CÁCH SỬ DỤNG PHÂN KALI và Hiệu quả sử dụng phân kali - Kỳ 84 - Tài Liệu Nông Nghiệp

Chia sẻ thông tin, tài liệu, kỹ thuật, cách làm, cách sử dụng và mọi thứ liên quan đến nông nghiệp và các vấn đề của nông nghiệp

Tin mới:

Home Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

CÁCH SỬ DỤNG PHÂN KALI và Hiệu quả sử dụng phân kali - Kỳ 84

Bón phân kali vào thời gian nào thì hợp lý? Cách sử dụng loại phân kali nào để bón cho loại cây trồng nào là thích hợp nhất? Biện pháp để hạn chế thất thoát kali như nào? Sử dụng, bón phân kali như nào để tăng hiệu quả sử dụng?  Bón thừa kali hay thiếu kali có ảnh hưởng và tác động, triệu chứng như thế nào? Vai trò của kali giúp cho năng suất, chất lượng và phòng bệnh như thế nào đối với cây trồng? Sử dụng kali trên các loại đất và khu vực khác nhau như nào?

VIDEO PHÂN KALI và HIỆU QUẢ SỬ DỤNG Kỳ 84:



Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về phân kali khác là: Vai trò của kali trong canh tác lúa và cây trồng như nào?

MC Hồng Thắm: Thưa bà con thưa quý khán giả trong sản xuất để tăng năng suất thì phần lớn bà con nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thường sử dụng phân đạm chủ yếu là đạm ure, mà chưa thực sự quan tâm đến các loại phân bón khác. Đặc biệt là phân kali bởi vì theo phần lớn quan niệm của bà con nông dân mình kali có sẵn trong đất và nhu cầu kali của cây trồng cũng không cao. Chính vì vậy mà bà con chỉ sử dụng loại phân này ở giai đoạn cuối nhằm để tăng phẩm chất của cây trồng.

Ghi nhận về kinh nghiệm sử dụng kali của bà con nông dân ở ĐBSCL nhóm phóng viên đã thực hiện một đoạn phóng sự ngắn sau đây. Mời bà con và quý khán giả cùng theo dõi:

Trong sản xuất nông nghiệp, phân kali có vai trò chuyển hóa năng lượng giúp cây hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng trong đất. Kali làm tăng hàm lượng đường, hương vị, giúp màu sắc trái cây tươi đẹp và bảo quản được lâu. Đối với cây lúa kali giúp cứng cây, ít đổ ngã và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Trong giai đoạn làm đồng và trước hạt, phân kali giúp tăng hạt chắc trên bông, hạt no đầy, đảm bảo chất lượng hạt lúa về sau.

03:14 Nhà nông Phan Thanh Sáng, THuận Hưng, Long Mỹ, Hậu Giang
Giai trò của phân kali rất quan trọng. Rất quan trọng là vì phân kali mình bón thì nó cứng cây, ít đổ ngã, cho nên là từ chỗ phân kali mình rải nó đúng chất lượng, đúng liều lượng thì phẩm chất hạt lúa nó sáng, nó đẹp, chắc.
Nhà nông Phan Thanh Sang chia sẻ về kinh nghiệm trong sử dụng phân kali.
Nhà nông Phan Thanh Sang chia sẻ về kinh nghiệm trong sử dụng phân kali.
03:30
Hiện tượng thiếu kali thường xảy ra ở đất thoát nước kém, đất chậm hủy do các độc chất sinh ra trong điều kiện yếm khí. Đã ngăn cản sự hấp thụ kali của cây lúa. Cây lúa rất cần kali ở giai đoạn đầu, sau đó giảm xuống, lại tăng lên ở giai đoạn cuối đặc biệt là lúc trổ bông.

3:45 Nhà nông Lê Hoàng Ba, Thuận Hưng, Long Mỹ, Hậu Giang
Kali rất quan trọng trong giai đoạn 45 ngày, nếu đất ruộng mình mà xanh quá, thì mình tăng kali lên, nếu mà hơi vàng mình giảm kali lại thì để cho hạt lúa nó chắc tốt và chín cháy cậy, sau này tới thời gian thu hoạch ít đổ ngã nữa. Bán được giá.
Nhà nông Lê Hoàng Ba chia sẻ về kinh nghiệm dùng phân kali
Nhà nông Lê Hoàng Ba chia sẻ về kinh nghiệm dùng phân kali.
04:03
Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp nhiều giống cây trồng có năng suất cao nên, rất cần nhiều kali. Do đó lượng kali trong đất ít dần vì vậy nhà nông phải chú ý bổ sung phân kali cho cây.
Tuy nhiên tùy theo độ dinh dưỡng trong đất và nhu cầu của từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Mà nhà nông sử dụng loại phân cũng như lượng phân kali phù hợp để ổn định năng suất, và tăng phẩm chất lúa hàng hóa.

04: 30 MC Hồng Thắm:
Thưa Giáo sư tiến sĩ (GSTS) Võ Thị Gương phần lớn bà con mình quan niệm là phân kali chỉ sử dụng ở giai đoạn cuối của thu hoạch. Như vậy thì quan niệm này có hợp lý hay không? không lẽ phân kali nó không cần thiết cho các giai đoạn khác của cây trồng sao thưa giáo sư?

4:47 GSTS Võ Thị Gương khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng ĐH Cần Thơ:
Kính thưa bà con nông dân và quý khán giả! Thì đúng như là nhận định của 2 anh nông dân trong đoạn băng vừa rồi. Các anh cũng cho rằng vai trò của kali rất là quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nhất là đối với cây lúa.

Tôi cũng xin bổ xung thêm một vài nhiệm vụ vai trò của kali đối với cây, đặc biệt là cây lúa. Sau đó chúng ta sẽ thảo luận tại sao chúng ta cần thiết phải bổ sung kali, hoặc là đáp ứng nhu cầu của kali với cây lúa trong các giai đoạn, không chỉ đáp ứng vào giai đoạn cuối thôi.

Chúng ta cũng biết rằng kali nó khác với đạm và lân. Và kali thì không giúp tăng số chồi, mà kali có vai trò và có nhiệm vụ mà nó góp phần làm cho tăng diện tích của lá, rồi tăng tán lá, tăng diệp lục tố và do đó rất là quan trọng đối với cái sự gọi là quang tổng hợp của cây lúa.

Thì như vậy là bên cạnh đó kali lại có những nhiệm vụ khác, thí dụ: Kali lại góp phần trong cái phản ứng, gọi là phản ứng tạo thành vách tế bào. Do đó thì cái lích-nhân-hóa đó nó giúp cho vách tế bào cứng chắc hơn, chính vì vậy cây lúa sẽ được cứng và không có đổ ngã, nó vững chắc nó không có đổ ngã.

Mặt khác kali có nhiệm vụ trong việc vận chuyển các dưỡng chất, vận chuyển các vật chất mà được tạo thành từ quá trình quang tổng hợp. Cho nên là kali đầy đủ đối với cây lúa thì các sản phẩm, thí dụ như là: các sản phẩm, các chất đường có phân tử thấp, hoặc là các axit amin v.v... nó sẽ được vận chuyện mà nó không có tích lũy ở trong thân lá.

Và do đó trong điều kiện nếu thiếu kali thì như vậy là thân lá tích lũy rất là nhiều các dưỡng chất này, cho nên lại rất là hấp dẫn đối với côn trùng, đối với lại bệnh hại tấn công. Cho nên nếu mà kali đầy đủ thì cũng góp phần làm cho cây lúa chống chịu lại được với sâu bệnh.

Thì như vậy chúng ta trở lại là sử dụng kali, bón kali cho cây lúa vào giai đoạn nào? Có phải chỉ cần thiết bón vào giai đoạn cuối để cần chắc hay không?
Thì chúng ta thấy rằng, cái thứ nhất là kali cần cho sự phát triển về thân lá, cho sự quang tổng hợp để mà tích lũy chất khô, có nghĩa là nó giúp cho sự tích lũy hạt và như vậy thì năng suất của cây lúa nó sẽ đạt cao hơn.

Do đó ngay từ ban đầu, thí dụ như: vào giai đoạn khoảng 10 - 15 ngày. Đó là cái giai đoạn đầu mà chúng ta cần phải bón kali.
Trong các nghiên cứu các nhà khoa học đã khuyến cáo, là nên sử dụng bón phân kali vào giai đoạn khoảng từ 1 tuần cho đến 2 tuần. Thông thường chúng tôi khuyến cáo khoảng 10 ngày sau khi sạ. Như vậy là phải bón 50% lượng kali.

Rồi bây giờ đến cái giai đoạn mà cuối hơn, giai đoạn phát triển thân lá, nhất là từ khối sơ khởi. Lúc đó chúng tôi cũng khuyến cáo bón thêm 50% nữa. Vì giai đoạn cuối chúng ta biết rằng cây lúa rất là cần để mà có đủ lượng kali. Để giúp cho các quá trình chuyển hóa khác, thí dụ như là:
- Giúp cho cái sự lích-nhân-hóa, làm cho cây cứng chắc nó chống đổ ngã, rồi tăng cường sự quang tổng hợp.
- Làm cho số hạt ở trên một bông nó nhiều hơn rồi làm cho hạt chắc nó nhiều hơn, tỉ lệ hạt chắc nó cao hơn. rồi làm cho trọng lượng hạt nó cũng tăng hơn.

Do đó thì bón phân kali cung cấp phân kali vào giai đoạn, gọi là giai đoạn từ khối sơ khởi thì nó đáp ứng đủ cho cái giai đoạn sau.
Tức là giúp cho cây lúa tích lũy nhiều chất khô và như vậy năng suất của cây lúa nó đạt cao hơn, và chống chịu lại được sự đổ ngã, chống chịu lại sự tấn công của công trùng, của bệnh hại.

Do đó, nếu bà con nông dẫn chỉ nghĩa rằng cung cấp phân kali đáp ứng yêu cầu vào giai đoạn cuối thì như vậy nó chưa có đúng. Mà phải bón ngay từ đầu. Thập chí có những khuyến cáo của i-ri (IRRI), thì người ta khuyến cáo là nên bón ngay vào giai đoạn khi mà làm đất, có khi bón toàn bộ nhưng mà thực tế trong kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi khuyến cáo là nên bón vào giai đoạn 7 - 10 ngày, sau khi sạ và bón 2 lần thôi 50% và 50% vào khối sơ khởi thì như vậy là đáp ứng đủ nhu cầu của cây lúa trong suốt giai đoạn từ lúc phát triển thân lá để mà giúp cho quá trình quang tổng hợp xảy ra đạt được với tố hảo và cho đến dài dài cho đến giai đoạn cuối là cho đến giò chắc.
GSTS Võ Thị Gương chia sẻ tác dụng của phân kali với cây trồng.
GSTS Võ Thị Gương chia sẻ tác dụng của phân kali với cây trồng.
09:57 MC Hồng Thắm:
Thưa TS Võ Hữu Thoại, vừa rồi gs Võ Thị Gương đã nói rất rõ vai trò của phân kali trên cây lúa, còn riêng đối với cây ăn trái thì vai trò của nó như thế nào ạ?

10:08 TS Võ Hữu Thoại, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam:
Kính thưa bà con nông dân, kính thưa quý vị khán giả xem đài!
Như GS Võ Thị Gương đã giới thiệu, vai trò của kali trong cây lúa nó cũng tương tự trên cây ăn trái. Trên cây ăn trái thì kali nó còn tham gia việc đóng mở khí khổng. Khi trong những điều kiện bất lợi của môi trường. Ví dụ như: Hạn thì kali giúp cho khí khổng đóng lại hạn chế mất, thoát hơi nước trong quá trình hô hấp.

Ngoài ra kali nó là một nguyên tố di động khi mà trong điều kiện như thiếu kali đi, thì kali nó sẽ di chuyển từ trên lá già chuyển sang lá non. Vì vậy khi thể hiện triệu chứng ngay trên lá già.

Thứ hai nữa là kali giúp cho:
- Về mặt năng suất, tức giúp cho gia tăng kích thước trái.
- Đồng thời nó làm tăng tỉ lệ đậu hoa, hạn chế rụng trái cũng như hiện tượng nứt trái.
- Đồi thời về mặt chất lượng kali nó làm tăng mầu sắc vỏ trái, tăng cái độ ngọt cũng như hạn chế một số hiện tượng bị giảm chất như xơ sụn ở trong trái.

11:07
Vì vậy rõ ràng kali có một vai trò quan trọng, cho cây ăn trái nói riêng cây trồng nói chung. Do đó chúng ta phải bọn kali giống như giáo sư Gương nói là từng giai đoạn phù hợp.

Tức là trên cây ăn trái kali cần ở những giai đoạn như sau:

- Thứ nhất là giai đoạn trước khi xử lý ra hoa, chúng ta cần phải bón kali.
- Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn đậu trái phát triển trái, kali giúp cho trái phát triển hạn chế rụng trái, gia tăng kích thước.
- Thứ ba trước khi thu hoạch 1 đến 2 tháng, giai đoạn này giúp tăng màu sắc cũng như chất lượng của trái hơn.

Thì hiện nay trên thị trường nó có những loại phân bón NPK chuyên dùng cho loại cây ăn trái rất thuận lợi cho người nông dân. Ngoài ra chúng ta cũng có thể bổ sung phân kali đơn lẻ. Hiện nay có 3 loại:
- Thứ nhất, cái rô kali bà con thấy trên truyền hình, gọi là muối ớt;
- Thứ hai, sin-phát kali (sulfat kali) tức là K2S04;
- Thứ ba, là nitrat kali.

Thì trong 3 loại này, cái nitrat kali tức là KN03 có thể được sử dụng như là loại phân bón lá, phun lên thì nó rất hiệu quả làm cải thiện năng suất cũng như chất lượng của cây trồng. Có vài ý trao đổi cùng bà con xin cám ơn!
TS Võ Hưu Thoại chia sẻ tác dụng của phân kali với cây ăn quả.
TS Võ Hưu Thoại chia sẻ tác dụng của phân kali với cây ăn quả.

12:20, MC Hồng Thắm:
Thưa KS Ngô Ngọc Mỹ! Được biết là công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã có sản phẩn NPK chuyên dùng cho từng loại cây trồng khác nhau. Xin hỏi kỹ sư là nếu như bà con đã sử dụng loại phân bón này rồi, có cần bổ sung thêm kali không ạ?

13:32 KS Ngô Ngọc Mỹ, công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền
Kính thưa bà con nông dân cùng các bạn xem đài, thưa chị Hồng Thắm!
Phân chuyên dùng đầu trâu là phân hỗn hợp NPK. Mà trong đó tỉ lệ đạm, lân, và kali người ta sẽ phối trộn thích hợp theo từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ngoài 3 dưỡng chất chình này trong phân nó còn có các chất trung, vi lượng. Nó thích hợp với sự phát triển, và sinh trưởng của cây trồng.
Phân chuyên dùng đầu trâu nhằm đáp ứng cho đại đa số bà con nông dân không có điều kiện mà pha trộn phân bón. Cũng như là không thể tự cân đối tỉ lệ các dưỡng liệu cho từng thời kỳ bón. Thì bà con nông dân sử dụng phân chuyên dùng đầu trâu. Nó sẽ tiện và nó lợi cho bà con nông dân hơn.
Và trên bình diện chung, sử dụng phân chuyên dùng đầu trâu thì sẽ cho năng suất cao, và ổn định. Do đó, bà con nông dân không cần phải bổ sung thêm kali.

Tuy nhiên, nếu chúng ta canh tác mà chúng ta hiểu đất của mình hơn, hoặc là giống mình đang canh tác, hoặc là điều kiện về thời tiết thì chúng ta có thể bổ sung một ít phân nếu như chúng ta biết là thực sự đất nó thiếu chất đó.
- Thí dụ: Vào giai đoạn bón đón đòng cho cây lúa từ 40 - 45 ngày, bà con nông dân sử dụng phân đầu trâu +TE Agroten (Agrotain) lúa 2, liều lượng bón là 10kg/1000m vuông. Thì bà con có thể cộng vô từ 200g - 300g phân clorua kali với điều kiện bà con canh tác trên vùng đất cát pha. Bởi vì chúng ta biết trên đất cát pha kali bị rửa trôi nhiều hơn các loại đất khác.
Chúng tôi xin phép được trao đổi với bà con một số ý kiến về phân chuyên dùng đầu trâu như trên.
KS Ngô Ngọc Mỹ giới thiệu về phân bón của Bình Điền
KS Ngô Ngọc Mỹ giới thiệu về phân bón của Bình Điền

14:43, khán giả Đoàn Văn Thành, Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo, Tiền Giang
- Tôi nghe nói ngoài thành phần dinh dưỡng cần thiết sulfat kali có chữa nhiều độc tố điều này có đúng không? 
- Xin cho biết điểm giống nhau khác nhau thành phần dinh dưỡng giữa hai phân clorua kali và sulfat kali? 
- Khi nào sử dụng phân clorua kali và khi nào sử dụng phân sulfat kali?

15:07, GSTS Võ Thị Gương: Kinh thưa bà con nông dân, và quý khán giả!
Qua câu hỏi của anh Thành thì tôi nhận thấy rằng bà con nông dân mình nghĩ sulfat kali nó có độc tố, nhưng thực tế không phải là độc tố là vì sao?
Vì sulfat kali thành phần đó chủ yếu là kali. Có khoảng 50 - 60%, 60% là K20, tức là khoảng 50%, hơn hơn 50% kali và như vậy còn lại 45% clorua.
Bây giờ đối với sulfat kali thì như vậy là có khoảng 50% là kali và có 18% là sulfat.

Thì Sulfat nó cũng là một cái dạng lưu huỳnh, là cái dạng mà dưỡng chất đối với cây trồng. Thì cây trồng có nhu cầu đối với lưu huỳnh thì thấp hơn so với NPK nhưng mà lưu huỳnh nó cũng có vai trò giống giống như là đạm, có nghĩa là cũng tạo thành hợp chất, cuối cùng để tạo thành hợp chất protein. Thí dụ như nó là thành phần của các axit amin như xít-sin (cystein ?) hoặc me-trô-nin (methionin ?).

16:10
Ngoài ra thì lưu huỳnh nó lại cần thiết, rất là đặc biệt cần thiết cho các loại cây trồng mà có mùi vị thí dụ như là cây sầu riêng hoặc cây tỏi, cây hành. Là vì các loại cây trồng có mùi vị này nó có hợp chất gọi là xi-ca-nin (?), thì cái chất xi-tin-ừn... (?) này là cái chất nó rất cần thiết phải có sự hiện diện của lưu huỳnh.

Cho nên như vậy rõ ràng sulfat kali thì nó không phải là một dạng phân có độc tố. Mà chúng ta sử dụng sulfat kali như thế nào, trong điều kiện nào cho nó phù hợp để tránh những cái gọi là bất lợi.

- Thí dụ sulfat kali mà bà con nông dân sử dụng với điều kiện là đất ngập nước, cho cây lúa chẳng hạn. Thì trong điều kiện ngập nước thời gian dài, điều kiện khử của đất nó sẽ chuyển sulfat, tức là lưu huỳnh ở dạng oxit hóa chuyển sang dạng khử và như vậy nó sẽ tạo thành H2S, tức là hydro sulfua.
Thì như vậy là H2S này nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của rễ, và có thể gây độc cho bộ rễ của cây lúa. Và sau đó nếu mà khi đất đã được khô thì lưu huỳnh ở dạng sun-phai (hydro sulfua?) này đó nó sẽ lại bị oxit hóa tiếp tục và nó làm đất trở nên bị axit hóa, nó bị chua, chua hóa.

Do đó, bà con nông dân không nên sử dụng sulfat kali cho cây lúa mà nên sử dụng cho các loại cây trồng cạn và đặc biệt các loại cây thí dụ như là: cây sầu riêng hoặc là những cây cần có mùi vị.

17:39
Còn đối với clorua kali, thì clorua kali xem như là chúng ta có thể sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng. Đặc biệt là đối với cây lúa cần thiết là sử dụng clorua kali hoặc là cây dừa cũng rất là cần thiết sử dụng. Tại vì dừa nó rất là thích hợp, có nhu cầu đối với clo.
Và như vậy thì cũng xin bà con chú ý là chúng ta khi mà sử dụng clorua kali cho cây lúa thì nên sử dụng clorua kali và không nên sử dụng sulfat kali

18:14, khán giả Ngô Thanh Tùng, Mỹ Tho, Tiền Giang
- Xin cho biết cách nhận dạng để phân biệt tình trạng cây có múi thiếu kali hoặc thiếu các chất vi lượng? 
- Vườn quýt đường nhà tôi có nhiều cây thường bị nứt trái ở giai đoạn gần thu hoạch, tỉ lệ khoảng 50%. Xin hỏi có phải do thiếu kali hay không? Nếu cần bổ sung thì bón vào giai đoạn nào

18:45, TS Võ Hữu Thoại - Kính thưa bà con nông dân, kính thưa quý vị xem đài, kính thưa anh Tùng thân mến!
Thì để mà nhận diện triệu chứng thiếu nguyên tố, dinh dưỡng nào đó. Thì thực ra trong điều kiện ngoài đồng rất là khó, vì chúng ta rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng khác. Ngoài đồng chúng ta cần phải kết hợp quan sát các triệu chứng khác nhau trên cây từ đó mới có thể kết luận.
- Thí dụ như quan sát về tỉ lệ số chồi non ra; rồi tỉ lệ ra hoa đậu quả; hình dạng, màu sắc cũng như chất lượng của trái; cũng như một số triệu chứng đặc biệt ở trên lá thì chúng ta mới có thể kết luận được.

19:25
Thì đối với kali nói chung là ta rất khó nhận dạng. Tuy nhiên một số triệu chứng có thể nhận dạng:
- Trong một số trường hợp nó gây cái sờn cháy ở trên chóp lá.
- Thứ hai nữa là nó làm cho kích thước trái nhỏ đi và nó làm cho tỉ lệ trái bị rụng và bị nứt nhiều hơn và độ ngọt bị giảm đi.
Lá lúa bị cháy mép và ngọc lá khi thiếu kali
Lá lúa bị cháy mép và ngọc lá khi thiếu kali

Do đó để nhận dạng được triệu chứng thiếu nào thì chúng tôi có thể đưa khuyến cáo thế này:

- Đối với những nguyên tố đa lượng, tức là NPK thì nó là nguyên tố di động, thành ra khi nó thể hiện triệu chứng, cây nó thiếu thì những nguyên tố này di chuyển từ lá già xuống lá non. Do đó nó thể hiện ngay trên cái lá già. Do đó chúng ta thấy lá già mà có triệu chứng thiếu dinh dưỡng. Thí dụ như lá nhỏ đi, lá vàng đi thì có thể đoán phần nào đó là thiếu nguyên tố đa lượng.
- Còn những nguyên tố vi lượng, thí dụ như: đồng, kém, bo là những nguyên tố ít di động trong cây. Thành ra khi mà có triệu chứng thiếu, nó thể hiện ngay ra trên lá non. Thì chúng ta có thể xác định đó là thiếu nguyên tố vi lượng. Chúng ta có thể dùng những loại phân bón lá, chúng ta phun lên là có hiệu quả ngay.
Triệu chứng thiếu Lân, kali và đạm ở lá ngô
Biểu hiện cây thiếu lưu huỳnh SO3, kali K2O, và lân P2O5.


Lá ngô và bắp ngô thiếu  Đạm, lân, và kali.
Một số triệu chứng nhận biết cây thiếu dinh dương biểu hiện trên lá.

20:40
Câu thứ hai, "trường hợp nứt trái trên cây quýt đường". Câu hỏi anh cũng như câu trả lời anh tức là do kali chứ không phải là do hoàn toàn kali.

Tức là hiện tượng nứt trái trên quýt đường có thể là do nhưng nguyên nhân như sau:

- Thứ nhất, có thể là do sâu bệnh nó tấn công. Thí dụ như loét, bọ xít chích ở giai đoạn còn trái non, khi trái lớn lên nó phát triển, vết nứt sẽ ứt ngay vị trí vết côn trùng, hoặc nấm tấn công đó. Thì biện pháp phòng ngừa chúng ta phải phun thuốc phòng ngừa giai đoạn trái non để tránh hiện tượng nứt trái.
- Cái hiện tượng nứt trái thứ hai, vấn đề có thể là nước, hoặc là vấn đề bón phân không cân đối. Tức là do quá trình chúng ta tưới nước không đầy đủ, chúng ta tưới nước liệu lượng đột ngột..., hoặc ta bón phân đạm liều cao thì có thể gây hiện tượng nứt trái ở trên cây quýt đường nói riêng, và cây ăn trái nói chung.
- Cái nứt thứ ba, thiếu dinh dưỡng. Thì có thể thiếu nguyên tố như là kali, canxi, magie, và bo, đồng cũng là những nguyên tố có thể gây hiện tượng nứt trái ở trên cây quýt đường.

Hiện nay để mà khắc phục chúng ta bón cân đối, và đầy đủ kali ở giai đoạn sinh trưởng như nãy tôi trình bày.

Còn các loại phân, các nguyên tố vi lượng chúng ta sử dụng các loại phân bón lá có trên thị trường. Chúng ta phun cho cây trồng thì nó sẽ hiệu quả. Hiện nay có một số loại phân vi lượng ví dụ như bo chắc đó, nó có sẵn trên thị trường bà con có thể mua và phun thì nó cũng giúp cho vấn đề hạn chế nứt trái trên cây quýt đường nói chung. Xin vài ý trao đổi với anh Tùng và bà con. Xin cám ơn!

22:29 Khán giả Nguyễn Văn Tạo, Tân Khánh, Tân An, Long An hỏi:
- Khi bón kali trong điều kiện nắng nóng nhiệt độ cao, hoặc trong tình trạng ruộng lúa bị ngập nước, thì chất kali trong phân có bị thất thoát như phân đạm hay không?
- Để hạn chế thất thoát đạm trong sử dụng công ty Phân bón Bình Điền có sản xuất ra đạm hạt vàng 46A+ có hoạt chất agroten rất là hiệu quả. Vậy để hạn chế thất thoát kali thì công ty có ra loại phân nào chống thất thoát hay không?
- Xin cho biết cách nhận dạng khi cây lúa bị thiếu kali?

23:06 KS Ngô Ngọc Mỹ - Kính thưa anh Tạo...!
Phân kali thông thường chúng ta sử dụng là phân clorua kali. Nó thuộc dạng tinh thế. Nó màu đỏ nhạt và óng ánh thành ra bà con nông dân mình thường gọi nó là phân muối ớt.

Và muối ăn hằng ngày của chúng ta có công thức hóa học là clorua natri. Thì 2 chất này có một số điểm giống nhau. Khi chúng ta lấy muối ăn của chúng ta, chúng ta bỏ vào trong nồi chúng ta chế nước, quậy tan, rồi chúng ta đun sôi thì cuối cũng nước nó bay hết chúng ta thu lại đầy đủ lượng muối ban đầu chúng ta bỏ vào.

Thành ra clorua kali nó cũng giống như là muối ăn của chúng ta (tức là clorua natri). Do đó clorua kali chúng ta khi bón vào trong ruộng ở điều kiện nóng hạn, hoặc nhiệt độ cao thì hoàn toàn kali nó không có bị mất đi, nhưng trong điều kiện này thì cây trồng chúng ta sẽ hút kali nhiều hơn. Nó hút nhiều hơn là để nó điều hòa cái sự hấp thu nước cũng như là cái sự thoát nước của nó. Chính như vậy cái cây của chúng ta nó mới không héo. Do đó người ta mới nói kali nó tăng cường tính chống chịu cho cây trồng. Tức là nó chịu hạn, cũng như nó chịu rét.

Và cái ý thứ hai là khi chúng ta sử dụng kali hiện nay đó, nó là đa số nó là clorua kali, và kích thước nó khoảng 0,5 - 1mm, và người ta gọi là kali bột. Thì kali bột này nó là bột nó khó rải hơn.
Và một loại thứ hai là kali nó có kích thước 2 - 4mm, mà nó dạng miếng, nó sáng óng ánh như là miếng kiếng, nên bà con nông dân cũng quen gọi là kali miếng. Thì từ kali miếng người ta mới thêm vào những hóa chất. Và những hóa chất này nó thậm chí có lợi cho cây trồng, và nó có một nhiệm vụ quan trọng là nó kết dính kali bột lại.

Thì khi sử dụng kali bột nó khó rải hơn kali hạt. Kali hạt nó to chúng ta rễ rải, chúng ta rễ trộn và chúng ta rải nó đều hơn. Và về độ tan, thì kali hạt nó tan chậm hơn là kali bột. Do đó kali hạt ít thất thoát hơn.

Thì toàn bộ phân bón hỗn hợp NPK do công ty Phân bón Bình Điền sản xuất đều sử dụng kali miếng. Tức là, kali nó có kích thước từ 2 - 4mm. Thì sử dụng kali này thì kali nó ít bị thất thoát hơn.

Ngoài ra trong kỹ thuật canh tác thì bà con nông dân cũng có những biện pháp để chúng ta hạn chế thất thoát kali:

- Cái thứ nhất, là bón kali không bao giờ bón tập trung, người ta phải chia ra nhiều lần để bón. Bởi vì chúng ta biết trong cây trồng, nếu mà chúng ta bón thừa kali nó không có hại gì cây trồng, nhưng thừa thì cây trồng nó cứ hút dô hoài. Và như vậy người ta gọi là "cái sự tiêu thụ xa xỉ".
- Cái thứ hai, chúng ta bón nhiều kali thì sự rửa trôi nó sẽ xảy ra nhiều hơn. Tức là, chúng ta bị mất kali và chúng ta bón thừa kali đất nó sẽ giữ lại kali. Tức là cái hiệu suất sử dụng phân kali nó thấp.
- Và một biện pháp nữa là trong lúc bà con nông dân chúng ta làm đất đó. Thì chúng ta có thể bón từ 200 - 500kg vôi cho 1ha thì nó cũng nâng cao hiệu suất sử dụng phân kali.

Và trên lúa triệu chứng thiếu chất kali đó quý vị. Thì đầu tiên lá già. Nó thể hiện trên lá già 2 mép lá già nó sẽ úa vàng, và sau đó nó cháy xém chóp lá; và cây nó sinh trưởng chậm, và thân nó yếu dễ đổ ngã; và trên hạt dễ lép, với nó dễ lửng.
Thì chúng tôi xin phép được trao đổi thắc mắc của anh Tạo cũng như bà con nông dân gửi về đài. Xin cảm ơn!

31:40 Khán giả Tăng Khiêm, Long Phú, Sóc Trăng hỏi:
Đất ven biển nhiễm mặn, hỏi bón kali có hạn chế ngộ độc phèn và hữu cơ không? Loại đất nào cần bón nhiều kali? Phun kali qua lá có hiệu quả như bón gốc không?
Khán giả Nguyễn Văn Hường, Giồng Riềng, Kiên Giang hỏi:
Kali bón gốc và bón lá có khác nhau không? Nếu thừa lân và kali có làm tăng sâu bệnh không, năng suất và chất lượng có giảm không?
Khán giả Dương Văn Ánh, Cai Lậy, Tiền Giang hỏi:
Việc bón thừa kali có hại gì đến cây trồng? Cây trồng trên đất phù sa cần lượng kali cao hơn đất phèn đúng hay không?

GS Võ Thị Hương - Kính thưa anh Tăng Khiêm và quý khán giả xem đài!
Như vậy là với ý anh hỏi là: "đất ven biển nhiễm mặn bón kali có hạn chế ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ không?" Thì đối với đất ven biển nhiễm mặn thì thường hạm lượng kali trong đất khá là cao so với đất phù sa ngọt.

Còn nếu chúng ta muốn quan tâm đến vấn đề là bón kali có giảm ngộ độc phèn hay không? Thực ra, kali không có giảm ngộ độc phèn. Quan trọng nhất là bón lân và có một ít vôi thì có thể giảm được các độc chất phèn.
Nếu mà trên đất phèn bà con nông dân chúng ta bón nhiều kali, thì kali có thể trao đổi với lại nhôm trên chất thể hấp thu. Nó lại làm cho hàm lượng nhôm di động trong đất cao. Do đó, nó lại có thể ảnh hưởng một khoảng thời gian nào đó đối với cây lúa. Do đó, nó có thể trở nên bất lợi nếu mà chúng ta sử dụng kali cao.

Còn nếu mà trên đất mà có ngộ độc hữu cơ. Thì ngộ độc hữu cơ mà chúng ta bón kali vào thì xem như cũng không ảnh hưởng mà thông thường chúng ta phải có biện pháp khác.
- Thí dụ chúng ta súc nước, chúng ta để phơi khô chúng ta bón bổ sung thêm dưỡng chất đạm, lân, bổ xung thêm ít kali nữa thì như vậy nó sẽ có hiệu quả hơn.

Về câu hỏi của anh Nguyên Văn Hường là: "Kali bón gốc và bón lá có khác nhau hay không?"
Thì chúng ta cũng biết rằng cây trồng thì cần hàm lượng kali rất là lớn, có nhu cầu rất là lớn. Do đó, thì nếu chúng ta phun qua lá thì thông thường hàm lượng phun qua lá phải là thấp. Do đó, nếu chỉ phun qua lá không thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của cây trồng và chúng ta phải bón qua gốc, và bón qua góc chúng ta phun một ít qua lá thì nó cũng giúp cho việc hấp thu kali nó dễ dàng, nó hiệu quả hơn. Nhưng mà thông thường chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân nên bón qua gốc chứ không nên là bón qua lá.

Nếu mà thừa lân và kali có làm tăng sâu bệnh hay không? Và năng suất chất lượng có giảm hay không?
Thì chúng ta cũng biết rằng đối với kali thì thừa kali nó cũng không ảnh hưởng gì tại vì cây trồng có thể hấp thu kali lượng lớn và nó không ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu mà chúng ta bón quá nhiều kali đó thì bộ rễ cây trồng nó sẽ bị ảnh hưởng. Tức là, nó làm giảm đi, nó cản trở. Tức là nồng độ kali xung quanh vùng rễ cao sẽ cản trợ sự hấp thu của các dưỡng chất khác. Chúng ta gọi là có sự đối kháng.
- Thí dụ, đối kháng với đạm chẳng hạn. Cho nên nếu mà chúng ta bón quá nhiều kali thứ nhất là bà con nông dân phải chi phí một lượng đầu tư, số tiền đầu tư cho phân bón kali rất là cao, mà nó lại kém hiệu quả tại vì cây trồng có thể hấp thu nhưng hấp thu cái dạng xa xỉ, nó không ảnh hưởng làm tăng năng suất gì cả. Do đó, bà con nông dân không nên bón thừa kali.

Còn thừa lân, thừa kali nói chung nếu mà bón thừa thì sẽ gây mất cân đối so với dưỡng chất khác. Thí dụ như là: đạm và một số nguyên tố trung lượng, hoặc là các nguyên tố vi lượng. Nên chúng ta nên sử dụng đáp ứng đủ nhu cầu của cây trồng ở một lượng vừa phải. Nếu thừa có nghĩa chúng ta lãng phí và nó làm cản trở, làm rối loạn sự hấp thu, sự chuyển hóa của các dưỡng chất khác. Do đó thì không nên.

Câu hỏi của anh Dương Văn Ấn là: "Việc bón thừa kali có hại gì đến cây trồng? Cây trồng trên đất phù sa cần lượng kali cao hơn trên đất phèn đúng hay không?"
Thì cây trồng trên đất phù sa nói chung thì chúng ta. Bây giờ chúng ta có thể nói về cây lúa đi. Cây lúa thì năng suất của cây lúa trên đất phù sa thì cao hơn so với đất phèn. Và như vậy thì rõ ràng cái nhu cầu để mà đáp ứng được với năng suất cao đó nhu cầu của cây lúa đối với kali thì nó cao trên đất phù sa.

Giống như tôi vừa trình bày lúc nãy nếu mà chúng ta bón nhiều kali trên đất phèn thì lại làm tăng hàm lượng nhôm di động. Do đó nó lại tăng cái sự ngộ độc của nhôm cho cây lúa cho nên là chúng ta không nên bón cái lượng cao.

37: 05 Khán giả Huỳnh Ngọc Trang, Kế Sách, Sóc Trăng hỏi:
Nghe nói phân kali muối ớt bón cho cây sầu riêng sẽ làm trái bị sượng có đúng không? Công ty Phân bón Bình Điền có loại phân bón nào bón cho sầu riêng đạt năng suất và chất lượng cao?

37:30 TS Võ Hữu Thoại Anh Trang thân mến!
Cái vấn đề sượng bón kali muối ớt tức là clorua kali đó. Thì nãy GS Hương có nói này tức là trong clorua kali ngoài kali nó chữa khoảng từ 50 - 55 K2O, ngoài ra nó còn có chữa clo thì trên một số cây trồng thí dụ như: cây thuốc lá, cây sầu riêng thì clo nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng. Đối với cây sầu riêng có thể cho sượng trái sầu riêng, chính vì vậy chúng ta không nên sử dụng clorua kali mà bón cho cây sầu riêng mà chúng ta sử dụng những dạng phân khác thí dụ như là sulphate kali, nitrat kali KNO3.

Thực ra sượng trái sầu riêng không phải ngoài vấn đề bón clorua kali mà còn những yếu tố khác nữa. - Thí dụ như anh bón quá nhiều lượng đạm thì khi bón nhiều lượng đạm như thế cây nó ra lá non, khi ra lá non thì nó cạnh tranh dinh dưỡng với quả thôi, cuối cùng làm cho chất lượng quả nó bị giảm đi có thể làm bị sượng.
Bên cạnh đó là vấn đề thiếu bổ sung những phân như canxi, magie nó cũng có thể ảnh hưởng lên chất lượng quả như sượng. Do đó, anh cần phải bón thêm phân canxi và magie lên thì chất lượng của trái sầu riêng nó sẽ tốt hơn. Xin vài ý trao đổi cùng với anh Trang. Xin cám ơn!

38:53 KS Ngô Ngọc Mỹ
Tôi xin phép được trao đổi cái thắc mắc của anh về "công ty phân bón Bình Điền có sản xuất loại phân nào cho cây sầu riêng không?" Thì công ty phân bón BĐ có 1 đơn vị là công ty con, tức là công ty Bình Điền Mê Công, thì công ty này có sản xuất phân đầu trâu đa năng, công thức nó là 17 - 12 - 7 và đầu trâu lớn trái nó là 12 - 7 - 17 thì trong phân này kali nó sử dụng sulphate kali trắng thì anh cũng như bà con nông dân có nhu cầu có thể mua phân này sử dụng bón cho những cây trồng mà nó có nhu cầu về phân kali sulphate. Xin hết!

39:40 Khán giả Tạ Văn Triệu, Vũng Liêm, Vĩnh Lòng hỏi:
- Sử dụng phân kali cho cây trồng lúc cây còn nhỏ, tức là lúc mới trồng có làm giảm sự phát triển của cây về sau không? 
- Rải phân kali nhiều cây hút không hết đất có giữ lại phân kali thừa cho cây hấp thu từ từ hay không? 
- Dư kali có làm ảnh hưởng đến sự màu mỡ của đất không? Có làm trai đất không?

40:05 GS Võ Thị Hương Thưa bà con nông dân!
Như vậy sử dụng phân kali cho cây trồng lúc còn nhỏ, thì nó không ảnh hưởng gì đến giai đoạn sau. Nhưng mà chúng ta cũng chú ý là lúc cây còn nhỏ bộ rễ phát triển còn kém. Do đó, chúng ta bón vào với lượng nhiều thì nó sẽ giống như là dư thừa là bộ rễ nó hấp thu không hết, thì lúc đó có thể nó sẽ bị mất, thất thoát kali. Và như vậy, hiệu quả sử dụng kém và như vậy thì về sau cây trồng càng lớn cái nhu cầu sử dụng kali càng cao cho nên, không ảnh hưởng, không có hại cho cây trồng.

Bây giờ nếu rải phân kali nhiều cây trồng không hấp thu hết thì như vậy kali còn lại như thế nào?
Thì một phần kali sẽ được giữ ở trên chất thể hấp thu. Tức là nếu đất có hàm lượng sét càng cao thì các khả năng giữ các k-trông như là kali càng cao, do đó thì kali sẽ được giữ lại trên bề mặt hấp thu của khoáng sét đó và dần dần bộ rễ cây trồng sẽ được tiếp tục qua trao đổi thì cây trồng sẽ tiếp tục được sử dụng lượng kali hấp thụ đó.
Tất nhiên chúng ta cũng chú ý nếu mà chúng ta sử dụng, chúng ta rải một lượng quá nhiều thì kali cũng sẽ dễ dàng bị thất thoát, bị mất đi giống như là đạm. Nhưng mà cái sự mất đạm nó sẽ cao hơn, nó nghiêm trọng hơn là so với sự mất kali.

Anh cũng có hỏi là nếu mà dư kali có làm ảnh hưởng đến sự màu mỡ của đất không?
Thực ra cũng phải không là ảnh hưởng, không có bị chai đất như là đạm. Nếu mà chúng ta bón quá nhiều đạm thì chai đất, có nghĩa là sự tơi xốp, sự thoáng khí trong đất, sự hoạt động của vi sinh vật (VSV) ở trong đất nó sẽ rất là giảm do đó thì cấu trúc của đất thay đổi, do đó đất nó bị chai. Chúng ta gọi là đất chai khi chúng ta bón quá nhiều đạm.

Nhưng đối với kali, thừa kali sẽ được giữ lại nhưng mà nếu mà thừa ở mức độ nào đó nó sẽ ảnh hưởng tới sự chuyển hóa, sự hấp thu dưỡng chất. Nó làm cản trở sự hấp thu dưỡng chất. Thì như vậy cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cho nên là thực ra bón thừa kali thì lại mất cân đối, gây mất cân đối dưỡng chất ở trong đất thôi, mà nó không ảnh hưởng làm chai đất. Xin trả lời anh!

42:28 Khán giả Nguyễn Văn Tuấn, Ba Tri, Bến Tre hỏi:
Phân kali rải hay xịt, cách nào hiệu quả cao hơn? Sau khi rải kali còn vướng trên lá làm lá bị cháy, xin hướng dẫn cách khắc phục?

TS Võ Hữu Thoại Kính thưa anh Tuấn thân mến!
Kali nó là một trong ba nguyên tố rất là cần thiết cho cây trồng, tức là đạm, lân, kali. Đây là những nguyên tố cần thiết cho cây trồng cho nên người ta khuyến cáo phần lớn kali ta bón cho gốc giống như giáo sư Gương đã trình bày.

Tuy nhiên, người ta có thể sử dụng phân kali để xịt lên trái để làm tăng kích thước, cũng như làm giảm hiện tượng nứt trái, hoặc là hiện tượng rụng trái trên cây có múi, đồng thời gia tăng màu sắc cũng như là chất lượng độ ngọt của trái. Do đó người ta có thể sử dụng kali để mà xịt, phun trên cây.
Tuy nhiên chỉ áp dụng cho cây ở giai đoạn mang trái, tức là cái cây đã vào giai đoạn kinh doanh.
Và phân ta thường nitrat kali người ta khuyến cáo nhiều nhất còn 2 phân còn lại tức là sulfat, clorua người ta khuyến cáo là bón vào trong gốc.

Câu hỏi thứ hai, "Sau khi rải kali còn vương lại trên lá bị cháy thì khắc phục thế nào?"
Như tôi trình bày là 2 dạng phân sulfat và clorua là bón gốc, tức là chúng ta phải bón vào gốc, chứ không phải bón trên lá thành ra trường hợp cây anh cháy không khắc phục được chỉ khi nào nó rụng lá đó ra lá mới thì thôi. Anh tránh trường hợp là sử dụng như thế.

Trong trường hợp nếu mà mới lở có thể mình tưới nước cho giảm nồng độ gây độc đi chứ thực ra người ta khuyến cáo là nó là bón gốc tức là 2 loại:
- Clorua và sulfat là bón gốc;
- Còn nitrat là để phun.

Phun như nào? phun ở giai đoạn cây mang trái để làm tăng chất lượng cũng như là năng suất của cây trồng lên. Thì đó là một vài ý trao đổi cùng với anh Tuấn xin cảm ơn!

MC Hồng Thắm
Có nghĩa là nếu như bà con lỡ quên đem bón gốc xịt lên lá, lá bị cháy chỉ còn cách là tưới nước lên phải không ạ? Và cách đó khắc phục hiệu quả không ạ?

TS Võ Hữu Thoại
Tức là nó tương đối thôi. Tôi nói lại là cái clorua và sulfat khuyến cáo thường là bón trong đất, và khi bón trong đất tại sao có vụ gây hiện tượng trên lá. Chỉ có trường hợp kali nitrat người ta khuyến cáo phun lá nhưng phun cây giai đoạn mang trái để tăng kích thước, cũng như hạn chế rụng, nứt trái, tặng chất lượng, độ ngọt của trái lên thì mà khuyến cáo ở nồng độ là sao.

- Ở cam va-len-ci-a (Valencia) người ta sử dụng ở nồng độ là 4% phân KNO3 đó phun thì thấy nó rõ ràng cải thiện được chất lượng, tức là gia tăng được kích thước trái, đồng thời hạn chế tỉ lệ rụng trái, nứt trái rất hiệu quả.
- Trên cây quýt hồng theo Trần Văn Hâu và Cộng tác viên thì phun nitrat kali tức là KNO3 ở nồng độ là 0,5% vào giai đoạn 45 ngày trước khi thu hoạch thì nó cải thiện được tỉ lệ khô đầu múi, cũng như là hiện tượng sai trượng và tăng độ ngọt của quýt hồng lên.

Thì rõ ràng kali nếu mà phun vào giai đoạn mang trái, mà phun đúng thời điểm thì nó làm cải thiện được năng suất và chất lượng cây trồng rõ rệt.

46:12 Khán giả Nguyên Văn Mường, Ngã 5, Sóc Trăng hỏi:
- Thường các nhà khoa học khuyến cáo bà con nông dân không nên bón thừa đạm và lân, Vậy tại sao không khuyến cáo không nên bón thừa kali. Vậy nếu thừa kali có ảnh hưởng đến năng suất không? 
- Trên ruộng đất phèn sau khi sạ thì bón phân đầu trâu cho từng thời kỳ theo khuyến cáo, trước khi sạ có nên bón phân cải tạo đất hay không?

KS Ngô Ngọc Mỹ Kính thưa anh Mường và bà con nông dân thân mến! Thắc mắc của anh chúng tôi xin phép được trao đổi như sau:
Thông thường cây lúa mà chúng ta bón thừa phân như: phân đạm, phân lân thì nó không có tốt. Nó gây dễ mắc bệnh. Nhưng mà phân kali đó, trong cây trồng nhu cầu cao nhất là đạm, kế là kali, nhưng mà kali nó có một cái khác đạm là chúng ta bón thừa nó hoàn toàn không có hại gì cho cây trồng, mà nó cũng không có tăng năng suất.
- Thí dụ như kali cây trồng chúng ta yêu cầu là 2, mà chúng ta bón 3 thì cây trồng chúng ta cũng hút hết 3 luôn thì nó dư ra một. Người ta mới gọi là hiện tượng tiêu thụ xa xỉ kali thì như vậy nó phí cho chúng ta thôi.

Và chúng ta thừa một lượng nhiều nữa thì kali nó vô trong đất. Chúng ta biết clorua kali. Kali là kim loại mạnh đứng đầu trong giải hoạt động hóa học, thì kali nó sẽ đẩy magie, đẩy canxi ra khỏi trong keo đất và như vậy là nước nó sẽ đưa canxi, magie trôi đi, chúng ta sẽ mất trung lượng khi chúng ta bón lượng kali nó quá thừa.
Thế còn ngoài ra kali chúng ta bón thừa nó không có ảnh hưởng gì đến năng suất, nhưng thừa đạm, mà thiếu kali cây nó rất dễ bị mắc bệnh. Bởi vì, kali nó có một nhiệm vụ nó ức chế sự tích lũy đạm thừa ở trong lá.

Và ý thứ 2 anh hỏi là: "Trên ruộng đất phèn sau khi anh sạ, bón phân đầu trâu rồi thì có cần bón thêm phân cải tạo đất không?"
Thì cái này đất phèn nó cũng phải ở mức độ phèn như thế nào. Thí dụ như cái đất phèn vừa rồi TS Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang thì anh có nói đối với những vùng đất phèn ở Tứ Giác Long Xuyên thì anh cũng khuyến cáo bà con nông dân nên bón từ 200 - 500kg vôi trên 1ha, rồi sau đó chúng ta cứ bón phân bình thường thì năng suất lúa nó cũng rất là cao.
Trong câu hỏi anh cũng có nói không có rõ đất phèn anh ở mức độ nào nhưng nếu phèn nặng anh nên bón vôi vào lúc làm đất, còn nếu mà phèn bình thường mà anh thấy năng suất năm rồi vẫn ổn định thì không cần thiết anh phải bón cải tạo vào giai đoạn đầu làm đất. Xin hết!

49:20 Khán giả Nguyễn Thành Thông, Giồng Riềng, Kiên Giang hỏi:
- Rơm rạ để trả lại cho đất ở mức trung bình 2 - 3 tấn/ha/vụ vậy có bổ sung kali cho đất hay không? 
- Nếu sử dụng 100kg rơm ủ hoai trả lại cho đất thì trả lại bao nhiêu phần trăm kali? 
- Giữa kali bón gốc và bón lá giống và khác nhau như thế nào?

GS Võ Thị Gương: Thưa anh Thông và tất cả quý bà con xem đài!
Như vậy là rơm rạ mà để lại thì thông thường nếu mà một vụ lúa thu hoạch khoảng 6 tấn thì rơm rạ trung bình được khoảng 6 - 7 tấn toàn bộ. Nếu mà để lại toàn bộ lượng rơm rạ và phân hủy trong đất thì xem như là lượng kali được cung cấp vào trong đất khoảng chừng 100 - 120kg cho 1ha.
Nhưng mà thông thường bà con nông dân chúng ta hoặc là lấy rơm rạ ra khỏi ruộng để làm nấm rơm hoặc là đốt v.v... hoặc là để làm thức ăn cho gia súc thì như vậy rõ ràng là thông thường bà con nông dân không có trả lại toàn bộ lượng rơm rạ sau khi thu hoạch như vậy thì cũng rất là cần thiết bà con nông dân phải sử dụng lượng phân bón đưa vào để hoàn trả lại lượng kali bị lấy đi từ đất.

Như vậy thì nếu bà con nông dân "Sử dụng 100kg rơm ủ hoai trả lại cho đất thì trả lại được bao nhiêu phần trăm kali?"
Thì thông thường chúng ta cũng biết rằng trong rơm rạ, rơm rạ khô hoàn toàn thi xem như cao nhất là đạt 2% lượng kali. Nếu chúng ta chỉ có bón chừng 100kg rơm thì lượng kali bón lại cũng đâu là bao nhiều. Do đó nếu chúng ta sử dụng lượng phân hữu cơ mà trong đó có rơm rạ để ủ thì như vậy là cái tổng kali có trong phân hữu cơ đó chỉ khoảng 1% thôi. Thông thường chúng ta phải sử dụng vài tấn, từ 5 tấn cho đến 10 tấn thì như vậy lượng kali cung cấp nó tương đối là khá nhưng mà vẫn không đủ.
Như vậy bà con nông dẫn vẫn phải sử dụng lượng phân vô cơ, tức là từ phân clorua kali, chúng ta cũng không thể dựa vào lượng kali có trong phân hữu cơ để mà xem như đáp ứng đủ nhu cầu của cây lúa. Thì như vậy cần phải bổ sung thêm lượng vô cơ.

Thì anh cũng có hỏi thêm là" "Giữa kali bón gốc và bón lá thì nó có giống hay là khác nhau?"
Thì lúc nãy anh Thoại cũng đã trình bày rồi. Như vậy kali cây trộng nó cần với nhu cầu cái lượng lớn do đó thì chúng ta phải bón vào gốc thì mới đáp ứng đủ với lượng. Còn nếu mà chúng ta phun qua lá thì thường nồng độ phun qua lá rất là thấp do đó không đáp ứng đủ nhu cầu chúng ta phải bón qua gốc.

52:25 Khán giả Nguyễn Văn Út Em, Bình Tân, Vĩnh Long hỏi:
Công ty Bình Điền có agroten 46A+ và lân, sắp tới có đầu tư thêm hoạt chất vào kali không? Hồng Thắm nhớ không nhầm câu hỏi này dã được KS Ngô Ngọc Mỹ giải đáp rồi.

Khán giả Huỳnh Văn Hữu, Chợ Mới, An Giang hỏi:
Tôi trồng lúa 3 vụ, lượng kali bón cho mỗi vụ có cần tăng giảm hay không? Phân đầu trâu chuyên dùng lúa 1, lúa 2 có đủ lượng kali hay không?

KS Ngô Ngọc Mỹ: Chúng tôi xin phép được trao đổi ý kiến của anh Hữu:
Ý anh nói là: "Anh trồng lúa 3 vụ, cái lượng kali nó có cần tăng giảm hay không?" 
Thì lượng kali nó tăng giảm hay không thì tùy vào năng suất vụ lúa của anh, chúng ta quyết định liều lượng kali.
- Nhưng mà nếu trong vụ lúa anh bón 100 đạm thì anh nên bón kali nó vào khoảng 50kg,
- Và nếu vụ lúa thí dụ hè thu, lượng đạm bắt buộc phải giảm xuống khoảng 80 đạm, thì lúc này anh phải bón kali nó vào khoảng 40kg.
Tức là giữa đạm với kali nó có sự tương quan với nhau. Kali nó ngăn cản sự tích lũy quá đáng của đạm ở trong lá, và nếu nó không ngăn cản được thì cây lúa nó dễ mắc bệnh. Do đó khi năng suất cao mà anh tăng đạm lên thì bắt buộc anh phải tăng kali theo. Và vụ hè thu anh giảm đạm lại thì anh cũng phải giảm kali theo mỗi tương quan.

Và ý thứ hai, anh hỏi là: "Anh sử dụng phân chuyên dùng đầu trâu lúa 1, agoten lúa 1 và lúa 2 đó có cần bổ sung thêm kali hay không đó?"
Thì nếu mà đất anh là vùng đất canh tác thuộc đất cát pha thì anh phải nên bổ sung thêm kali. Bởi vì, đất cát pha nó không giữ lại được kali, nó thất thoát kali rất là nhiều và trên vùng đất cát pha thường người ta khuyến cáo phải bón kali chia làm nhiều lần. Không có bón tập trung. Dạ xin cảm ơn!

-----___-----
Nguồn nội dung được https://tai-lieu-nong-nghiep.blogspot.com chuyển thể (STT) từ video của chương trình VTV Cần Thơ kỳ 84 Phân kali và hiệu quả sử dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages