Vôi ngoài tác dụng tăng PH cho đất và nước thì còn những tác dụng gì? Vôi giúp rửa phèn và rửa mặn như thế nào? Cây trồng cần sử dụng nhiều canxi để làm gì? Tác dụng của vôi, canxi trong việc giúp cây phòng, chống lại nấm bệnh, mầm bệnh như thế nào? Tại sao vai trò của vôi cho cây trồng lại quan trọng? Nấm bệnh, mầm bệnh xâm nhiễm vào tế bào thực vật như thế nào?
Video: Vai trò của vôi trong canh tác lúa - Phần 2 - Nghề trồng lúa
Các bạn có thể xem thêm: Phần 1 Tác dụng và vai trò của vôi giúp tăng PH đất như thế nào
Tác dụng của vôi giúp giảm ngộ độc chất phèn, rửa mặn cho cây trồng
Khi mà đất của mình nó chua, nó có nhiều sắt thì khi chúng ta đưa vôi vô thì độc chất sắt, hay cả nhôm nữa nó sẽ bị cố định lại kết tủa xuống. Có nghĩa là nó không tan ở trong nước nữa và cây trồng nó sẽ không có hút các độc chất này mà gây độc cho nó. Nên chính vì vậy mà chúng ta gọi là bón vôi vô để mà gọi là giải độc phèn là vậy. Tức là làm cho độc chất sắt nhôm bị cố định trở lại.Vôi giúp cố định chất sắt, nhôm lại không hoà tan trong nước nên cây trồng không hấp thụ được |
Tôi có thể cho bà con xem vôi giúp cố định độc chất sắt ở trong đất như thế nào.
- Ở đây tôi lấy một ít chất gọi là sulfat sắt, cho một ít vào trong cốc, và cho nước vô. Bà con thấy chất sắt này nó tan hoàn tàn trong nước nè. Mình không thấy được cái sắt gì cả, nhưng mà cây lúa mà nó sống trong điều kiện có chất sắt nhiều như thế này, thì nó hút sắt vô nó sẽ bị gây độc.
Thì bà con thấy trên lá của lúa bị những cái đốm mà hơi bầm bầm tím này kia; cả triệu chứng thiếu lân, ngộ độc sắt nó diễn ra ở trong cây lúa khi mà cây lúa hút nhiều chất sắt này.
- Như vậy là cho vôi vô đây sắt nó bắt đầu nó kết lại đây nè. Có nghĩa là nó bắt đầu lợn cợn lợn cợn ở trong này. Thì tôi để một hơi bà con sẽ thấy toàn bộ cái sắt này nó bị kết trở lại rồi. Nó sẽ lắng ở dưới đáy ly.
Có nghĩa là ở ngoài đồng ruộng, khi mà chúng ta đưa vôi vô thì sắt nó sẽ bị kết tủa trở lại, nó nằm ở bên ngoài. Nghĩa là không tan ở trong nước và rễ cây không có hút các độc chất sắt này.
Có nghĩa là ở ngoài đồng ruộng, khi mà chúng ta đưa vôi vô thì sắt nó sẽ bị kết tủa trở lại, nó nằm ở bên ngoài. Nghĩa là không tan ở trong nước và rễ cây không có hút các độc chất sắt này.
Chất sắt bị vôi kết tủa, cố định lại thành từng cục nhỏ li ti khi cho vôi vào. |
Và trong điều kiện mặn xâm nhập trong mùa nắng vừa rồi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thì bà con biết là khi mà nước mặn vào trong đất ruộng của mình, thì muối mặn sẽ kết chặt lên trên bề mặt của hạt đất. Nên khi tới vụ hè thu chúng ta cần rửa mặn này đi để đất mình bớt mặn, hay không còn mặn nữa để bà con xuống giống.
Mặn xâm nhập, muối mặn kết chặt trên mặt hạt đất. |
Rửa mặn khi không sử dụng vôi các độc chất natri bám chặt hạt đất khó bị rửa trôi |
Thì bà con cũng biết là mặn nó bám rất chặt lên trên bề mặt của đất như thế này, nếu mà chúng ta dùng nước chúng ta rửa thì rất là chậm, mà nhiều khi đuổi nó cũng không đi hết nữa. Nên chúng tôi dùng cái từ là "dùng vôi để đuổi mặn". Bởi vì ở trong vôi này nó có chất canxi, nên khi chúng ta bón vào trong đất canxi sẽ chiếm lĩnh trên bề mặn của đất, nó đẩy natri (Na+) tức là cái muối mặn đó, đẩy natri ra khỏi dung dịch đất, sau đó chúng ta tháo nước chúng ta bỏ đi. Có nghĩa là chúng ta đã đuổi mặn rất là dễ dàng.
Sử dụng vôi rửa mặn, vôi đẩy natri ra khỏi hạt đất giúp việc rửa mặn dễ dàng hơn |
Vôi tác dụng cung cấp canxi cho cây trồng, cho lúa
Còn đối với cây trồng bà con biết là trong vối có chất canxi. Khi mà ta bón được vôi vào đất, có nghĩa là ta cung cấp thêm canxi vào ở trong đất. Cây trồng hút canxi đó lên. Canxi có vai trò rất là quan trọng với đời sống của cây.
Bởi vì canxi là một dưỡng chất trung lượng mà. Sau đạm, lân, kali, thì canxi là cây trồng mình cần rất nhiều.
Vôi còn có tác dụng cung cấp thêm canxi cho cây trông sử dụng |
Cây trồng cần nhiều canxi để làm gì?
- Chức năng thứ nhất là giúp cho cây cứng cáp, ít bị đổ ngã. Là bởi vì canxi khi được cây hút vào thì nó làm cho vách của tế bào; bà con hình dung giống như những cục gạch vậy đó, mà xây nhà lên thì giữa các cục gạch là xi măng, thì canxi này nó sẽ làm cho vách tức phần xi măng giữa các cục gạch trở nên cứng chắc. Nên nó làm cho vách tế bào dày lên và cái cây như vậy là đứng vững nên lúa ít bị đổ ngã mặt cuối vụ. Còn lá lúa nó cũng mọc đứng lên như thế này thì nó nhận được nhiều ánh nắng mặt trời nên quang hợp nó cũng tốt hơn.
Vôi cung cấp canxi cho cây trồng, canxi giúp thành vách tế bào thực vật cứng chắc hơn. |
- Còn nhiềm vụ thứ hai, khi mà cây trồng hút được canxi. Thì bà con biết nó sẽ giúp cho cây trống lại bệnh hại xâm nhập. Bởi vì bà con biết là khi con nấm rớt trên bề mặt của lá, thân cây thì nó phải tìm cách để chui vào ở bên trong để nó tiết ra những men. Rồi men đó phân huỷ vách của tế bào để nó xâm nhập vào trong dưỡng chất mà có ở trong tế bào để mà lấy dưỡng chất đó để nó sống.
Cơ chế xâm nhiễm vách tế bào thực vật của nấm, mầm bệnh |
Click xem video này để rõ hơn cơ chế xâm nhiễm vào vách tế bào của nấm bệnh như nào.
Thì bà con thấy nó phá hết tế bào này, tế bào khác nên mình thấy vết bệnh ngày hôm trước mình thấy vết nhỏ như này, chấm kim thôi nhưng 2, 3 ngày sau vết nó bự to ra như thế này và cuối cùng cả cái lá như vậy sẽ bị thiệt hại.
Thì bây giờ nếu mà trong lá cây của mình có đủ canxi. Thì khi con nấm nó tiết ra men để phân huỷ tế bào thì men đó gặp canxi ở trong lá cây của mình, thì cái men đó sẽ trở nên gọi là bất động, nghĩa là không hoạt động được; là có nghĩa nó không phá vỡ tế bào được.
Nấm bệnh lây lan phát triển trên cây trồng từ một chấm nhỏ lan ra cả lá |
Cơ chế kháng, ngăn nấm và mầm bệnh tấn công vào thành vách tế bào |
|
- GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, đại học Cần Thơ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét