NGỘ ĐỘC DINH DƯỠNG trên cây trồng nguyên nhân và cách khắc phục, cách xử lý - Kỳ 87 - Tài Liệu Nông Nghiệp

Chia sẻ thông tin, tài liệu, kỹ thuật, cách làm, cách sử dụng và mọi thứ liên quan đến nông nghiệp và các vấn đề của nông nghiệp

Tin mới:

Home Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

NGỘ ĐỘC DINH DƯỠNG trên cây trồng nguyên nhân và cách khắc phục, cách xử lý - Kỳ 87

Ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng, cây lúa dấu hiệu nhận biết, phân loại ngộ độc và phương pháp, cách thức xử lý ngộ độc. Nguyên nhân và khắc phục ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng như thế nào? Triệu chứng ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phân bón, ngộ độc phèn và ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật? Sử dụng phân bón cân đối để tránh ngộ độc dinh dưỡng cho cây.

VIDEO: NGỘ ĐỘC DINH DƯỠNG TRÊN VÂY TRỒNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ - KỲ 87


3:05 MC Hồng Thắm Thưa bà con, thưa quý vị khán giả!
Sử dụng hợp lý phân bón được xem là một kỹ thuật quan trọng, góp phần rất lớn cho việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất cung cấp thiếu hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Đặc biệt sử dụng quá liều lượng phân bón cây trồng sẽ bị ngộ độc dinh dưỡng. Khi bị ngộ độc dinh dưỡng cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất thấp. Trường hợp nặng cây sẽ chết.

Ghi nhận về tình trạng ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng cũng như những hiểu biết của bà con về vấn đề này. Nhóm phòng viên chương trình đã thực hiện đoạn băng hình sau đây. Xin mời 3 vị diễn giả, quý khán giả và bà con cùng theo dõi.

- Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón góp phần rất lớn trong việc gia tăng năng suất. Tuy nhiên, một số trường hợp do điều kiện khách quan, hay thói quen tăng liều sử dụng của nhà nông khi bón phân qua gốc hay qua lá, đã làm cho cây trồng hấp thu một lượng dinh dưỡng lớn trong một khoảng thời gian ngắn, khiến cây bị ngộ độc.
Khi bị ngộ độc dinh dưỡng cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, nếu nặng cây sẽ chết.

4:05 Nhà nông Trần Văn Nở, Phước Hậu, Long Hồ, Vĩnh Long
Cây cải này sài phân nó vừa đủ đạt hiệu quả. Còn cao, sài lượng phân quá nhiều thì nó bị ngộ độc. Trên cây cải nó phụt lên, nắng thì cháy lá, còn mùa mưa nó bị dập, lá cải bị mềm nó dễ bị dập. Làm cho dần dần cây cải mình nó bị bệnh, bị mất công sức của mình.
Nha nong Tran Van No chia se ve kinh nghiem bon phan cua minh.
Nhà nông Trần Văn Nở chia sẻ về kinh nghiệm bón phân của mình.
4:25 Nhà nông Nguyễn Văn Dù Phướng Hậu, Long Hồ, Vĩnh Long
Triêu chứng trên cây nhãn như vàng lá, bộ rễ không phát triển, lá nó vàng nó bị ngộ độc.
Nha nong Nguyen Van Du chia se ve kinh nghiem bon phan tren cay nhan.
Nhà nông Nguyễn Văn Dù chia sẻ về kinh nghiệm bón phân trên cây nhãn.
4:37
- Thực tế trong sản xuất nhiều nhà nông sử dụng phân bón quá nhiều và mất cân đối. Điều này không chỉ gây tốn kém chi phí, năng suất chất lượng cây trồng giảm sút. mà còn làm cho môi trường canh tác bị ngộ độc do tích tụ quá nhiều một loại nguyên tố nào đó, và ngăn cản cây hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Khi cây trồng bị suy yếu cũng là cơ hội để các loại nấm bệnh phát triển gây hại.

4:58 Nhà nông Trần Văn Văn Hiền, Phước Hậu, Long Hồ, Vĩnh Long
Theo tôi thì có mấy vấn đề như sau. Cái thứ nhất, là sử dụng phân bón cân đối là tùy theo coi mực độ của cây phát triển. Nếu cây nó quá là thiếu dinh dưỡng thì mình tưới liều lượng nó hơi cao chút. Còn nếu cây nó phát triển tốt thì mình hạn chế được phân bón. Đặc biệt là phân đạm.
Nha nong Tran Van Hien chia se ve kinh nghiem bon phan cua minh.
Nhà nông Trần Văn Hiền chia sẻ về kinh nghiệm bón phân của mình.
05:25
- Để hạn chế tình trạng ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng. Các nhà chuyên môn khuyến cáo nông dân phải tìm hiểu kỹ loại phân bón khi sử dụng. Nên chọn những sản phẩm phân bón chất lượng và sử dụng đúng theo khuyến cáo. Nếu có thể cần phân tích đất và lá cây, để theo dõi chính xác tình trạng dinh dưỡng của cây để điều chỉnh lượng phân bón phù hợp.

5:45: MC Hồng Thắm
Thưa PGS TS Nguyễn Bảo Vệ đoạn băng hình chúng ta vừa xem cho thấy bà con mình cũng có hiểu biết nhất định về ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng. Nhân đây thì xin PGS hướng dẫn cho bà con thật kỹ nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng và cách nhận biết như thế nào.

06:04 PGS TS Nguyễn Bảo Vệ Khoa Nông nghệ và Sinh học ứng dụng ĐH Cần Thơ
Về cái nguyên nhân mà gây ra. Thôi bây giờ, từ chung mà chúng ta sử dụng nãy giờ là "ngộ độc dinh dưỡng" đó. Thì do đất cũng có, do nước cũng có nhưng mà hai cái này ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của mình không lớn lắm.

+ Chẳng hạn như đất. Đất mình đất phèn thì chất dinh dưỡng sắt nó rất là nhiều nên cây mà sống trên đó bà con nghe nói ngộ độc sắt đó. Mà chất sắt cũng là một chất dinh dưỡng. Thì đất cũng có.

+ Rồi ngộ độc do nước. Chẳng hạn như nước mặn. Mình đang trồng lúa như vậy mặn nó xâm nhập vô, hay vườn cây ăn trái vậy. Trong nước mặn nó có chất clo, mà clo cũng là một dưỡng chất. Mà nó vô nhiều quá cây trồng nó hút lên gây ngộ độc nhưng mà cái dạng đó bà con mình biết rõ lắm rồi. Nên trên đất phèn bà con mình tìm cách ức chế làm sao đừng cho cây lấy nhiều chất sắt.
- Chẳng hạn như bà con đưa lân vô để hạn chế, rửa bỏ bớt sắt; bón thêm vôi để hạ sắt xuống bà con biết rồi. Mặn thì bà con mình biết ngăn lại.

+ Nhưng mà ngô độc dinh dưỡng mà bây giờ chúng tôi thấy nó lăm le. Nó đang, nghĩa là có chiều hướng ảnh hưởng nặng cho người sản xuất. Đó là vấn đề người dân bón quá nhiều phân mà chưa có hiểu hết tình trạng dinh dưỡng của đất cũng như là của cây.

Hồi nãy trong phóng sự nói mà tôi cũng rất là hay đó, và nông dân mình cũng nói: Có nghĩa là ông muốn bón thì ông phải nhìn đất, rồi nhìn cây coi cái mã cây nó như thế nào. Rồi trong lời bình cũng có nói là bây giờ mình cũng phải đem phân tích đất, phân tích cây để coi cái nhu cầu dinh dưỡng của nó ra làm sao. Mà nếu mình không rõ nữa mình để cho chuyên gia người ta tổ hợp sẵn, cân đối cho mình thì cái chuyện đó rất là hợp lý.

Nhưng mà trong thời gian gần đây tôi cũng thấy là ngay ĐBSCL cũng đã xuất hiện rồi. Chẳng hạn như trước đây tôi cũng đi thăm những vườn trồng vũ sữa. Nghĩa là bà con báo lại giờ cây vũ sữa tôi không biết làm sao nữa. Cây sữa to như thế này mà không biết làm sao trưa nắng lên thì thấy nó buồn, mà chiều nó lại tươi tỉnh trở lại. Trời ơi, nào là nói không biết cái vùng đó có nước phèn đi ngang qua nó gây ảnh hưởng bộ rễ, không có mặn xâm nhập. Bây giờ cái vùng nước ngọt, mặn ở đâu. Truy cho đã đời cuối cùng bà con mình năm đó vũ sữa có giá quá rồi tính cho nó nhiều trái, nện phân vô quá cỡ. đó thì như vậy nó dẫn tới chỗ mà chúng tôi sẽ phân tích tiếp tại sao cái ngộ độc nó như thế này vậy.
Rồi mới gần đây nhất nè, một vườn cam của bà con mình ở ĐBSCL cũng điện lại tới tôi nữa. Cũng nói tình trạng, cũng buồn vui của cây nó y như vậy đó thì té ra là cái lượng Bo. Tính cho đậu trái tốt đưa Bo vô cho nhiều.

Mà Bo bà con biết cái chất vi lượng gọi là khoảng giữa thiếu với ngộ độc đó. Nghĩa là mình bón không đủ thì nó thiếu đồng ý rồi, nhưng bà con đưa vô chút xíu thì ngưỡng độc nó nằm kế bên ngưỡng đủ à. Nên nhích nhích chút mình không có biết cách mình nhích chút xíu là nó qua cái độc hại. Nhất là cái chất Bo. Chất Bo nó ngộ độc dữ lắm.

9:00
Mới đây tôi cũng nghe anh Tâm nói trên vùng Tây Nguyên rồi ở miền Đông này kia. Bà còn con mình lại, những cây trồng mà có giá thì lại có xu hướng tự mình mua những cái vi lượng, mà một lượng bao lớn như thế này để mà sử dụng. Nên cái mà do người nông dân mình sử dụng nhưng chưa có nắm được rõ mấy cái này như trong phóng sự nói lúc nãy đó. Cũng cần phải tìm hiểu kỹ thì tôi cho rằng cái đó rất là cần thiết.

Bây giờ cô Thắm hỏi thêm gì chứ "Bây giờ làm sao phân biệt triệu chứng ngộ độc ra làm sao?", thì giờ tôi tách ra 3 cái để mà tui gom nó vô ngộ độc luôn nha. Cái này tui gom nó vô ngộ độc luôn:

+ Bây giờ cái thứ nhất, là do cháy phân. Cháy phân tức là ngộ độc bên ngoài chứ không phải ngộ độc bên trong.
- Cháy, chẳn hạn như mình nói cháy nắng. Cái da mình để như này, ánh nắng dọi dô nóng quá lột da hết trơn mình gọi là cháy nắng.
- Không thôi trái xoài mình gọi là cháy nhựa. Cháy nhựa tức trái xoài như này rồi mủ nó chảy ra như thế này, trong mủ nó có chất mà gây ra nám vỏ.

Thì phân bón này cũng vậy. Bà con biết phân bón hầu hết tất cả nó ở một cái dạng gọi là muối. Nên bà con có biết tại sao những vườn cây ăn trái khi mà bị gập rồi rút nước đó. Chúng tôi luôn luôn khuyến cáo bà con là: Coi chừng! Nghĩa là bà con lấy phân viên bà con liệng xuống đó rồi bị gì?
Lúc mà ngập rễ nó bò lên gần trên mặt líp để nó tìm không khí nó thở. Bị ngập mà, ngộp nó cũng biết đường lên trên, tới chừng nước rút như thế này mấy cái rễ chưa kịp rút xuống, bà con cho phân viên vô cái là những hạt phân đó nó tan ra chỗ nào là nó gây cháy chỗ đó.

Không có nghĩa là quá nhiều. Nghĩa là cái phân đó mà đem rải đều ra hoặc là mình làm loáng ra, thế thì chưa phải là nó ngộ độc về phía nó ăn dư thừa. Nhưng mà chính cái chỗ bà con để nó tiếp xúc trực tiếp phân đó lại với một bộ phận nào của cây.

+ Không thôi mình nói là cháy phân mà cháy trên lá. Dưới một cái lượng đó, bà con phun vô thực ra cây mà nó hút hết thì cũng chưa gây độc, nhưng mà chính nồng độ nó cao quá, nó tiếp xúc lên trên mặt lá. Thì nó là một loại muối mà, nó sẽ rút nước từ bên trong, thì chỗ nào dính đó là nó sẽ cháy ở chỗ đó tui gọi là cháy.
Thì thôi bây giờ, cái dạng đó mình cũng gọi là ngộ độc đi. Chưa chắc gì cái lượng đó nó gây ra độc ở bên trong, nhưng mà do mình hờ hóng trong cách gọi là bón đó sẽ dẫn tới chỗ gọi là cháy. Cháy thì gọi là ngộ độc ở bên ngoài mình gọi là cháy phân.

11:24
+ Rồi một cái. Tôi cũng xếp vô một cái ngộ độc thứ hai nữa là, nó làm chưa đến độ mà nó làm cho nghĩa là dư thừa mà độc trực tiếp của chất đó nhưng nó gây ra mất cân bằng, mất cân đối. Có nghĩa là khi bà con cho nó ăn nhiều chất này thì nó lại ức chế một chất khác. 

Hồi nãy tôi thấy trong phóng sự nói mà tui nghĩ rằng rất là tâm đắc ở cái chỗ là. Chỗ mà bà con tự mình mua về rồi mình liệng dô mà mình chưa có nghiên cứu kỹ. Nhiều khi mình tính cho nó ăn nhiều cho nó ngon mà.

Thì thực ra ăn nhiều chất đó cũng chưa có gây độc cho cây, nhưng mà nó sẽ ức chế không cho hấp thụ một chất khác. Thì cái cây mình giảm năng xuất không phải do ngộ độc của chất mình đang bỏ vào mà do nó thiếu một chất kia.
- Chúng tôi lấy thí dụ. Bà con biết ĐBSCL của mình là chất kẽm không thiếu. Do PH thấp kẽm nó hữu dụng nhiều lắm. Nhưng mà tại sao bây giờ bà con thấy là một số loại thuốc trừ sâu, trong đó có kẽm mà khi phun vô một cái là cây thấy nó tốt hơn. Lý do chỗ là khi bà con bón urê nhiều quá. Đạm amoni nhiều trong đất cây nó hút cái đó rồi sau đó chất kẽm hút dô không được nữa thì nó gây ra thiếu kẽm.

Không thôi bà con nói bây giờ cái kali. Nghe nói thầy Vệ khuyến cáo kali bón vô thì nó sẽ làm cho cây vững chắc, rồi này ít sâu bệnh này kia. Bà con tùy tiện mua cái phân mà muối ớt nện dô thật nhiều thì nó dẫn tới chỗ là: Chất kali cây lấy nhiều cũng chưa có gây độc cho cây, bởi vì nó hút kali rất là xa xỉ, hút vô nhiều không gây độc nhưng mà nó dẫn tới cái gì? Nó làm cho chất canxi, và magiê không hút vô được. Nghĩa là khi cây nó lấy nhiều kali rồi nó không hút được canxi, magiê. 

Thì cái dạng đó tôi cũng xếp nó vô một cái dạng mình coi như cũng là ngộ độc. Có nghĩa là làm cho mất cân bằng trong vấn đề hấp thu một chất khác khi mình đưa một chất này vô nhiều.
Sự tác động ảnh hưởng của dinh dưỡng này lên dinh dưỡng khác.
Sự tác động ảnh hưởng của dinh dưỡng này lên dinh dưỡng khác.
SỰ TƯƠNG HỖ/ĐỐI KHÁNG đến mức độ dễ tiêu của các chất dinh dưỡng với cây trồng:
+ NHÓM TƯƠNG HỖ: Tăng khả năng dễ tiêu của một số yếu tố vì tăng hàm lượng yếu tố dinh dưỡng khác.
- Tăng lượng P có thể làm tăng lượng Magie dễ tiêu trong đất đối với cây trồng và ngược lại;
- Tương tự giữa đạm (N) và Magie (Mg);
- Giữa Mn và Kali (K);
- Giữa Đồng (Cu) và Molipden (Mo);
- Giữa đạm (N) và Molipden (Mo).
+ NHÓM ĐỐI KHÁNG: Yếu tố này làm giảm khả năng dễ tiêu của yếu tố khác đối với cây trồng.
Hầu hết xảy ra tình trạng đối kháng giữa các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất đối với cây trồng như:
- Tăng lân (P) dễ tiêu làm giảm sắt (Fe) và ngược lại;
- Giữa đồng (Cu) và sắt (Fe);
- Giữa mangan (Mn) và sắt (Fe);
- Giữa kẽm (Zn) và sắt (Fe);
- Giữa đạm (N) và kali (K);
- Giữa lân (P) và kali (K)...

+ Rồi cái thứ ba, đó là chúng tôi mới xếp ngộ độc thật sự. Có nghĩa là hút cái chất đó vô nhiều quá thế rồi ở trong cây nó bộc lộ ra triệu chứng ngộ độc.
- Thí dụ như chất đạm đi. Chất đạm bà con thấy dư thừa thì lá màu xanh đậm, thân cao lá ấy. Nhưng mà nó nhiều hơn nữa thì dẫn tới ngộ độc, có nghĩa cái lá bị vàng và nó cong dúm xuống thế này. Thì cái đó mình gọi nó là ngộ độc trực tiếp.

Thế còn với chất lân và kali thì nó không có. Lượng mình bón vô nhiều thì hút vô nhiều, không gây độc nhưng gây mất cân bằng dinh dưỡng. 
- Thí dụ bà con bón lân nhiều, cây không ngộ độc chất lân nhưng mà bà con biết nó sẽ dẫn tới thiếu một số chất khác. Chẳng hạn như kẽm cũng dẫn tới chỗ là bị thiếu. Rồi bón lân nhiều sẽ dẫn tới chỗ là thiếu sắt. Thiếu chất sắt đó thì nó cũng xảy ra.
Là bởi vì nó gây ra một tình trạng nghĩa là cây không hút được mấy chất kia.

14:03
Nên như vậy tôi tách ra 3 cái. Chỗ cô Thắm hỏi bây giờ triệu chứng sao? Tôi tách ra 3 cái:
+ là cháy phân. Cháy phân thì bà con dễ nhận diện lắm. Trưa thì buồn, chiều tỉnh dậy. Cháy có nghĩa là làm cho bộ rễ của nó bị hư.

+ Còn mất cân bằng dinh dưỡng thì bà con phải coi như vậy khi mình bón nhiều chất này, gây ra thiếu chất khác. Mình nhìn thiếu cái chất khác đó.
- Chẳng hạn như trên cây lúa, bà con thấy triệu chứng mà gọi là lùn xoắn lá. Chúng tôi lại nghi vấn đề là có thiếu canxi ở trong đó nữa. Cái lá non nó bị xoắn lại. Bởi vì bà con khi mà bón quá nhiều kali. Nghe nói bây giờ cây bệnh này kia đưa kali vô nhiều thì nó lại xoắn lá non, thì nhiều khi mình cho nó bị virus chứ coi chừng nó mất cân đối, nó thiếu canxi đó. Thì đó là cái mình gọi là mất cân bằng dinh dưỡng.

+ Rồi cái thứ 3, mới gọi là ngộ độc trực tiếp. Ngộ độc trực tiếp như chúng tôi đã nói rồi. Lân, kali không có ngộ độc trực tiếp do nó quá nhiều nhưng mà vi lượng khác chẳng hạn như: magiê có nè, sắt có nè, clo có, rồi kẽm cũng có. Có nghĩa là nó bị nhiều quá bà con thấy cái lá nó bị đốm đốm nhất là trên bìa lá. Bà con biết tại sao không?
Vì khi mà. Giống như mình ngộ độc rượu vậy đó. Ngộ độc rượu vô cơ thể nhiều quá rồi mình tìm cách ứa ra, thì cái cây nó cũng khôn lắm. Khi mà nó lấy vô chất đó nhiều quá rồi nó tìm cách ứa ra trên lá. Mà nó ứa ra thì chảy ra ngoài cái chóp lá thế này nó đọng đó nó gây ra hư ở ngoài chóp lá, rồi những cái đốm như thế này.
Thì bà con có thể phân biệt 3 cái gọi là. Mình gôm dô gọi là ngộ độc. Thì có 3 phần nó như vậy thì để cho bà con dễ theo dõi.
PGSTS Nguyễn Bảo Vệ giải thích về các kiểu ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng.
PGSTS Nguyễn Bảo Vệ giải thích về các kiểu ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng.
15:58 MC Hồng Thắm:
Thưa TS Đỗ Minh Nhựt vừa rồi PGS cũng đã cho biết một số biểu hiện của việc mà ngộ độc dinh dưỡng, nhưng riêng đối với trường hợp cây trồng bị ngộ độc phân bón thì bà con mình phải xử lý như thế nào?

TS Đố Minh Nhựt PGĐ Sở NN & PTNT Kiền Giang: Kính thưa bà con nông dân! Kính thưa bạn xem đài!
Qua phân tích của PGS Nguyễn Bảo Vệ về ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng thì qua đó cũng cho thấy đặc điểm của cây trồng bị ngộ độc dinh dưỡng thì:
+ Thứ nhất, là do chúng ta bón quá nhiều phân bón. Nhiều hơn so với nhu cầu của cây dẫn đến ngộ độc.
+ Rồi thứ hai, nữa là các nhóm mà dinh dưỡng này thì thường tập trung ở dưới gốc và như vậy nó làm ảnh hưởng đến bộ rễ và làm cho lá phát triển kém. Có thể nó xuất hiện những đốm nâu trên lá hoặc là vàng lá. Sau đó thì lá bị rụng đi.
+ Rồi thứ ba, nữa thì trong cái này nó gồm những nhóm phân đa lượng, trung lượng và vi lượng.

- Đối với các nhóm mà phân vi lượng thì nó sẽ gây độc trực tiếp đối với cây trồng. Thường thì các nhóm phân vi lượng này nó tập trung gây độc cho cây nếu mà chúng ta bón quá liều và đa số nó hoạt động trong điều kiện PH thấp.

Thì để khắc phục cái ngộ độc dinh dưỡng này: 

- Trước hết bà con nông dân nên ngừng bón phân. Sau đó chúng ta có thể thay nước với điều kiện cây trồng của chúng ta nó nằm trong điều kiện ngập nước. Như cây lúa thì chúng ta thay nước ngọt vào trong cây.

- Thứ hai, đối với một số cây trồng cạn, nó mọc ở trên cạn thì bà con nông dân có thể chúng ta tưới nước để làm sao mà rửa độc tố ở trên gốc, để làm sao mà cho nó rửa bớt cái độc tố ở trên gốc.

- Và cái thứ 3 nữa thì đối với trường hợp cháy phân, như PGS khi nãy trình bày. Thì chúng ta có thể phải pha đúng nồng độ và liệu lượng để chúng ta xịt hoặc chúng ta bón cho cây thì như vậy nó hạn chế cái đó.

- Ngoài ra, khi mà mất cân đối dinh dưỡng có thể nó gây ức chế những nguyên tố khác. Thì trong quá trình như vậy thì bà con nông dân cũng lưu ý chúng ta phải bón phân cân đối, nếu có điều kiện. Ngoài ra nếu mà chúng ta không nắm rõ thì chúng ta có thể sử dụng một số các loại phân hỗn hợp mà đã pha sẵn, thì như vậy cung cấp đủ cho cây trồng.

- Thì đối với trường hợp phân vi lượng đó, khi mà bị ngộ độc. Bà con nông dân cũng lưu ý chúng ta có thể bón thêm phân vôi hoặc phân lân. Chúng ta bón vào trong đó thì đối với phân vi lượng này. Như tôi trình bày lúc đầu đó thì.
Nếu mà PH nó thấp thì nó sẽ gây độc cho cây. Nếu chúng ta nâng cái PH lên thì hoạt động của phân vi lượng này nó sẽ hạn chế cái hoạt động của nó. và như vậy thì nó làm cho cái sự ngộ độc nó giảm.

- Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng phân hữu cơ thì chúng ta bón vào trong cây, thì trong gốc phân hữu cơ này cũng tác động vào trong những cái tác nhân vi lượng đó. Nó hạn chế cái ngộ độc của phân vi lượng.

- Trừ trường hợp có 2 loại phân vi lượng mà dạng nhóm vi lượng: Thứ nhất là mô líp đen (molypden) và cái clo.
Thì nhóm gốc này khi mà chúng ta bị ngộ độc cái nhóm này bà con nông dân lưu ý là chúng ta không được bón vôi và bón lân. Bởi vì khi mà nhóm này, khi PH nó tăng lên thì hoạt động của cái nhóm này nó lại tăng lên, nhóm này khả năng nó gây độc cao hơn, vì vậy nên chúng ta chỉ thay nước chúng ta rửa ra.

Khi mà bà con nông dân áp dụng các biện pháp đó thì một thời gian khi mà thấy rễ lúa, rễ cây trồng phát triển trở lại và cây phục thồi trở lại thì bà con có thể tiến hành bón phân bình thường.

Tuy nhiên tôi cũng lưu ý bà con nông dân chúng ta nên bón phân cân đối, thì như vậy nó sẽ hạn chế được trường hợp ngộ độc đối với cây trồng. Xin có một số ý kiến trao đổi với bà con nông dân!
TS Đỗ Minh Nhựt hướng dẫn cách khắc phục ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng.
TS Đỗ Minh Nhựt hướng dẫn cách khắc phục ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng.
20:21 MC Hồng Thắm
Thưa TS Phan Văn Tâm, tình trạng ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng thì phần lớn do bà con sử dụng phân bón không hợp lý, mà đặc biệt là do bón thừa phân đúng không ạ. Vậy thì xin hỏi TS thì bà con mình phải sử dụng phân bón như thế nào? Sử dụng loại phân gì để hạn chế tối đa tình trạng này?

20:38 TS Phan Văn Tâm CT Cổ phần phân bón Bình Điền: Thưa bà con và quý khán giả xem đài thân mền!
Chúng ta được PGSTS Nguyễn Bảo Vệ phân tích rất là rõ. Chúng ta có 3 việc mà nó bị ngộ độc. Nhất là chỗ bón sai của bà con nông dân, chúng ta đã nghe TS Đỗ Minh Nhựt, cũng như GSTS Nguyễn Bảo Vệ nói rồi.

Nhân đây ở góc độ nhà sản xuất tôi chỉ khuyến cáo thêm cho bà con thôi. Thực ra thì có một số nơi mà tôi đi thì một số bà con nông dân thường bị ngộ độc dinh dưỡng mà do bà con sử dụng phân sai. Tức là sử dụng phân không đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Ví dụ nói ngộ độc dinh dưỡng. Trước đây tôi đi một vùng ở Đồng Nai, thì bà con gọi điện về công ty phản ánh là phân bón Bình Điền kém chất lượng làm sao ấy, bón vào cây khoai mon chết hết. Công ty mới mời các thầy lên xem xét tình hình nó thế nào. Thì thực ra cuối cùng chúng tôi mới phát hiện rằng khoai môn bộ rễ coi như là chết hết, nó thúi hết, nó không phát triển được. Hỏi ra thì anh bón thay vì khuyến cáo trên bao bì công ty chỉ yêu cầu là đối với cây ngắn ngày như vậy, yêu cầu chỉ bón 100 - 200kg/1ha. Thì anh tôi dùng 100kg cho 1000 mét vuông, nên mà khi bón xong một cái ngày hôm sau cây nó bị rủ luôn.

Thì việc đó tôi muốn nói lên là gì? Chính là bà con nông dân chúng ta sử dụng phân mà hơi quá liều. Tức là vượt quá liều. Bà con nông dân ta thường là thích cây nó phát triển nhanh khi thấy giá, giống như thầy Vệ nói. Thấy giá nông sản có giá bà con nông dân chúng ta thường sử dụng phân nhiều hơn để giúp cây ra trái nhiều hơn, và cây nó nhanh phát triển hơn chúng ta thu hoạch cho nó sớm.

Tuy nhiên, cái gì nó cũng vậy. Giống như thầy Vệ có nói là chúng ta ăn vào cũng vậy. Đối với con người cũng vậy. Chúng ta ăn vào với mức độ vừa phải thì không sao, nhưng chúng ta ăn nhiều nó lại chúng thực. Bà con mình nói chúng thực là ngộ độc. Thì đối với cây trồng nó cũng vậy.
Thì đối với nhà sản xuất ai cũng vậy. Người ta khi đưa một sản phẩm ra, thì lại có một khuyến cáo cho bà con nông dân sử dụng trong khoản liệu lượng cho phép trong mức độ cho phép, mức độ an toàn nhất. Vì vậy tôi mong rằng bà con cũng nên tuân thủ những quy định này.

Thứ hai sử dụng sai nữa là. Trước đây Bình Điền có một sản phẩm mà ở trong bọc phân NPK có một sản phẩm là vi lượng để là tặng cho bà con, khi mà sử dụng phân thì sử dụng cái đó phun để bổ sung vi lượng cho hợp lý. Thì bà con nông dân chúng ta không biết. Do vi lượng này hàm lượng dinh dưỡng rất là cao nhưng bà con nông dân không biết, lại thích sử dụng cho tiện lại lấy cái đó trộn vào phân thì bón vào trên lá tự nhiên thấy lá lúa nó cháy. Thì giống như trường hợp mà thầy Vệ nói chúng ta bị cháy phân.

Tức là hạt phân dinh dưỡng cao quá, chúng ta sử dụng ngay trực tiếp trên lá, mà lá non nữa thì dễ bị cháy. Thì đó là những trường hợp mà tôi cho rằng bà con nông dân chúng ta khi sử dụng phân bón nên coi phân đó là bón qua lá hay là bón qua gốc, và liều lượng sử dụng như thế nào.

Giống như hàm lượng mà dinh dưỡng nó cao, tại vì mỗi quy lượng thì nó có một cái mức ngưỡng của nó thôi. Người ta khuyến cáo bà con sử dụng trên một bình 18 lít, bà con chỉ sử dụng bình có 5 lít, hoặc là 1 lít thì dĩ nhiên cái cháy lá và ngộ độc xảy ra. Vì vậy đối với nhà sản xuất chúng tôi có một khuyến cáo như vậy là những trường hợp như vậy thì bà con nên tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Thứ hai sử dụng phân, đặc biệt là vi lượng. Thì những vi lượng giống như thầy Vệ phân tích, tức là có thể chúng ta đưa cái này vào dưới mức ngưỡng như vậy thì nó thiếu nhưng mà đưa thêm một ít thì nó lại tăng. Không tự nhiên thế nào sản phẩm Bình Điện lại chỉ đưa hàm lượng chỉ là không phẩy mấy phần trăm magie, hay là không phẩy hai phần trăm kẽm (0,2%), mà không phải đưa một phần trăm kẽm dô (1%). Tại vì cái đó chúng tôi cũng đã nghiên cứu sẵn rồi. Với mức độ như vậy cho phép trên vùng ĐBSCL chúng ta đáp ứng được nhu cầu của cây. Vì vậy mà khi bà con nông dân sử dụng cũng nên tuân thủ theo quy định đó và chúng ta không cần sử dụng những phân mà chúng ta bổ sung thêm nếu như đã sử dụng phân nào của Đầu Trâu mà có chữ TE rồi. Bà con không nhất thiết phải mua thêm những phân trung lượng cho tốn tiền mà đầu tư thêm cho nó uổng phí bà con nông dân.

Đó là một số thông tin mà chúng tôi muốn khuyến cáo bà con nông dân chúng ta sử dụng phân bón trong cách tiếp kiệm, nhằm để giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí. Thứ hai nữa là cho môi trường đất chúng ta, sản xuất chúng ta được bền vững.
TS Phan Văn Tâm khuyến cáo sử dụng phân đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
TS Phan Văn Tâm khuyến cáo sử dụng phân đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
30:15 Nguyễn Văn Tân, Tháp Mười, Đồng Tháp
- Bà con trồng lúa chúng tôi lâu nay chỉ biết triệu chứng thừa hay thiếu dinh dưỡng, nhưng nay nghe nói ngộ độc dinh dưỡng vậy ngộ độc dinh dưỡng là như thế nào? 
MC Hồng Thắm: Câu hỏi này vừa rồi PGTS Nguyễn Bảo Vệ đã giải đáp rất kỹ cho bà con. Hy vọng là thoả mãn được cho anh.

30:38 Nguyễn Văn Dũng, Tân Thành, Long An
- Giữa phân bón gốc, phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng, chất kích thích sinh trưởng thì loại nào dễ gây ngộ độc dinh dưỡng cho cây trồng? 
- Trên cây lúa làm sao phân biệt được giữa ngộ độc dinh dưỡng và ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật? 

31:00 Nguyễn Văn Khang, Ba Chi, Bến Tre
- Xin chương trình hướng dưỡng dẫn cách nhận biết ngộ độc dinh dưỡng và ngộ độc thuốc bảo vệt thực vật? 
- Tình trạng ngộ độc nào ảnh hưởng đến năng suất của lúa nhiều hơn?

31:12 PGS Nguyễn Bảo Vệ: Về phần của anh Dũng thực ra thì phun phân qua lá, bón dưới gốc thì mỗi cái nó có ngộ độc rất là khác nhau. Vì phun phân qua lá có nghĩa là lấy cái phân đó tiếp xúc trực tiếp với lá, nên ngộ độc của nó nếu nồng độ cao như nãy TS Tâm có nói đó là nó sẽ gây ra cháy lá. Cái đó gọi là cháy trực tiếp, mình gọi là cháy.

Còn bón dưới đất thì đỡ cháy hơn có biết tại sao không? Nhờ đất nó giữ. Rễ mình nằm trong đất, mình bón xuống nó tan ra, đất giữ nên người ta bón phân xuống đất cả tháng sau mới bón lại. Đất nó giữ dinh dưỡng cung cấp từ từ, nó không có tiếp xúc với hạt phân một cách trực tiếp. Nên mà bón vừa phải đúng liều lượng thì không có ảnh hưởng tới rễ. Tức là rễ không bị cháy.

Nhưng nó có một cái là anh bón nhiều lên cái, là can thiệp qua những chất khác ở trong đất. Nó làm cho những chất khác cạnh tranh và không hữu dụng được. Như hồi nãy chúng tôi phân tích. Và đồng thời nó ở trong đất nhiều, nó có thể hút một lượng lớn nên gây ra cái gọi là ngộ độc. Tức là do bản thân nội tại của cái cây.

- Chỗ này tôi nói hình dung như thế này nè. Anh hình dung giống như là mình uống rượu vậy đó. Nếu mà mình uống rượu mà rượu có nồng độ cao giống như cồn 90 độ. Thì tác hại, ngộ độc thứ nhất nó gây ra miệng mình bị cháy đã, vì nồng độ nó đậm đặc quá. Nhưng với lượng một cốc như này anh uống vô trong bụng rồi thì chưa chắc gây cho mình ngộ độc rượu say. Cái đó gọi là cháy ở bên ngoài. Còn khi mà anh uống với nồng độ loãng nhưng mà anh uống thiệt nhiều vô thì nó lại ngộ độc khác. Có nghĩa là nó gây ra chỗ say xỉn. có nghĩa là cái đó vô trong bản thân mình nhiều quá. Thì bón phân trong đất có khả năng gây ra hút một cái chất đó nhiều thì nó sẽ gây độc cho cây.

Còn ở đây anh hỏi: Chất điều hoà sinh trưởng. Chất điều hoà sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng. Chất điều hoà sinh trưởng không phải chất dinh dưỡng nên chúng ta không đưa nó vô trong chúng ta bàn ngày hôm nay. Nó là hoàn toàn khác.
Nhưng trong việc sử dụng chất điều hoà sinh trường anh Dũng lưu ý. Cái liều lượng của nó rất là nghiêm ngặt. Nghĩa là chỉ cần anh nhích lên chút xíu là có tác động có hại cho cây, nhưng mà không phải tác động theo kiểu dinh dưỡng mà nó là điều hoà sinh trưởng. Nó là một cái mình gọi là hóc môn đó, một cái kích thích sinh trưởng thôi.

33:39
Còn anh nói bây giờ làm sao phân biện ngộ độc dinh dưỡng, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật?
- Thì ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật thực ra thì anh phun liều cao thì nó tiếp xúc trực tiếp nên gây cháy. Anh thấy những lốm đốm lốm đốm, những đốm cháy do nồng độ cao.

- Còn ngộ độc dinh dưỡng thì bên cạnh nó cũng có những ngộ độc do tiếp xúc trực tiếp cháy như tôi nói hồi nãy. Nhưng bên cạnh đó nó còn có chỗ ngộ độc do mất cân bằng dinh dưỡng, cạnh tranh dinh dưỡng đó.
Khi mà nó hút chất này nhiều, nó làm những chất khác không hút vô được thì cái đó bên thuốc không có.

- Còn cái nữa khi nó hút vô trong cơ thể nhiều quá rồi, nó bộc lộ ra chỗ là bị ngộ độc thì cái đó bên thuốc không có.

Nên vì vậy anh thấy ngộ độc dinh dưỡng coi vậy chứ nguy hiểm hơn rất dữ, nhưng mà đến một lúc nào đó cơ thể cũng tự hoá giải. Anh cũng không có phải là bị quan lắm, nhưng mà mình phải dừng lại và phải rửa như là TS Nhựt nói lúc nãy đó. Mình cũng không có bi quan lắm, bởi vì cơ thể của sinh vật nào cũng vậy, sau một giai đoạn nó bị sốc. Thực ra ngộ độc là cơ thể bị sốc, mà sốc như vậy thì chắc chắn có ảnh hưởng đến năng suất. Rồi tự cơ thể nó sẽ tự hoá giải nếu mà mình có những tác động thêm nữa thì nó sẽ hoá giải nhanh hơn. Thì chỗ này anh Dũng và anh Khang cũng yên tâm.

35:03 Đoàn Công Huấn Vị Thủy, Hậu Giang
- Ngộ độc dinh dưỡng và ngộ độc phèn có gì giống và khác nhau? Xin cho biết cách phát hiện sớm để khắc phục. 
- Rơm rạ, phân truồng chưa hoai mục bón vào cây, cây bị rụng lá có phải do ngộ độc dinh dưỡng không?

35:24 Phạm Ngọc Nhanh Châu Thành, Tiền Giang
Xin cho biết cách nhận dạng để phân biệt giữa ngộ độc dinh dưỡng, ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ trên cây trồng?

35:40 TS Đỗ Minh Nhựt: Kính thưa anh Huấn, anh Nhân và ngoài ra tôi kết hợp với câu hỏi của anh Sáu ở Càn Long, Trà Vinh; rồi anh Tuấn cũng ở Càn Long Trà Vinh để trả lời câu hỏi này.

+ Thứ nhất, triệu chứng ngộ độc dinh dưỡng, ngộ độc phèn, và ngộ độc hữu cơ:
- Ngộ độc dinh dưỡng thì như nãy GSTS Nguyễn Bảo Vệ có nêu thì ngộ độc dinh dưỡng chúng ta có thể thấy nó xuất hiện trên những đốm lá, rồi trên lá, rồi nó lan ra cả phiến lá, nó cũng làm cho bộ rễ cây chậm phát triển.

- Cái thứ hai, Triệu chứng ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ thì nó giống nhau. Cây trồng bị vàng, một số trường hợp bị lùn lại. Đối với ngộ độc phèn rễ nó quăn queo. Còn đối với ngộ độc hữu cơ chúng ta nhổ lên nhòm thấy rễ bị thối.

Và như vậy khi nhìn ở ngoài đồng ruộng, hoặc là trên vườn cây của mình. Mình thấy cây lúa bị vàng, chúng ta nhổ lên coi rễ thấy rễ bị thối và nó đen thì chúng ta có thể kết luận đó là ngộ độc hữu cơ.
Ngoài ra ngộ độc phèn cây lúa nó bị lùn lại, rồi rễ lúa bị quăn queo thì chúng ta cũng có thể xác định được. Ngộ độc dinh dưỡng như tôi trình bày khi nãy.
Phân biệt ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ qua rễ lúa.
Phân biệt ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ qua rễ lúa.
Rễ lúa bị ngộ độc hữu cơ và Rễ lúa bị ngộ độc phèn.
Rễ lúa bị ngộ độc hữu cơ và Rễ lúa bị ngộ độc phèn.
+ Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể kết hợp một số yếu tố khác để mà chúng ta đánh giá thêm. Bởi vì nhiều khi chúng ta đánh giá một yếu tố đó thì cũng chưa đủ để mà đánh giá được ngoài đồng:
- Chúng ta đánh giá thêm bằng cách. Thí dụ đối với một số cây trồng, trong quá trình chúng ta bón phân. Phân nó chưa có ủ hoai mục, hoặc là thời vụ đối với cây lúa cũng vậy, thì thời vụ nếu mà chúng ta chưa bảo đảm thời gian cách ly thời vụ nó sẽ làm cho hiện tượng chúng ta có thể nghi ngờ nó xảy ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ.
- Còn đối với trường hợp đất bị nhiễm phèn, hoặc là PH thấp rồi chúng ta canh tác vụ hè thu. Đặt nhiều nghi vấn nó có thể nhiễm độc phèn.
- Và đối với trường hợp chúng ta sử dụng phân bón. Đặc biệt là chúng ta sử dụng một số loại phân vi lượng, mà chúng ta sử dụng quá liều chúng ta cũng có thể đặt vấn đề nghi ngờ ngộ độc dinh dưỡng.

+ Để hạn chế ngộ độc này:
- Đối với ngộ độc hữu cơ thì bà con nông dân chúng ta cũng lưu ý nên ủ phân cho nó đủ hoai mục.

- Thứ hai một số cây trồng như cây lúa phải bảo đảm thời gian cách ly. Ít nhất là khoảng 3 tuần. Nếu chúng ta không đảm bảo thời gian cách ly này. Ruộng của chúng ta vừa thu hoạch xong chúng ta phải làm lại. Đặc biệt như làm lại vụ thu đông chúng ta có thể đốt rơm rạ này, thì nó cũng hạn chế cái đó.

- Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng nấm tricoderma để nó phân huỷ nhanh hơn rơm rạ, chúng ta reo sạ.

- Thứ hai nữa là, ngộ độc phèn. Thì đối với trường hợp ngộ độc phèn chúng ta sẽ phải cày xới đất sau vụ đông xuân, để chúng ta cắt mao quản ở dưới nó dẫn phèn lên trên để nó gây độc cho cây. Và ngoài ra chúng ta có thể sử dụng phân vôi, hoặc phân lân để chúng ta bón lót đầu vụ.

+ Còn đối với ngộ độc dinh dưỡng thì như tôi trình bày khi nãy. Nếu mà chúng ta áp dụng đúng cách, và chúng ta cân đối được nguồn dinh dưỡng của chúng ta thì nó sẽ giúp cho cây trồng đảm bảo được năng suất, rồi chất lượng cây trồng, và sẽ tăng hiệu quả trong sản xuất.

Và hy vọng rằng các anh qua việc áp dụng như vậy thì sẽ đạt được hiệu quả cao ở trong sản xuất. Xin hết!

Một số hình ảnh cây trồng và cây lúa bị ngộ độc dinh dương

Click vào ảnh để em ảnh lớn hơn
Triệu chứng ngộ độc hữu cơ trên ruộng lúa và lá lúa:
Triệu chứng ngộ độc hữu cơ trên lá lúa:
Triệu chứng ngộ độc hữu cơ trên ruộng lúa
Triệu chứng ngộ độc hữu cơ trên ruộng lúa và lá lúa:

Triệu chứng ngộ độc sắt trên cây và lá lúa:
Triệu chứng ngộ độc sắt trên cây lúaTriệu chứng ngộ độc sắt trên lá lúa
Trieu chung ngo doc sat tren la luaTriệu chứng ngộ độc sắt trên lá lúa
Trieu chung ngo doc sat tren la lua

Triệu chứng ngộ độc Bo trên cây và lá lúa:
Triệu chứng ngộ độc Bo trên cây và lá lúa:Triệu chứng ngộ độc Bo trên lá lúa
Triệu chứng ngộ độc Bo trên lúaTriệu chứng ngộ độc Bo trên lúa
Trieu chung ngo doc Bo tren lua

Triệu chứng ngộ độc nhôm trên cây và ruộng lúa:
Triệu chứng ngộ độc nhôm trên cây và ruộng lúa
Trieu chung ngo doc nhom tren cay va ruong lua

Triệu chứng ngộ độc kẽm trên lá lúa:
Triệu chứng ngộ độc kẽm trên lá lúa Trieu chung ngo doc kem tren la lua

Triệu chứng ngộ độc thuốc trừ cỏ trên lá và bông lúa:
Triệu chứng ngộ độc thuốc trừ cỏ trên bông lúaTriệu chứng ngộ độc thuốc trừ cỏ trên lá lúa
Triệu chứng ngộ độc thuốc trừ cỏ trên lá và bông lúa 

Triệu chứng ngộ độc bo trên lá và cây lúa:
Triệu chứng ngộ độc bo trên lá lúa Trieu chung ngo doc bo tren la lua 
Triệu chứng ngộ độc bo trên lá lúaTrieu chung ngo doc bo tren la lua 
Trieu chung ngo doc bo tren la lua 
Triệu chứng ngộ độc bo trên ngọn lá lúaTrieu chung ngo doc bo tren la lua

 Triệu chứng ngộ độc Bo trên lá tía tô:
 Triệu chứng ngộ độc Bo trên lá tía tô: Trieu chung ngo doc Bo tren la tia to:

Triệu chứng ngộ độc Bo trên lá khoai lang và cây dưa:
Triệu chứng ngộ độc Bo trên lá khoai langTriệu chứng ngộ độc Bo trên lá dưa
Trieu chung ngo doc Bo tren la duaTriệu chứng ngộ độc Bo trên lá cây dưa

39:40 Lê Thị Diệu, Châu Thành, Tiền Giang & Nguyễn Văn Hiền, Vị Thắng, Hậu Giang
Các nhà khoa học khiến cáo phải bổ sung các chất trung, vi lượng cho cây trồng. Tuy nhiên nếu thừa các chất này có làm ngộ độc dinh dưỡng cho cây trồng hay không?

39:57: TS Phan Văn Tâm, Kính thưa bà con và quý khán giả xem đài thân mến!
Cái này chúng ta đã nghe phân tích của thầy Vệ rất là rõ. Tức là cái nhu cầu của trung và vi lượng rất là ít. Chúng ta thấy tại sao mà những công thức phân ở trong đó, để đa lượng rất là nhiều mà vi lượng rất là ít.

Chẳng hạn như là qua nhiều phân tích cũng vậy. Người ta thấy ví dụ đối với cam, quýt chẳng hạn. Khi mà người ta phân tích thì đất với năng suất khoảng 18 tấn thì nhu cầu đạm nó là 21kg, khoảng 5kg lân, và 41 kg kali; bên cạnh đó vi lượng rất là ít. Chẳng hạn chỉ có 45g Bo, và 9g sắt.

Thì chúng ta thấy rằng giữa cái lượng đa lượng và vi lượng, và trung lượng rất là ít. Mà như vậy thì nếu như chúng ta cứ căn theo giống như thầy nói là, bón trung lượng mà bón như vi lượng thì chắc ăn là cây nó bị ngộ độc. Mà ranh giới giữa ngộ độc và thiếu của trung và vi lượng rất là mong manh.

Bà con thấy tại sao ở trong những bao phân chuyên dùng của đầu trâu, hoặc là phân TE đầu trâu lúc nào cũng thấy chỉ là 20 - 15 thì ở trong đó 0,5% magie; rồi lưu huỳnh tuỳ loại sản phẩm thì khoảng 3 - 5%. Ở ĐBSCL chúng tôi không có đưa lưu huỳnh nhưng mà ở những vùng khác có đưa lưu huỳnh.
Riêng về vi lượng thì rất ít. Chẳng hạn như là về sắt, kẽm, và Bo thì chỉ khoảng 1000 hoặc 500 ppm thôi. Tức là lượng rất ít theo nhu cầu của cây mà theo phân tích cung cấp đất như vậy.

Thời gian gần đây, có rất nhiều bà con nông dân thường sử dụng phân trung lượng và vi lượng có trên thị trường. Tại vì bà con nông dân chúng ta nghe cái cây sử dụng rất là nhiều chất. Nghe nói cây sử dụng tới 13 chất và các nhà khoa học khác, ở đâu các khuyến nông cũng nói là 13 chất, nhưng bà con chúng ta lại nghe không rõ, nghe không kỹ nên là khi mà sử dụng nghe nói cái cây nó cần như thế nên lại mua thêm, sử dụng phân đã có trung lượng vi lượng rồi thì bà con nông dân lại sử dụng thêm những phân ở ngoài.

Và hiện nay ở trên thị trường có rất là nhiều, người ta bán rất là nhiều phân trung lượng, vi lượng này. Mà giá rất là đắt. Thì khi bà con sử dụng chúng ta cũng nên chú ý việc này. Nếu như bà con chúng ta sử dụng cái phân đơn mà chúng ta phối trộn thì chúng ta có thể hỏi tư vẫn qua các nhà khoa học để xem chúng ta bổ sung liều lượng, trung lượng như vậy nó có hợp lý không.
- Thí dụ như bà con bón 1kg NPK, bà con lại mua thêm 1kg trung, vi lượng phối hợp lại chắn ăn nó sẽ thừa. Tại vì hàm lượng trung lượng người ta bán hiện nay, hàm lượng dinh dưỡng rất là cao.

Hy vọng kiến thức như vậy bà con nông dân chúng ta khi sử dụng sản phẩm phân bón chúng ta nên chọn lựa và chúng ta nên cân nhắc cho thật là kỹ. Nếu như cái nào chúng ta chưa chắc chúng ta nên gọi điện ngay cho thầy Vệ cho chắc ăn để chúng ta không bị tiền mất mà tật mang.

Một vài thông tin như vậy. Xin chúc anh với chị Diệu sử dụng phân bón hiệu quả trên đồng ruộng của mình. Xin cảm ơn!

43: 22 Nguyễn Văn Rô, Cái Bè, Tiền Giang
- Đất trồng lúa ở ĐBSCL hiện nay có cần cung cấp thêm phân trung vi lượng hay không? Loại nào cần thiết để cho lúa đủ dinh dưỡng? 
- Làm thế nào để tạo nguồn hữu cơ có hại thành có lợi cho đất sản xuất lúa 3 vụ trên năm?

PGSTS Nguyễn Bảo Vệ
Thì anh Rô biết là cái trung lượng thì chắc chắn rồi. Trung lượng là đất ĐBSCL của mình sau nhiều năm canh tác đất lúa như thế này là cần phải bổ sung rồi. Cái chuyện đó là chắc.

Còn vi lượng đó thì trong đất của mình cũng có nhiều, nhưng mà do mình bón mất cân đối lại với đa lượng như tôi nói lúc nãy. Anh mà bón đạm ure nhiều một cái là kẽm trong đó có nhưng mà cây lấy không được.

Thì giờ anh hỏi khắc phục bằng cách nào?
Bây giờ anh nên sử dụng những loại phân mà người ta đã tổ hợp mà trong đó cân đối. Như nãy TS Tâm có giới thiệu cái phân mà có TE đó, người ta đã đưa một tỉ lệ cân đối vô trong đó rồi thì anh sài thì yên tâm.

Còn nếu mình muốn sài phân đơn thì mình phải biết được liều lượng cho nó cân đối. Cái chữ cân đối anh nghe hôm nay được nhắc nhở rất là nhiều ở chỗ là không nên chất này nhiều hơn chất kia ở một tỉ lệ mà nhu cầu của cây nó đòi hỏi.
Vi lượng đòi hỏi rất ít nhưng mà anh đưa nhiều một cái thì nó gây ra ngộ độc. Còn đa lượng mà anh đưa vô quá nhiều đạm cái là nó lại thiếu chất khác; không thôi mà lân anh tăng nhiều quá thì nó lại gây ra thiếu chất sắt, chất kẽm. Đó thành ra chỗ đó tôi khuyến cáo như vậy.

Còn về phân hữu cơ đối với lúa mà 3 vụ, tốt nhất phải có để ải. Nghĩa là trong 1 năm như vậy là anh Rô nhớ làm sao mình có cày, rồi sau đó phơi ải 1 tháng, 2 tháng được thì càng tốt. Mà đất 3 vụ rồi thì cái này rất là khó. Một là, anh phải giảm vụ. Nếu không giảm vụ được mà anh vẫn 3 vụ thì chọn giống lúa ngắn ngày. Để làm sao có thời gian cách ly trước vụ hè thu là cỡ chừng hơn 1 tháng để mà anh phơi ải.

Nếu mà phơi ải thì chất hữu cơ từ chỗ như anh nói đây chất hữu cơ có hại nó sẽ trở thành có lợi. Mà không riêng gì chất hữu cơ đâu. Các chất dinh dưỡng khác chẳng hạn như kali nó cũng được tái tạo, rồi chất đạm từ sự khoáng hoá của chất hữu cơ nó cũng là được tạo ra rất là nhiều. 

Nên chúng tôi luôn luôn khuyến cáo bà con mình trong năm phải có thời gian để cho đất khô ráo. Tức là để ải. Nhiều nơi đã thành công cái này ở ĐBSCL. Cái đó thì để cung cấp thêm thông tin với anh Rô.

45:59 Trần Thanh Tuấn, Càn Long, Trà Vinh
- Vì sao ở những vùng đất phèn, hạn chế sử dụng các loại phân có chữa lưu huỳnh? Vậy chất lưu huỳnh là chất độc hay dinh dưỡng mà không sử dụng được trên đất phèn? 
- Đợt 1 bón phân đơn cho lúa, đợt 2, 3 tôi muốn sử dụng a lô ten lúa 1 và lúa 2, sử dụng vậy có làm cho cây lúa bị sốc dinh dưỡng hay không?

TS Đỗ Minh Nhựt Kính thưa anh Tuấn!
Phân lưu huỳnh là một nhóm phân trung lượng. Như PGSTS Nguyễn Bảo Vệ khi nãy cũng có nêu vấn đề này. Phân lưu huỳnh này nó có tác động trực tiếp đến tổng hợp protein; rồi nó tác động đến một số men ở trong quá trình sinh tổng hợp của cây trồng; Và nó cũng là nhóm phân cần một lượng tương đối khá.

Tuy nhiên khi chúng ta bón phân lưu huỳnh mà hiện nay bà con nông dân thường sử dụng là phân sunfat a-môn (amoni), và sunfat kali, hoặc là sunfat magie thì các nhóm phân này khi mà chúng ta bón vào trong đất phèn thì nó lại phóng thích cái gốc SO4. Mà cái SO4 này, gốc sunfat này nó tác động vào trong nước thì nó tạo ra a-xít sun-fu-ric (Axit sunfuric) nó làm cho đất bị chua thêm. Thường thì các nhà khoa học khuyến cáo bà con nông dân trên đất phèn chúng ta hạn chế sử dụng phân này.

Còn đặc biệt phân này nếu mà chúng ta sử dụng liều vừa phải thì tác động trực tiếp đối với gây độc cho cây thì tôi nghĩ cũng không đáng kể. Trừ trường hợp chúng ta sử dụng quá nhiều.
Tuy nhiên nếu mà chúng ta sử dụng liều như anh trình bày ở đây thì chúng ta sử dụng liều này tác động trực tiếp mà gây độc cho cây thì chủ yếu là nó không phải là tác động trực tiếp mà nó tác động gián tiếp qua cái PH của cây.
Có một số ý kiến trao đổi cùng anh. Xin hết!

48:03 Nguyễn Duy Khanh, Phú Tân, An Giang
Trộn phân đơn bón dễ gây dư thừa, gây ngộ độc cho lúa. Xin hỏi bón phân NPK theo khuyến cáo của công ty phân bón Bình Điền có gây ngộ độc cho cây hay không?

TS Phan Văn Tâm, Thưa anh Khanh!
Thì cái này nãy tôi nói rất rõ. Tức là bà con nếu như mà sử dụng theo quy trình của công ty thì cái đó là chắc ăn. Tài vì chúng tôi khi mà đưa ra một quy trình gì đó thì cũng đã thử rất là nhiều cái nơi. Có lúc những mô hình chúng tôi làm với lượng cao, lượng thấp cuối cùng ra được quy trình.
Trong quy trình trong đó thì những phân chúng tôi đưa vào, ví dụ như trung lượng thì cũng đã được nghiên cứu theo tỷ lệ thích hợp, để khi mà chúng ta sử dụng theo khuyến cáo đó thì những vi lượng trong đó nó không ảnh hưởng, không tác động đến những thành phần khác của phân.

Như vậy thì khi mà anh sử dụng theo khuyến cáo này thì cái này anh yên tâm. Trong thời gian qua chúng tôi cũng chưa có nhận được bà con nào khi sử dụng theo khuyến cáo mà gây ngộ độc. Thì cái đó là anh yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Thì một vài thông tin như vậy! Xin chúc anh yên tâm sử dụng sản phẩm.

49:16 Nguyễn Văn Dũng, Thốt Nốt, Cần Thơ
Vườn cam tôi được 3 năm tuổi. Xin hướng dẫn cách nhận biết cậy bị ngộ độc dinh dưỡng và cách xử lý để không ảnh hưởng đến năng xuất?

PGSTS Nguyễn Bảo Vệ
Thì bây giờ đề nghị anh Dũng lần theo 3 cái vấn đề mà tôi nói lúc nãy đó.
- Sau khi anh bón phân xong vài ba ngày anh thấy coi cây cam của mình có bị buồn buổi trưa, rồi buổi chiều nó tỉnh không? Nếu bị tức là anh đã có gọi là bị cháy rễ rồi. Đó là cái theo dõi thứ nhất.

- Theo dõi thứ hai sau vài ba ngày mà cây cam vẫn bình thường, nhưng mà sau đó khoảng cỡ chừng tuần lễ, mười bữa xuất hiện một triệu chứng thiếu dinh dưỡng khác thì như vậy là anh đã bón thừa một chất nào đó mà nó ức chế không cho chất khác hấp thụ vô được thì nó gây ra triệu chứng thiếu chất khác. Thì cái đó anh lại phải tiếp tục theo dõi nó là như vậy.

- Rồi cái thứ ba nữa là sau khi anh bón phân khoảng cỡ chừng 5, 7 ngày mà anh thấy trên cái lá bắt đầu xuất hiện những lốm đốm lốm đốm, có nghĩa là nó đã hút một chất nào đó dô nhiều quá nên nó gây ra cái ngộ độc. Nên ngộ độc đó mới bắt đầu nó gây cháy lốm đốm ở trên lá. Nhất là ở bìa lá nhiều khi nó cong, vênh hết trơn. Thì như vậy đó là 3 cái đó anh theo dõi anh sẽ biết nó ngộ độc theo kiểu nào.

Bởi vì cháy phân chưa hẳn rằng cái phân đó nó gây mất cân bằng với chất khác. cháy phân chưa hẳn rằng cái phân đó dư thừa trong vấn đề hấp thụ nên ba cái đó nó hoàn toàn là khác nhau nha anh.
Có nghĩa là nếu mà cháy là do anh bón không đúng cách. Chứ rễ nó đang trườn lên trên như tôi nói lúc nãy anh thảy ngay đó nó cháy rễ, thì rễ mà cháy rồi thì trưa nó hút nước không đủ thì nó gây buồn cho lá thôi. thì cái đó sau thời gian nó phục hồi lại được.
Nhưng mà cái hút dô trong nội tại, nghĩa là nó hút dô nhiều quá thì cái đó hơi lâu. Tức là nó dô tới bên trong. hơi lâu!

51:08 MC Hồng Thắm Dạ! Còn khán giả Nguyễn Công Khanh, Bình Tân, Vĩnh Long hỏi:
- Tôi nghe khuyến cáo không nên bón thừa các loại phân đa lượng mà không thấy khuyến cáo thừa trung và vi lượng. Nếu bón thừa vi lượng có hại gì không? Làm sao biết được thừa vi lượng? Cách khắc phục?
- Hiện nay có 2 loại bổ sung vi lượng qua rễ và qua lá. Loại nào tốt hơn? 
- Loại phân Đầu Trâu 16-16-16 tôi tiếp tục bón loại này nhiều có tốt không? Hoa màu có đủ hay thiếu chất gì không?

PGSTS Nguyễn Bảo Vệ
Bây giờ tôi trả lời nhanh với anh Khanh như thế này. Bón thừa nói chung là cái chất nào cũng vậy thừa đều có hại hết trơn. Bên cạnh cái hại cho cây còn cái mất tiền nữa. Cái đó là chắc rồi.

Làm sao biết được thừa vi lượng?
Vi lượng nó thừa là anh thấy triệu chứng lốm đốm, lốm đốm ở trên lá thì cái đó. Vi lượng gồm có: sắt, đồng, kẽm, mangan, Bo, Molypden, với lại clo. Mà đặc biệt clo nó làm cho chóp lá bị cháy.

Cách khắc phục?
Thì như vừa nãy TS Đỗ Minh Nhựt có nói. Nếu vi lượng là: sắt, đồng, kẽm, mangan, với Bo thì anh bón vôi. Còn Molyden thì không được, với clo thì vừa nãy có nói rồi.

Hiện nay bổ sung vi lượng qua rễ hay qua lá, loại nào tốt hơn?
Vi lượng thì anh phun lá rất là hữu hiệu, nhưng mà coi chừng nó dễ bị cháy lá nên thường người ta kèm dô như vừa nãy TS Tâm có giới thiệu, mà phân NPK +TE thì người ta đưa dô đó nó hài hoà. Thì cái đó anh nên lưu ý sử dụng ở dạng vậy là an toàn nhất.

Rồi còn loại phân đầu trâu 16-16-16 tôi tiếp tục bón loại này có tốt không? Cái này nhờ TS Tâm.
TS Phan Văn Tâm: Kinh thưa anh hiện nay đây là loại phân rất là tốt. Nó tốt là chỗ này, hiện nay chúng ta có những công nghệ sản xuất phân. Bình Điền sản xuất phân có những loại chỉ có đạm amon (amoni), nhưng mà loại phân này vừa có đạm amon vừa có đạm nitrat. Nên trên những cây trồng cạn, yếu tố này nó giúp cho cây hấp thu rất là nhanh và rất là tốt.

Chúng ta thường biết đạm nitrat nó thường có giá trị cao hơn và như vậy bà con thấy tại sao phân này thì giá cũng đắt hơn so với cái khác.

Thứ hai, trong phân 16-16-16 này thành phần canxi rất là cao. Đặc biệt chúng tôi muốn nhấn mạnh đến thành phần canxi. Chúng ta biết ở vùng ĐBSCL ta. Đặc biệt là trên cam, quýt, hoặc xoài thì những cây nhu cầu canxi rất là cao.

Giống như nãy chúng tôi có nói là đối với cam, quýt năng suất mà 18 tấn thì nó hút đến gần khoảng tương đương với 39kg canxi. Để nó giúp cho giữ chất lượng trái, giữ cho không bị toét trái, trên xoài cũng vậy. Thì phân này hàm lượng canxi dễ tan rất là nhanh, nó đến khoảng trên 3%.

Thì trên những vùng chúng tôi khuyến cáo hiện nay cái sản phẩm này để sử dụng cho những vùng ĐBSCL; những vùng trên vùng cây ăn trái; những vùng cam, quýt; những vùng xoài thì bà con nào mà sử dụng sản phẩm này với khuyến cáo của công ty thì rất là hiệu quả.
Thì đây là những sản phẩm mà chúng tôi mới đưa qua thị trường gần đây thôi, đưa ra từ khoảng tháng 3 đến giờ thôi cho vùng ĐBSCL.

Đặc biệt là chúng tôi khuyến cáo bà con sử dụng trên những vùng cây ăn trái. Tại vì đây là một loại phân tỉ lệ 1:1. Nếu như bà con nào sử dụng cho vùng cây ăn trái rất là tốt. Mặc dù có những giai đoạn thì lân nó cao nhưng mà nếu chúng ta biết điều khiển lại thì phân này rất là tốt.
Trong đây những thành phần đạm, đặc biệt trung, vi lượng rất là phù hợp. Đặc biệt canxi rất là cao. Mà ở trên vùng cây ăn trái, vùng ĐBSCL chúng ta cái canxi thì chúng ta cũng đã từng nghe PGSTS Nguyễn Bảo Vệ nói là: Đó là một trong những chìa khoá để tạo nên năng suất của cây trồng ở ĐBSCL chúng ta. Vì vậy mà sản phẩm này chúng tôi đã phối hợp đưa canxi vào đây rất là nhiều. Nó giúp cho khi chúng ta bón vào bổ sung luôn canxi cho cây trồng rất là hiệu quả. Xin cám ơn anh Thành!

55:17 PGSTS Nguyễn Bảo Vệ
Tui chia sẻ thêm được không? Canxi tui nghe nói trong này có canxi là tôi ưa rồi. Cái đó tôi nói, đúng là ĐBSCL mình cần canxi, nhưng mà cái mà tôi thấy, tôi nghe lúc nãy TS Tâm nói là Đạm đó. Nó có đạm amon và đạm nitrat.

Bởi vì bà con biết cây trồng của mình hấp thụ đạm ở 2 dạng:
- Dạng amon, tức là cái dạng từ mình bón ure thì nó sẽ ra cái amon đó đó.
- Rồi một dạng nữa là dạng nitrat. Nó phải từ cái amon đó, nó chuyển qua nitrat một vòng nữa.

Mà hồi nãy tôi nói bón nhiều đạm nó gây ra ngộ độc mà đến cái độ cháy cong thế này đó là gọi là cái tội của ông amon. Ở đây TS Tâm nói rằng cái tỉ lệ amon và nitrat 1:1 thì tôi thấy an toàn vô cùng.

Mà cái sự hấp thu bà con biết đối với cây trồng cạn nó khoái dùng nitrat hơn là dùng amon. Ở trên đất lúa thì dùng amon, chứ còn trên đất cây trồng cạn đúng là cho cây ăn trái thì cho thêm canxi với đạm nitrat này nữa thì có thể nói cái sản phẩm này là rất hợp với điều kiện của mình ở đây.

56:18 TS Phan Văn Tâm
Sản phẩm đó thì nói chung tui em cũng mới đưa ra thì bà con nông dân cũng đã sử dụng rất là thích. Tại vì bón vào thì nó hấp thu rất là nhanh. Thứ hai nữa là cái vi lượng Bo theo tỉ lệ rất hợp lý: canxi khoảng 3%, magie cũng khoảng 1 - 1,5%. Những vùng mà cam, quýt thì bà con nông dân hôm trước tui em đưa cho sử dụng rất là tốt.

56:50 MC Hồng Thắm: Phần trả lời của PGS ban nãy cũng đã trả lời được câu hỏi của khán giả Đặng Thành Sơn, Tam Bình, Vinh Long nội dung: Làm thế nào để biết cây lúa thiếu chất trung và vi lượng? Nếu bón thừa 2 chất này cây lúa có bị ảnh hưởng gì hay không?

57:10 Trương Văn Bảo, Cái Bè, Tiền Giang
Khi cắt lúa rồi xạ liền thường bị ngộ độc. Tại sao công ty Bình Điền không sản xuất loại vôi bột để tránh bám vào người bón phân gây bệnh?

TS Phan Văn Tâm: Kính thưa anh Bảo!
Câu hỏi anh đưa ra thì đúng là chúng tôi phải nghiên cứu lại thêm không sản xuất để phục vụ cho bà con nông dân để đáp ứng cho nhu cầu của bà con. Nhưng mà thực ra hiện nay Bình Điền về vôi bột thì Bình Điền không có sản xuất vôi bột. Nhưng Bình Điền cũng có những sản phẩm mà chúng tôi xem như là: trước đây chúng tôi có sản xuất rồi nhưng chủ yếu đưa qua phục vụ cho những vùng tôm, tức là nó luận tôm để xử lý ao nuôi.

Trước đây thầy Vệ cũng có đặt vấn đề với công ty là "Ủa sao sản phẩm tốt như vậy mà mình không có khuyến cáo để bà con nông dân sử dụng trên những vùng lúa" t,hì nhân tiện câu hỏi này chắc chúng tôi sẽ cho nghiên cứu để cho tái xuất trở lại những sản phẩm này cho những vùng trồng lúa. 

Tại vì trong đây những thành phần chủ yếu là lân và canxi. Canxi đến 35% và lân khoảng 15% thì trước đây chúng tôi chỉ tính đưa ra để sản xuất phục vụ cho vùng nuôi tôm, để cho bà con nuôi sử dụng. Thời gian sau thì do mình làm phân bón mình đưa qua bên nuôi cá thì nó trông không hợp lý. Nên sau này chúng tôi lại ngừng sản xuất sản phẩm này. 

Nhưng mà đây cũng là một ý của anh Bảo có lẽ chúng tôi sẽ nghiên cứu lại, sẽ cho sản phẩm này trở ngược lại để cho những bà con mà những vùng làm lúa tiên tục như thế này vì ngộ độc hữu cơ. Tôi nghĩ sử dụng sản phẩm này rất là tốt để chúng ta cải thiện được môi trường đất, giúp cho tránh được ngộ độc hữu cơ.


-----___-----
Nguồn nội dung được https://tai-lieu-nong-nghiep.blogspot.com chuyển thể (STT) từ video của chương trình VTV Cần Thơ kỳ 87 Ngộ độc dinh dưỡng trên cây trồng và Biện pháp xử lý. Một số hình ảnh có sử dụng Google để tìm kiếm và bổ sung thêm vào bài viết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages