 phân.
+ Dùng cái nấm tricoderma đó. Anh theo như hướng dẫn của nhà sản xuất để mà mình tưới cho nó thấm đều lớp này.
+ Song rồi anh lặp lại như vậy cái lớp thứ 2. Thì anh cứ chất hoài chất hoài như thế này lên tới khi mà đạt chiều cao mà anh như anh tính. Có thể là bà con làm cho đạt ngang cái đầu người mình cũng được. Tức là khoảng cỡ chừng 1 thước 5. Nói chung là trên 1 thước là đạt rồi.
+ Nhưng mà khi lên tới bên trên rồi đó mình dùng 1 cái tấm ni lông phủ ở bên trên. Thì ni lông này nó cũng có hay ở cái chỗ là vừa là che mưa nhưng đồng thời nó cũng giữ nhiệt.
+ Để yên như vậy là khoảng cỡ chừng 4 ngày.

GSTS hỏi: Anh Thạch để bao lâu? Để yên ấy? Anh Thạch: Khoảng 15 ngày. GSTS: Ở đây anh Thạch sau 15 ngày anh mới đảo và sau đó nhiều khi anh đảo 1 lần rồi anh bỏ luôn tới 3 tháng anh đem ra sài.

Thì bây giờ cách ủ như tui nói, người ta chỉ cần có 18 ngày. Tức là khoảng 3 tuần là xong rồi. Nhưng mà cái vấn đề đảo là bà con mình phải làm thường xuyên. 

+ Sau 4 ngày thì mình mới bắt đầu đảo. Bởi vì sau khi mà anh ủ cái phân như thế này rồi thì sau khoảng cỡ chừng 2 ngày thì anh Thấy là nhiệt độ nó lên rất là cao. Con vi sinh vật như vậy là nó phát triển rất là khoẻ, nên lúc đó anh phải dở đống ủ ra để mà anh đảo.

Đảo là nhằm 2 mục tiêu. Một là để mình kiểm soát nhiệt độ. Bởi vì nếu không nhiệt độ nó lên cao quá thì nó giết con vi sinh vật. Lúc đó đống ủ của anh nó nguội trở lại, nó không có mục được rơm, mục được phân bò.

  + Ở đây được khuyến cáo cứ 2 ngày đảo một lần.
Thì như vậy anh chỉ cần đảo khoảng cỡ chừng 7 lần. Tức là 14 ngày cộng với 4 ngày đầu là 18 ngày ta đã thấy là phân đó anh đem ra sài được rồi.

Trải lớp rơm xuống sau đó phủ lớp phân chuồng lênPhủ phân chuồng lên rồi lại rải tiếp lớp xác bã thực vậtSử dụng VSV nấm tricoderma để tăng nhanh quá trình ủ phân hữu cơĐống ủ phân hữu cơ có thể cao trên 1 mét Sử dụng bạt đậy kín đống ủ phân hữu cơ giúp giữ nhiệt và ngăn thoát nước

Phân hữu cơ chất lượng bao gồm phân chuồng kết hợp xác bã thực vậtGSTS Nguyễn Bảo Vệ hướng dẫn ủ phân hữu cơ với xác bã thực vật trong 18 ngày
13:36
Chưa kể về quan điểm khoa học có lợi cho cây trồng, hay về mặt lợi ích kinh tế, hoặc tính bền vững đối với môi trường. Việc tự ủ phân hữu cơ còn cho phép tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp. Đó cũng là lời khuyên của các chuyên gia để tạo ra lượng phân hữu cơ đủ lớn, chất lượng nhằm cải tạo đất vườn. Hạn chế bệnh hại, tiết kiệm phân bón.

Làm ra được sản phẩm phân bón tốt, nhưng sử dụng như thế nào để đạt kết quả tốt lại là một vấn đề.

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ cho biết:
Phân hữu cơ muốn cải tạo đất thì phải đi sâu vào bên trong đất. Nhưng phần lớn đất vườn cây ăn trái ở ĐBSCL bị nén dẽ. Khi phân hữu cơ được bón trên bề mặt sẽ dễ trôi đi do mưa, hoặc nước tưới.

Do vậy, bà con nên chú ý những điểm sau khi sử dụng phân hữu cơ:

+ Dùng cuốc răng cưa xới đất, phá váng nhẹ trên bề mặt trước khi bón phân, hoặc đào hộc sâu khoảng 3 - 4 tấc một bên tán cây. Bón phân vào, rồi lấp đất lại;
- Vụ tới làm hộc khác bên kia tán cứ như vậy phân hữu cơ sẽ xuống được tầng đất bên dưới.
+ Ngoài ra bà con còn có thể tìm trùng đất đưa vào vườn cây. Khi chúng di chuyển để lấy thức ăn sẽ tạo hang rãnh, thông qua đó phân hữu cơ được phân phối vào sâu bên trong đất.
+ Bà con nên hạn chế sử dụng thuốc sát trùng vào đất để tránh tiêu diệt trùng đất, cũng như các vi sinh vật có lợi.

Với những vật liệu được tạo ra từ quá trình chăn nuôi trồng trọt, bà con nông dân hoàn toàn có thể tự mình tạo ra nguồn phân bón hữu cơ đạt chất lượng kinh tế.
Không đơn thuần là nguồn cung cấp dinh dưỡng mà nó còn giữ vai trò quan trọng trọng việc cải thiện độ phì nhiêu của đất. Giúp bà con giảm chi phí phân hoá học, cũng như thuốc bảo vệ thực vật.
Vì vậy trong xu thế phát triển ngành nông nghiệp hiện đại. Phân hữu cơ là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu để tạo nền sản xuất sạch, an toàn và bền vững.

-----___-----
Nguồn nội dung được https://tai-lieu-nong-nghiep.blogspot.com chuyển thể (STT) từ Video THVL Khoa học Nông nghiệp - Sử dụng hiệu quả phân hữu cơ trong canh tác vườn (14/12/2015)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages