VIDEO VAI TRÒ CỦA KALI TRONG CANH TÁC LÚA
- Kali nó sẽ giúp cho cây lúa chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.
- Kali giúp cho thân cây lúa cứng chắc, hạn chế được đổ ngã.
- Kali giúp cây lúa kháng lại côn trùng, cũng như là kháng bệnh. Tức là, gia tăng sức chống chịu của cây lúa.
- Kali cũng là một chất người ta gọi là "chất của chất lượng" bởi vì kali nó sẽ giúp cho cây lúa quang hợp tốt, chuyển vận các sản phẩm của quang hợp. Tức là, đường bột đem vào tích lũy ở trọng hạt lúa làm cho hạt lúa mẩy hơn. Nên như vậy, kali giúp tăng chất lượng của sản phẩm. Tức là, làm hạt lúa của mình mẩy và tốt hơn.
Tác dụng của chất kali giúp cho cây lúa và cây trồng |
- Là bởi vì, khi bà con bón phân đạm nhiều, thì chất đạm, tức đạm amon nó sẽ cạnh tranh làm cho cây lúa không lấy đủ kali. Nên lúc đó bà con mình cần phải bón thêm kali cho cây lúa.
- Và ngay cả trên đất phèn cũng vậy. Đất phèn thường thường nó bị rửa trôi các chất dinh dưỡng mà trong đó rửa trôi chất kali. Là bởi vì sắt, nhôm nó sẽ đẩy kali vào trong dung dịch đất nên như vậy là nó dễ bị rửa trôi. Nên chúng ta cần phải cung cấp thêm kali.
Các ion sắt, nhôm đẩy kali vào trong dung dịch đất - thất thoát kali |
Sự thất thoát Kali do bị rửa trôi |
Triệu chứng thiếu kali:
Chúng ta cần phải phát hiện thật sớm triệu chứng thiếu kali ở trên lúa. Bởi vì thiếu dưỡng chất kali nó làm cho lá lúa bị hoại tử, nên nếu chúng ta để cho triệu chứng đã bộc lộ ra rồi thì lúc đó chúng ta không còn sửa được triệu chứng đó nữa, mà chỉ có thể ngăn chặn triệu chứng thiếu về sau mà thôi.Ví dụ như đối với đạm khi mà bà con thấy cây lúa bị thiếu đạm lá bị vàng, chúng ta đem phân đạm ra bón lá lúa có thể xanh lại, nhưng mà đối với chất kali khi mà thấy triệu chứng thiếu kali thì lá đó cái phần mà bị triệu chứng thiếu đó nó đã hư rồi.
Bởi vì, nó thể hiện ở cái chỗ là triệu chứng thiếu kali đầu tiên nó xuất hiện ở trên lá già, mà lá già nó làm cho chóp lá bị cháy khô và 2 bên bìa lá như vậy cũng bị cháy khô. Mà cháy khô ở đây có nghĩa nó đã chết tế bào rồi nên chính vì vậy tôi nói bà còn mình cần phải phát hiện cho thật sớm triệu chứng thiếu kali. chứ đợi cho tới khi lá lúa cháy chóp lá, cháy 2 bên rìa lá như thế này thì lúc đó bà con có đem bón phân kali thì nó cũng không thể nào mà phục hồi lại được.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG THIẾU KALI TRÊN CÂY TRỒNG
Lưu ý: Click vào ảnh để xem ảnh lớnGSTS Nguyễn Bảo Vệ đang hướng dẫn nhận biết lá lúa bị cháy do thiếu kali |
Biểu hiện của lá lúa bị chết tế bào do thiếu kali |
Các mép và đầu lá lúa bị cháy khô do tế bào bị hư hỏng do thiếu kali |
Biểu hiện thiếu kali trên lá, cây ngô
Cây lúa mạch thiếu kali
Thiếu kali trên lá cây cà chua
Dấu hiệu nhận biết thiếu kali trên lá cây đậu, đỗ
Lá nho bị thiếu kali
Quả cà chua thiếu kali
|
Dấu hiệu nhận biết lá cà phê thiếu kali |
Biểu hiện thiếu kali trên lá qua từng giai đoạn |
Cây biểu hiện cây thiếu Kali (giữa), lưu huỳnh trái, và lân phải |
Triệu chứng lá ngô và bắp ngô thiếu kali (cuối bên phải) |
Đối chiếu giữa lá ngô đủ dinh dưỡng(đầu tiên) với thiếu lân (thứ 2), thiếu kali (thứ 3), và thiếu đạm (thứ 4) |
Triệu chứng khi thiếu các dinh dưỡng biểu hiện qua lá |
Triệu chứng thiếu kali giai đoạn đầu, biểu hiện bắt đầu xuất hiện trên lá chuối già |
Biểu hiện thiếu kali vừa phải, biểu hiện cháy lá chết tế bào bắt đầu từ rìa mép lá chuối |
|
Dấu hiệu của lá chuối bị thừa kali |
Cách bón phân kali hiệu quả:
Ở đây để bón phân kali cho lúa. Trước tiên chúng ta chọn thời điểm nào. Tức là quyết định thời điểm nào cây lúa cần kali nhiều nhất.Như bà con biết trong canh tác lúa của ĐBSCL. Thông thường bà con mình hay đốt rơm rạ, hoặc là chúng ta cày vùi rơm rạ vào trong đất. Có nghĩa là chúng ta đã trả lại cho đất một lượng kali rất là đáng kể. Nên chính vì vậy mà thông thường ở đầu vụ lúa chúng ta không cần phải cung cấp thêm kali.
Chỉ trừ trường hợp:
- Cái thứ nhất, nếu như bà con để cho đất ruộng lúa ngập liên tục. Thì lúc đó kali từ đất nó phóng thích ra không có được nhiều. Thì thời điểm bón phân kali có thể mình bón ngay cả ở thời điểm gọi là bón thúc lần đầu tiên. Tức là vào khoảng cớ từ 7 - 10 ngày sau xạ chúng ta cũng có bón.- Hoặc là trong trường hợp rơm rạ bà con không hoàn trả lại cho đồng ruộng. Mà khi thu hoạch chúng ta di chuyển hết toàn bộ rơm rạ ra khỏi ruộng thì lúc đó lần bón phân đầu tiên chúng ta mới bổ sung kali.
- Còn trong trường hợp bình thường như hiện nay thì giai đoạn đầu của cây lúa chúng ta cũng không cần bón thêm kali.
- Bà con cũng lưu ý một điểm nữa. kali ở thời điểm bón phân thúc chồi, kali không làm gia tăng số chồi. Nghĩa là nó không giống như đạm và lân. Đạm và lân nó có vai trò phát triển chồi, nhưng mà đối với kali nó không có vai trò phát triển chồi. Nhưng mà ở giai đoạn này cây lúa bắt đầu nhẩy chồi rất là khỏe nên nếu ruộng của mình thiếu kali thì lúc đó nó làm cho cây lúa kém phát triển nên bà con có thể tính việc bón phân lần thứ nhất cho kali ở giai đoạn nhảy chồi.
- Quan trọng nhất giai đoạn tượng đòng. Bón phân tượng đòng bà con phải bón cớ chừng lượng kali chiếm 2/3 trong tổng số kali bón cho ruộng lúa. Vì ở giai đoạn này bà con biết ở cây lúa ở giai đoạn tượng đòng cây lúa bắt đầu tạo ra những hạt lúa non. Mà như vậy muốn có được nhiều hạt chúng ta phải cung cấp đủ đạm và kali.
Nếu xét về mặt liều lượng, thì như tôi đã nói đất ở ĐBSCL thì kali tổng số rất là nhiều. Nếu như trong canh tác lúa bà con mình có cày ải và chúng ta hoàn trả rơm rạ thì nhiều khi bón phân kali không làm tăng năng suất lúa.
Tuy nhiên, do chúng ta bón nhiều phân đạm để làm tăng năng suất lúa. Nên chính vì vậy nó làm cho mất cân đối hấp thu kali. Nên chúng tôi vẫn khuyến cáo bà con mình bón phân kali với một liều lượng khoảng chừng 30 - 50kg K2O/ha.
GS.TS Nguyễn Bảo vệ hướng dẫn sử dụng phân Kali hiệu quả và tác dụng của kali với cây trồng |
-----___-----
Nguồn nội dung được https://tai-lieu-nong-nghiep.blogspot.com chuyển thể (STT) từ video Nghề trồng lúa Việt Nam: Vai trò của kali trong canh tác lúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét