Cách sử dụng phân lân và Hiệu quả sử dụng phân lân - Kỳ 83 - Tài Liệu Nông Nghiệp

Chia sẻ thông tin, tài liệu, kỹ thuật, cách làm, cách sử dụng và mọi thứ liên quan đến nông nghiệp và các vấn đề của nông nghiệp

Tin mới:

Home Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

Cách sử dụng phân lân và Hiệu quả sử dụng phân lân - Kỳ 83

Sử dụng, bón phân lân như nào để tăng hiệu quả sử dụng và giảm thiểu thất thoát hay bị cô định lân? Tại sao khi bón vào đồng ruộng, đất phân lân lại bị cố định? Xử lý đất như nào trong các điệu kiện khác nhau ra sao trước khi bón lân. Sử dụng loại phân lân nào để bón cho cây trồng là thích hợp nhất? Bón thừa lân hay thiếu lân có ảnh hưởng và tác động, triệu chứng như thế nào? Phân biệt ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn và ngộ độc lân như nào?

XEM VIDEO: PHÂN LÂN VÀ HIỆU SỬ SỬ DỤNG - KỲ 83


Theo khảo sát của các nhà khoa học, phần lớn đất canh tác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đều thiếu lân nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Đặc biệt đối với cây lúa do thâm canh tăng vụ liên tục qua nhiều năm, nên lượng lân trong đất ít dần, và không đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng của cây lúa. Vì vậy muốn tăng năng suất, và chất lượng lúa nhà nông phải chú ý bổ sung phân lân một cách có hiệu quả. Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Tuy nhiên khi bón vào đất hiệu suất sử dụng rất thấp do lân bị cố định bởi các ion sắt, nhôm hiện diện nhiều trong điều kiện PH thấp.

2:51: Nhà nông Võ Văn Nghĩa, Thạnh Thới An, Trần Đê, Sóc Trăng trả lời phỏng vấn
Vai trò của lân làm kích thích. Thứ nhất, là ra được bộ rễ, phát triển bộ rễ. Cái thứ hai, hạ được độc phèn. Cái thứ ba, góp phần giải độc được ngộ độc hữu cơ. Nên nếu mà lúa thiếu lân lúa không thể nào phát triển được. Cho nên vai trò của lân trong quá trình canh tác lúa rất là quan trọng.

3:10: PGS TS Nguyễn Bảo Vệ, trường Đại học Cần Thơ
Như chúng ta biết đất ở ĐBSCL hầu hết đều là có phèn. Mà hễ có phèn thì chất sắt, nhôm tự do ở trong đất nó rất là nhiều. Nên chính vì vậy khi nó gặp chất lân, thì nó sẽ kết hợp lại với lân, nó làm cho lân trở nên không hữu dụng.

Nên chính vì vậy trong việc bón phân cho lúa ở ĐBSCL, nhất là trong vụ hè thu. Là thời điểm mà chúng ta biết rằng đất có rất nhiều độc chất sắt, nhôm. Nên chính vì vậy chúng ta bón phân lân vào trong đất hiệu quả sử dụng của phân lân nó không cao. Vì vậy chúng ta cần tìm giải pháp để làm sao hạn chế tác động của chất sắt, nhôm, để mà tắng hữu dụng của phân lân khi chúng ta bón cho ruộng lúa.
4:05:
Ở vụ lúa hè thu điều kiện thời tiết thường không thuận lợi ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển, sinh trưởng của cây lúa. Vì vậy bón lân không chỉ làm tăng đặc tính chống chịu, mà còn kích thích quá trình đẻ nhánh của cây lúa.

4:19: Nhà nông Đặng Văn Thạch Hữu Phú, Cái Bè, Tiền Giang
Theo kinh nghiệm của tôi. Trên vùng đất phèn trước khi gieo sạ chúng ta phải bón lót xong, chúng ta mới cày vùi, bón lân. và giai đoạn thứ hai cây lúa cần lân khoảng từ 18 - 20 ngày chúng ta bón lân lần nữa cho thúc đẩy quá trình cây lúa đẻ nhánh tối đa.

4:40:
Tùy theo điều kiện sản xuất, độ dinh dưỡng trong đất và nhu cầu của cây lúa ở từng giai đoạn cụ thể mà nhà nông sử dụng loại phân cũng như lượng phân lân phù hợp để ổn định năng suất và chất lượng lúa về sau.

4:55: MC Hồng Thắm hỏi:
Thưa TS Đỗ Minh Nhựt, chúng ta vừa xem một đoạn phóng sự trong đó PGS TS Nguyễn Bảo Vệ đã phân tích rất kỹ. Tại sao ở những vùng đất phèn hiệu quả sử dụng phân lân rất là thấp. Nhân đây TS có thể nói về tình hình sử dụng phân lân của bà con ở địa phương mình. Được biết Kiên Giang là một trong những địa phương có diện tích đất phèn cũng khá lớn, và cũng xin TS hướng dẫn cho bà con cách nào để sử dụng phân lân có hiệu quả hơn ạ?

5:18 TS Đõ Minh Nhựt Phó giám độc Sở NN & PTNT tỉnh Kiên Giang
Kính thưa bà con nông dân! kính thưa bạn xem đài! Như chúng ta biết ở Kiên Gian có diện tích đất tự nhiên cũng lớn, khoảng 634.000 ha, trong đó diện tích đất bị nhiễm phèn 350.000 ha. Nó chiếm 55% diện tích của toàn tỉnh. Nếu mà tính diện tích đất phèn ở ĐBSCL thì nó chiểm khoảng 22%. Vùng đất bị nhiễm phèn nặng ở Kiên Giang tập trung ở vùng Tứ Giác Long Xuyên, giáp với tỉnh An Giang. Vùng này khoảng 100.000 ha. Ở tại đây PH có lúc ở trong đất, ở trong nước dao động ở 3,5 - 4 PH. Vì vậy việc canh tác lúa cũng rất khó khăn. Còn những vùng còn lại ở Kiên Giang đá số đất phèn nhẹ và đất phù sa.

Để sử dụng phân lân có hiệu quả trên vùng đất phèn tại tỉnh Kiên Giang, đặc biệt ngành nông nghiệp chúng tôi có một số khuyến cáo đối với bà con nông dân:

+ Đối với vùng đất nhiễm phèn nặng PH dưới 5, trước khi bón lân bà con lưu ý phải bón vôi trước. Chúng ta bón khoảng 300 - 500kg vôi, sau đó rút nước ra, và tiến hành bón lót phân lân.

Phân lân bón lót có 2 dạng chúng tôi khuyến cáo:
- Dạng thứ nhất, từ quạng đá nghiền ra như phân apatit, phosphoryl.
- Dạng thứ hai, phân nung chảy. Lân nung chạy hiện nay chúng ta có: Lân Văn Điển và Lân Ninh Bình.

Hai dạng đó bà con nông dân tiến hành bón lót. Chúng ta có thể bón lót 300 - 500kg trên ha. Khi chúng ta bón vôi trước, bón lân sau mới tăng được hiệu quả sử dụng của phân lân.

Còn với vùng đất phèn nhẹ có PH trên 5,5, chúng tôi cũng khuyến cáo bà con nông dân sử dụng phân lót là phân lân dạng từ quạng đá nghiền ra, như phần trên tôi trình bày, hoặc lân nung chảy.

Đối với vùng phèn ít hơn, chúng ta sử dụng phân supe lân, đặc biệt phân Lâm Thao và phân Long Thành hoặc chúng ta sử dụng phân DAP. Phân lân đó chúng ta cũng bón lót, đối với phân DAP chúng ta có thể bón thúc cho cây trồng.

Khuyến cáo với bà con nông dân đối với vùng đất phèn để sử dụng phân đạt hiệu quả. Thì như phần trình bày khi nãy của các diễn giả, rồi của một số bà con nông dân chúng ta thấy là nếu đất phèn nặng chúng ta không nâng PH lên, chúng ta bón lân vào nó sẽ bị cầm giữ, hoặc nó cố định lại. Vì vậy chúng ta bắt buộc phải sử dụng vôi trước khoảng 300 - 500kg, như vậy mới tặng hiệu quả sử dụng phân lân, cây trồng hấp thụ được.

Còn về lượng phân với những vùng đất khác nhau như phần tôi đã trình bày phía trên đối với bà con nông dân. Chúc bà con nông dân sản xuất trên vùng đất phèn đạt hiệu quả cao.

8:40
Được biết không chỉ đất phèn, mà ở những vùng đất khác hiệu quả phân lân sử dụng cũng không cao. Xin TS hướng dẫn sử dụng cụ thể hơn cho bà con biện pháp nào sử dụng phân lân nó hiệu quả nhất?

8:55 TS Chu Văn Hách - Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long
Kính thưa bà con xem đài! Chúng ta đã biết lân nó có vai trò rất là quan trọng đối với đời sống của cây trồng.

Ta biết nó tham gia trong thành phần tế bào nhân, như là: tham gia trong các enzyme, các hình thành protein, thành các axit amin, rồi nó tham gia vào sinh tổng hợp một số chất khác nữa. Và lân cũng tham gia vào trong diệp lục tố. Nó tham gia vào đó để hình thành quá trình sinh tổng hợp các ATP, tức năng lượng cho cây.

Thế còn vài trò của nó, có tác dụng kích thích cho bộ rễ phát triển và hình thành các tế bào mới, các thành phần, các bộ phận mới của cây. Nó rất quan trọng. Nếu bộ rễ mà phát triển tốt thì cây sẽ phát triển tốt và cân đối.

Thứ hai nữa là lân thúc đẩy mô phân sinh. Nó phân sinh nhanh và nó làm cho cây phát dục thuận lợi. Do vậy cây nó sẽ ra hoa sớm. Đấy là một điều kiện để cây ra hoa sớm. Ở trong điều kiện mà lân thiếu thì có thể thời gian sinh trưởng kéo dài, kéo dài ra và ta biết rằng lân cũng giúp cho quá trình vận chuyển các hợp chất tổng hợp được về cơ quan dự trữ rất nhanh, và nó cũng tăng cường quá trình chống chịu đối với cây trồng. chống chịu điều kiện khó khăn, hoặc là đối với sâu bệnh và nó cũng tham gia vào để mà tăng cường khả năng hấp thu đạm qua cây. Thế thì lân nó có vai trò rất quan trọng như vậy.

Bà con muốn nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân, đây là vấn đề rất là quan trọng và bức xúc. Ta biết là hiệu quả sử dụng phân lân trên cây trồng, trên cây lúa chúng ta rất là thấp. Nó khoảng 20 - 30% thôi! Cái này nó tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện đất đai, vào chế độ canh tác của bà con nông dân.

10:05
Một cái nữa là nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón lân. Bà con hết sức lưu ý ta phải bón đúng loại. Ví dụ như vừa rồi TS Nhựt đã trình bày ta phải bón đúng loại.
Ví dụ: Trên đất phù sa ở ven sông Tiền, sông Hậu chẳng hạn thì ta sử dụng DAP, một loại dễ tan trong nước và cây dễ hấp thụ.

Đối với vùng đất phèn nhẹ có thể ta sử dụng được DAP hoặc là supe lân.

Còn trên đất phèn năng thì bà con cũng hết sức lưu ý ta phải sử dụng "KẸT MÔ PHỐT PHÁT" lân nung chảy vì cái này quá trình người ta nung ở nhiệt độ cao, rồi cho nhiệt độ ngâm với nước nhanh thì nó tạo ra một loại lân. Lân này đặc biệt nó không tan trong nước nhưng nó tan trong dung dịch đất, tan trong dung tịch cây tiết ra để cây nó sử dụng được. Ta gọi là lân chậm tan là cái đó, cái lân là như vậy, cái dạng như vậy.

Thời gian bón bà con hết sức lưu ý đối với bón lân đơn thì ta nên bón lót. Bón ngay sau lúc ta làm đất, cuối cùng ta chôn vùi nó xuống. Thì rất là tốt, hiệu quả cao.

Còn cái nữa là thời gian bón chỉ tập trung bón giai đoạn lần thứ nhất, lần thứ 2, không nên bón vào lần thứ 3. Chúng ta nghe một số bà con nông dân một số nơi nghe được khuyến cao nên bón DAP vào giai đoạn thứ 3. Tức là, từ giai đoạn 40 - 45 ngày thì cái này rất là nguy hiểm. Nếu mà ta bón DAP vào lúc này thì nó sẽ tăng cường khả năng hấp thụ đạm vào trong cây. Nó làm cho các lá xanh mướt mãi và các axit amin nó được tích lũy ở trong cây, thì rõ ràng là sâu bệnh nó tấn công rất là nguy hiểm cho chúng ta.

Và ta biết các loại lân nó hấp thu trong giai đoạn trước 40 ngày thì có tác dụng vận chuyển lên trên hạt, còn nếu ta bón vào giai đoạn trễ từ sau 40 ngày thì nó chỉ có tích lũy trong lá. Tức là xa xỉ đó, nó không có tác dụng gì để mà tăng năng suất. Cái này là cái rất là nguy hiểm. Do vậy bà con hết sức lưu ý.

Và một cái nữa cũng phải bón đúng liều lượng như các nhà khoa học đã khuyến cáo cho bà con,

Và một cái nữa phải bón đúng theo từng loại cây trồng. Cây lúa khác, cây mía khác bà con hết sức lưu ý.

Và một cái nữa ta cũng phải bón làm sao mà mỗi mùa vụ khác nhau, đất đai khác nhau, như hè thu khác với đông xuân, trên đất phèn thì khác với đất phù sa. Đấy là những vấn đề ta cần phải lưu ý.

Và một cái nữa là bà con ta cũng cần phải lưu ý là đối với lại phân lân này, thì ngoài những phương pháp 4 đúng ở trên, thì có thể là ta tăng hiệu quả nó bằng cách trộn một cái hóa chất vào thì nó cũng có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

Thì ta biết rằng lúc nãy nghe một phóng sự PGS TS Nguyễn Bảo Vệ trình bày rất là rõ. Trong điều kiện đất phèn nó có nhiều ion sắt, nhôm. Thì khi ta bón lân xuống thì lân nó chuyển thành PO43-, nó sẽ bị các sắt, nhôm mang ion dương nó cố định lại. Cái dạng này cây nó rất khó hấp thụ. Không những trên đất phèn mà trên những đất kiềm cũng vậy. Nó có canxi và magie nó cũng cố định cái này rất nhiều do vậy mà bà con ta bị mất lân bón vào.

Thế thì có một nhóm khoa học người Mỹ người ta đã nghiên cứu rất là nhiều năm, và đưa ra một sản phẩm bọc DAP, hoặc lân thì nó sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân. Cũng dựa trên cơ chế là khi bón lân vào thì các ion sắt, nhôm, hoặc canxi, magie nó bao bọc xung quanh, nó cố định cái này nhưng mà khi đưa một chất người ta gọi là avail. Cái avail này khi trộn với DAP tạo thành một lớp bọc, nó đẩy sắt, nhôm ra không cho sắt, nhôm tiếp xúc với DAP của ta do vậy những DAP này được cây hấp thu được thông qua những lỗ hút vào. Cái này là rất tốt.

Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm chúng tôi nghiên cứu trong khoảng 4 năm, gần 4 năm. Rồi thấy rằng hiệu quả của nó rất tốt. Và trong điều kiện chỉ cần bón 20kg P2O5 thôi, nó tương đương với khoảng 50kg DAP nếu trộn avail thì nó cho năng suất tương đương với 100% mà không có trộn DAP. Cái này chúng tôi đã nghiên cứu cả trong diện hẹp, và trên diện rộng cũng đã thấy được kết quả.

Nhưng mà nếu ta bón lượng cao thì hiệu quả lại không cao vì ta bón cao thì nó sẽ thừa, nó dư. Khi ta bón 40 - 60kg P2O5, thì rõ ràng ngoài sắt, nhôm nó cố định một phần, một phân cây vẫn sử dụng được do vậy sử dụng cái này ở mức thấp thì ta tiết kiệm rất nhiều.

Do vậy, có rất nhiều phương pháp nhưng trong đó một phương pháp hữu hiệu nhất, và đã được các nước trên thế giới người ta sử dụng rất nhiều, và Việt Nam mình cũng đã nghiên cứu những cái này trên cây trồng, và hiện nay cũng đã có những sản phẩm bọc những cái này trên thị trường.

Thì tôi có một số thông tin như vậy cung cấp cho bà con. Xin hết!

15:57 Xin cám ơn TS Chu Văn Hách đã hướng dẫn cho bà con cũng như là nói về cơ chế hấp thụ phân lân của cây lúa.

16:05
Thưa kỹ sư Ngô Ngọc Mỹ, lúc nãy Hồng Thắm có nghe TS Chu Văn Hách có đề cập đến một hoạt chất avail, mà nó có thể giúp cho bà con trồng lúa có thể tăng hiệu suất sử dụng phân lân. Hoạt chất này thì nó như thế nào? Hiện nay thì công ty đã có sản phẩm áo trộn hoạt chất này chưa ạ?

Kỹ sư Ngô Ngọc Mỹ Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền
Kính thưa bà con nông dân! Cùng các bạn xem đài! kính thưa chị Hồng Thắm!

Hoạt chất avail đó, nó là tên thương mại của một chất hóa học. Nó thuộc dạng hợp chất hữu cơ cao phân tử pô-ly-me cạc-bô-vin, và nó cũng là muối natri của axit ma-lê-ích i-ta-cô-ních. Chất này nó ở dạng lòng. Người ta dùng nó để trộn vào phân lân dạng viên, và nó có tác dụng là khi chúng ta bón vào trong ruộng, thì chất này giúp cố định lân cho chúng ta.

Hoạt chất này được các nhà khoa học của Mỹ. Người ta nghiên cứu, tổng hợp được từ năm 1998. Tức là nó ra đời sau hoạt chất a-cô-ten 2 năm. Và khi người ta nghiên cứu tổng hợp được người ta mới gởi đến các viện, các trường đại học ở trên thế giới. Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học thế giới và thực hiện nhiều thí nghiệm, thử nghiệm và sau đó kết quả tốt, và hiện nay avail được sử dụng rộng rãi trên 50 quốc gia trên thế giới, và trong đó có Việt Nam chúng ta.

Cùng với những nỗ lực lớn của ngành nông nghiệp trong cả nước. Thí dụ như: chương trình 3 giảm, 3 tăng; chương trình 1 phải, 5 giảm thì công ty CP Phân bón Bình Điền cũng đã đầu tư trong việc nghiên cứu, và tiếp thu những tiến bộ khoa học ở trên thế giới áp dụng vào trong sản phẩm của công ty. Nhằm giúp cho bà con giảm lượng phân bón trong mỗi lần bón, cũng như giảm lượng phân bón trong mỗi vụ canh tác. Như vậy chi phí đầu tư phân bón trong mỗi vụ sẽ thấp hơn mà năng suất vẫn ổn định, như vậy bà con nông dân có lãi nhiều hơn.

Từ năm 2008, công ty CP Phân bón Bình Điền đã kết hợp với Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam đưa hoạt chất avail vào trong phân DAP để thử nghiệm trên diện rộng, và trên nhiều đối tượng cây trồng. Từ những kết quả vượt trội, trên những thí nghiệm thì công ty quyết định đưa hoạt chất avail vào trong DAP, và sản phẩm này tên gọi nó là đầu trâu 46P+, và dạng đóng bao 35kg.

Thay vì trước đây bà con nông dân sài 50kg DAP thông thường, thì bây giờ bà con có thể chỉ sài 35kg 46P+ lân đầu trâu đó bà con. Thì sẽ cho kết quả tương đương như là 50kg DAP thông thường. Thậm chí nó còn tốt hơn. Như vậy bà con mua một bao phân 35kg 46P+, nó sẽ rẻ hơn là mua 50kg DAP thông thường.

Hiện nay công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu đưa hoạt chất a-cô-ten, hoạt chất mà nó hạn chế thất thoát đạm, cũng như hoạt chất avail hoạt chất nó hạn chế cố định lân vào trong các sản phẩm phân bón của công ty, và mục đích là giúp bà con nông dân tiết kiệm được phân bón, giảm lượng phân bón trong mỗi lần cũng như trong một vụ canh tác cùa mình.

Kinh thưa bà con CT phân bón Bình Điền luôn thực hiện phương châm là: Phân bón Đầu trâu là bạn đồng hành của bà con nông dân, thì chúng tôi xin phép được trao đổi với tất cả quý vị về hoạt chất avail ở trong phân bón Đầu trâu. Xin trân trọng kính chào và kính chúc quý vị sức khỏe! Thành đạt!

25:50 Khán giả Phan Văn Vinh Bến Cát, Hữu Trung, Châu Thành, Trà Vinh Hỏi:
Vùng đất phèn trồng tràm nay muốn chuyển sang trồng lúa thì phải xử lý phèn như thế nào? Giữa phân lân và vôi thì loại nào xử lý phèn hiệu quả hơn? Khi sử dụng phân lân nên chọn loại nào?

TS. Đõ Minh Nhựt
Kinh thưa anh Vinh và bạn xem đài. Điều kiện đất của anh là đất trồng tràm và hiện nay anh chuyển sang trồng lúa. Ở đây tôi cũng có một số để góp ý với anh:

- Thứ nhất, để chuyển từ đất trồng tràm sang trồng lúa, để xử lý đất phèn này. Trước tiên anh phải lưu ý thiết kế lại đồng ruộng. Thứ nhất ta dùng máy ủi để ủi, làm sao lấy hết gốc tràm mà nó còn ở trong đất thì sản xuất mới hiệu quả.

- Thứ hai, chúng ta phải san bằng mặt ruộng, để trên ruộng không bị trũng. Những nơi trũng này phen sẽ đọng lại và nó gây hại cho cây lúa. Cái thứ hai nữa là trong thiết kế lại đồng ruộng bà con nông dân cũng lưu ý phải xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng. Phải có mương tưới và mương tiêu để làm mà chúng ta có thể rút phèn được ở trên tầng mặt đi. Thường bà con nông dân cũng lưu ý. Đối với ruộng của chúng ta, cũng nên thiết kế hệ thống mương tưới và mương tiêu bề rộng khoảng 1m, sâu khoảng 1m.

- Thứ ba, trong thiết kế lại đồng ruộng bà con nông dân cũng lưu ý là chúng ta phải cày đất, và đặc biệt chúng ta cày tầng mặt khoảng 0.2 - 0.3m (2 - 3 tấc). Chúng ta cày, chúng ta phơi đất, chúng ta rửa phèn như vậy thì khi chúng ta xạ lúa xuống thì cái tầng nền gọi là tầng đế cạy đó, cây lúa sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, chúng ta rửa phèn được.

Về cái thứ hai nữa trong cái xử lý đất phèn, đất tràm đó chúng ta cũng lưu ý chọn giống chịu phèn. Bên cạnh thiết kế đồng ruộng thì chọn một số giống, và kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất thì tôi thấy một số giống cũng giới thiệu để bà con nông dân cũng lưu ý.
Đó là các giống như: OM 2517, OM 5451, OM 6976, OM 6162, và đặc biệt giống IR 50404 nó thích nghi trên vùng đất phèn này.

Thứ ba, là phân bón. Ở đây lưu ý bà con sử dụng phân lân. Như phần tôi trình bày khi nãy.

Đối với điều kiện phèn nặng, chúng ta phải bón trong đó là phân lân nghiền từ quặng đá và thứ hai nữa là phân lân nung chảy.

Và đối với vùng đất phèn nhẹ, tôi đã trình bày ở phần trên, chúng ta cũng dùng dạng là phân lân nung chảy hoặc chúng ta có thể sử dụng phân DAP.

Còn dạng phân lân chúng ta sử dụng thì hai dạng trên chúng ta phải: Lân đơn chúng ta phải bón lót, còn phân DAP chúng ta bón thúc.

Và phân lân chúng ta phải bón từ 300 - 500kg/ha. Còn DAP chúng ta sử dụng công thức P2O5 chúng ta sử dụng khoảng 40 - 50kg P2O5, tức khoảng 100 - 120kg DAP/ha. Thì có thể đáp ứng được cây trồng.

Về câu hỏi thứ 2 của anh là: "phân lân và phân vôi thì phân nào có hiệu quả hơn?" Ở đây thì lân và vôi là 2 nguyên tố mà cây trồng nó cần thiết đối với cây trồng. Đối với phân lân là thuộc về nhóm phân đa lượng và vôi có chữa canxi thì nó nhóm trung lượng, và trong đất phèn này bà con nông dân cũng lưu ý. 2 loại phân này nó có tác dụng tương hỗ cho nhau.

Đối với điều kiện đất phèn nặng thì chúng ta phải bón vôi trước để mà tăng hiệu quả của phân lân. Còn đối với điều kiện đất phèn nhẹ chúng ta có thể không sử dụng phân vôi cũng được. Chúng ta sử dụng phân lân nung chảy, rồi supe lân hoặc DAP.

Câu hỏi thứ ba của anh là: "khi sử dụng phân lân thì nên chọn loại nào?" Tôi đã trình bày như phần trên. Hy vọng trong quá trình tôi hướng dẫn anh thì anh có thể thực hiện thành công ở trên mảnh ruộng của mình khi chuyển từ đất trồng tràm sang trồng lúa có hiệu quả.

30:55 Câu hỏi của khán giả Lê Ngọc Tấn, Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành, Tiền Giang như sau:
Tại sao các nhà khoa học khuyến cáo không nên bón thừa đạm mà không nghe khuyến cáo không nên bón thừa lân? Bón thừa lân có ảnh hưởng gì tới cây trồng không và cách nào để biết cây trồng thiếu hay thừa lân?

31:19 TS Chu Văn Hách
Anh Ngọc Tấn thân mến! Đúng là trước nay khuyến cáo, chúng ta thường nghe các nhà khoa học khuyến cáo nên bón cân đối giữa NPK tức đạm, lân, và kali. Và có cảnh báo là không nên bón dư phân đạm đúng không. Thế thì bà con ta trước nay cũng quan tâm đến là không nên bón dư phân đạm. Bón dư phân đạm cái, thì ảnh hưởng rất nhiều, các đợt trước chúng ta đã nghe những cái này rồi. Thế thì cũng không phải vì thế mà không khuyến cáo không nên bón dư phân lân.

Lân bón dư nó cũng có những cái bất lợi của nó, nhưng khác với phân đạm là phân lân nó không có những biểu hiện nguy hại nhiều hơn so với bón phân đạm. Nhưng mà nếu mà nó bị ngộ độc thì nó cũng gây ra những nguy hại cũng rất là nhiều. Chúng ta thấy rằng, đối với thuốc bổ cũng vậy các bác sĩ cũng đều khuyên chúng ta là nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và đúng với liều lượng. Nếu mà ta uống nhiều quá thì cũng không tốt. Đấy nó có điều như vậy. Do vậy mà đối với các chất cho cây nó cũng thế thôi.

Thế thì nếu mà bón dư phân lân, trước hết hiệu quả sử dụng phân lân của ta thấp đã. Cái đó rất thấp.

Cái thứ hai, nữa là đối với phân lân. Ở ta đây cũng chưa gặp trường hợp nào nó ngộ độc phân lân. Ngộ độc nó bị dư phân lân, nhưng mà trong các nghiên cứu trong nhà lưới, trong chậu thì cũng thấy những cái này nhưng mà ngoài đồng ruộng chúng ta chưa thấy vì cái mức bón chúng ta chưa đến mức gây ra ngộ độc.

Và một cái nữa ta thấy rằng, đối với cây thì nó không trực tiếp nhưng gián tiếp gây ảnh hưởng. Vì nó hấp thu phân lân nhiều thì nó cũng tăng cường khả năng hấp thu phân đạm. Và hút phân đạm nhiều thì chúng ta thấy rằng, nếu cây hút phân đạm nhiều nó tích lũy dưới dạng axit amin, nó nằm ở trong lá thì lại dẫn dụ cho sâu bệnh, và sau này nó đổ ngã cũng rất là nguy hại trong cái đó. Và nếu mà cây bị sâu bệnh thì rõ ràng chúng ta phải tác động bằng thuốc bảo vệ thực vật thì rõ ràng nó gây ôi nhiễm môi trường.

Thế còn cái nữa là về mặt môi trường, nếu ta bón dư phân lân một mặt nó trực di nó xuống ảnh hướng đến tầng nước ngầm của ta.

Cái thứ hai, là dư lân nó xảy ra hiện tượng phú dưỡng. Chúng ta thấy rằng chỗ nào lân nhiều thì nước nó xanh, tạo điều kiện cho rong, tảo phát triển. Mà rong tảo phát triển nó cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Đấy là một cái cũng không tốt lắm đối với thừa dinh dưỡng.

Và một cái nữa là nếu mà thừa. Trong trường hợp nó thừa mà cây nó bị ngộ độc, nó hút nhiều quá thì làm cho cây bị chết. Các lá trên màu đen, và các lá non của nó bị chuyển màu, và một số trường hợp làm cho lá già của nó bị gãy, có trường hợp vết gãy ở trên đó.

Nếu trường hợp thiếu lân, thì rõ ràng bộ rễ phát triển kém. Triệu chứng là bộ rễ phát triển kém. Thì nó không kích chồi, đẻ nhánh, tăng thêm những chồi, lá của nó thì đứng, và màu xanh thì đậm, khả năng quang hợp kém, và chồi nó thấp thì số bống trên/m2 sẽ thấp hơn, dấn tới số hạt chắc trên bông cũng thấp, rồi dẫn đến năng suất ta cũng thấp.

Thậm chí là thiếu phân lân thì nó kéo dài thời gian sinh trưởng. Lúc nãy tôi đã trình bày lúc đầu. Nó ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, thụ phấn, thời gian sinh trưởng nó kéo dài trên đồng ruộng. Cái đó rất là nguy hại. Và như vậy thì rõ ràng bón lân mà thiếu hoặc dư đều không tốt. Do vậy chúng ta cũng cần lưu ý vấn đề này. Mặc dù nó không trực tiếp gây hại ngay giống như là phân đạm, nhưng mà chúng ta cũng phải cảnh giác và bón với mức vừa phải thôi. Xin một số thông tin như vậy cung cấp cho anh.

35:19 MC Hồng Thắm hỏi: 
Xin cám ơn TS Chu Văn Hách! TS Chu Văn Hách lúc nãy có nói là "trực di ảnh hướng đến tầng nước ngầm" Đó là như thế nào ạ?
TS. Chu Văn Hách trả lời:
Một số kết quả nghiên cứu nếu lân mà nhiều thì nó xuống mạch nước ngầm bên dưới thì hàm lượng lân nó cao hơn cho phép. Trực di tức nó thấm xâu xuống dưới.

35:44
Khán giả Tăng Khiêm, Trường khánh, Long Phú, Sóc Trăng hỏi:
Chất Avail trong phân đầu trâu 46A+ có những cơ chế tác động như nào mà có thể bón phù hợp cho nhiều vùng đất khác nhau?

Khán giả Huỳnh Ngọc Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang hỏi:
Hoạt chất avail được áo trong phân lân hay áo phân chuyên dùng của phân bón đầu trâu? Đề nghị cho biết hiệu quả của phân này khi bón cho lúa

36:16 KS Ngô Ngọc Mỹ
Kính thưa anh Tăng Khiêm... và Ngọc Phú..., cùng các bạn xem đài... Chúng ta có thể dựa vào độ PH để chúng ta phân loại ra cái đất của chúng ta.

Đầu tiên đất có độ PH thấp, hay còn gọi là đất axit. Nó đặc chưng điển hình là đất phèn.

Đất có PH khoàng 6 - 7 người ta gọi là đất trung tính. Nó cũng là cái đất phù sa.

Và ngoài ra cũng có đất có PH từ 8 - 9, nó gọi là đất kiềm. Và đất kiềm ở Việt Nam chúng ta rất hiếm chỉ có ở khu vực cà giang, nó thuộc địa phận của tỉnh Ninh Thuận.

Thì như nãy TS Huệ trình bày chúng ta đã biết trong đất phèn có nhiều ion, thí dụ như sắt, nhôm, cả mangan, nó di động. Khi chúng ta bón lân vào trong đất đó, thì những ion này sẽ kết hợp với gốc phốt-phát (phosphate) nó tạo thành phốt-phát sắt, nhôm, hoặc là mangan, và những chất này hoàn toàn không tan trong nước và rễ cây không hút được nó. Người ta mới gọi hiện tượng này là hiện tượng của vùng lân.

Và cũng tương tự như vậy trên đất kiềm chúng ta bón lân vào nó sẽ gặp ion magie, và ion canxi. Nó sẽ kết hợp thành phốt-phát canxi, phốt-phát magie, và cây chúng ta cũng không hút được chất này. Nó cũng là một hiện tượng cố định.

Rồi trên đất phù sa của chúng ta nó xảy ra 2 trường hợp cố định lân, nhưng do trong đất phù sa chúng ta cái hàm lượng ion sắt, nhôm, mangan cũng như là canxi, magie ít nên cái hiện tượng cố định lân trong đất phù sa của chúng ta nó ít hơn.

Thì như vậy chúng ta thấy dù trên loại đất nào, nó cũng có hiện tượng cố định lân. cái tác nhân, hồi nãy tác nhân thứ nhất là các ion nó di động. Nó cố định lân.

Còn cái tác nhân thứ 2 mới là tác nhân quan trọng lớn nhất. Là do từ nguồn gốc tinh khoáng của đất nó tạo chất hy-đrô-xít nhôm, và chất này đặc biệt nó kết tủa lân còn nhiều hơn là những ion kia, và đặc biệt trên đất phèn, còn đất phù sa thì nó nhẹ hơn.

Hoạt chất avail khi được áo vào trong lân dạng hạt, nó sẽ tạo một vỏ bao bọc. Mà hoạt chất avail, nó là muối natri của axit ma-lê-ích i-ta-cô-ních(maleic itaconic). Chúng ta biết natri là kim loại mạnh thứ hai đứng trong giải phân loại hóa học, cái giải hoạt động phân loại hóa học. Khi chúng ta bón vào trong đất các ion di động như sắt, nhôm đến gần phốt-phát đó thì sẽ bị ion natri này đẩy ra chỗ khác.

Và cái trường hợp thứ hai ví dụ như hy-đrô-xít nhôm, tức là nó là một dạng ba-zờ (bazo). Và nó sẽ tới gần cái gốc phốt-phát thì sẽ gặp vỏ avail, mà vỏ avail đó là một dạng muối, thì chúng ta biết ba-zờ nó gặp cái thì sẽ tác dụng thành ba-zờ mới, cái muối mới. Thành ra rõ ràng chúng ta thấy lân chúng ta bón vô hoàn toàn không có bị ảnh hưởng 2 tác nhân kia nữa. Do đó lân chúng ta, nó ở trạng thái tự do, và do vậy cây trồng chúng ta nó hút được lân dễ dàng và nó ít bị cố định hơn ở trong đất.

Về thắc mắc thứ hai của anh ở An Giang thì các mô hình trình diễn trên diện rộng vụ hè thu 2012, trên vùng đất phèn của ĐBSCL. Thí dụ như: ở xã Bắc Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An; vùng phèn của Đồng Tháp Mười; hoặc là ở xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang; cũng như ở xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; và xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang thì những vùng này là phèn của Tứ Giác Long Xuyên. Trên nghiệm thức của công ty thực hiện đó:
1. Nghiệm thực thức đầu tiên là: bón 77 đạm hạt vàng đầu trâu, 32 lân avail, và 42 kali thông thường.
2. Còn nghiệm thức của bà con nông dân bón tập quán là: 100 đạm thông thường, 50 lân thông thường, và 42 kali thông thường.

Thì giữa 2 cái ruộng này nó tốt giống như nhau. Như vậy là trên 1ha ruộng lúa nước canh tác tại những vùng đất phèn này:
- Thì 1ha bà con đã tiết kiệm được: 23kg đạm nguyên chất, tức là nó tương đương với 1 bao ure.
- Và đối với lân thì tiết kiệm được một bên là bón 32, một bên bón là 50.  Tiết kiệm được 18kg lân nguyên chất. Tức là nó tương đương cỡ 39kg DAP, và trên 100kg lân dạng bột.

Nếu tính giá tiền phân bón hiện nay thì tiết kiệm được 1 bao ure, cũng như là 39 DAP nó tương đương ra khoảng 1.200 VNĐ/ha.
Tức là bón những loại phân thí dụ như ure có cộng hoạt chất a-cô-ten của Bình Điền, hoặc là DAP có cộng avail thì trên 1ha lúa bà con tiết kiệm được khoảng 1 triệu 200 đồng.

Chúng tôi xin phép được trao đổi thắc mắc của hai anh gửi về đài như trên. Xin trân trọng kính chào!

MC Hồng Thắm hỏi lại:
Xin cảm ơn KS Ngô Ngọc Mỹ! Nãy trong phần câu hỏi của khán giả Tăng Khiêm có lẽ nhầm lẫn tí xíu. Chất avail chỉ có trong có phân đầu trâu 46P+ đúng không ạ, Chứ không phải là 46A+?
- Dạ!

42:25
Khán giả Bùi Văn Ẩn, Chợ Gạo, Tiền Giang hỏi:
Tôi nghe khuyến cáo bón phân lân cho vùng đất phèn phải dùng phân lân dễ tiêu. Xin hỏi loại phân lân nào là dễ tiêu, loại nào là khó tiêu? Sử dụng phân lân trên đất nhiễm phèn với đất nhiễm mặn có gì khác nhau?

42:46 TS Đỗ Minh Nhựt
Kính thưa anh Ẩn ở chợ gạo Tiền Giang! Câu hỏi của anh tôi xin trả lời. Phân lân chúng ta có 3 dạng tôi trình bày khi nãy đó.

1. Dạng phân lân từ quặng nghiền apatit hoặc phosphoryl: Thì phân này nó khó tan vì thế chúng ta phải bón nhiều và bón sớm. Và hiệu quả của phân lân này nó kéo dài trong nhiều vụ.

2. Phân thứ 2 là supe lân, rồi lân nung chảy: Loại lân này nó chữa lượng lân dễ tiêu cao hơn. Tuy nhiên chúng ta cũng bón lót. Một số nơi bà con nông dân có thể bón lần 1, bón thúc lần 1 cũng vẫn được.

3. Thứ 3 là Phân DAP, DAP là lượng lân dễ tiêu rất là cao. Chúng ta sử dụng để bón thúc.

Còn câu hỏi thứ 2 của anh là: "Sử dụng phân lân ở trên đất nhiễm phèn và nhiễm mặn có gì khác nhau?" Thì đối với điều kiện đất bị nhiễm phèn. Như tôi trình bày khi nãy đó:
- Nếu mà phèn nặng thì chúng ta bón vôi để bổ sung, để làm sao mà tăng hiệu quả của phân lân.
- Còn đối với phèn nhẹ chúng ta có thể không sử dụng phân vôi.

Riêng đối với điều kiện đất bị nhiễm phèn nặng chúng ta phải sử dụng phân vôi. Bất kể điều kiện phèn trong đất nhiễm mặn này nhiều hay ít. Chúng ta phải sử dụng phân vôi bỏi vì nếu chúng ta sử dụng phân vôi này nó sẽ tặng hiệu quả của năng suất hoặc là sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Qua kinh nghiệm sản xuất ở một số vùng ở ven biển của tỉnh Kiên Giang, rồi vùng đất nhiễm mặn nếu chúng ta không có sử dụng phân vôi này thì khi mà gặp điều kiện bất lợi cây lúa nó sẽ bị nhiễm độc mặn. Vậy nên tôi cũng khuyến cáo bà con nông dân phải bón thêm 300 - 500kg trên vùng đất mà nhiễm phèn nặng này. Nó cũng tăng hiệu quả sử dụng phân lân và nó giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Xin có một số ý kiến trao đổi cùng với anh hy vọng rằng anh sản xuất hiệu quả trong vụ này.

45:05 Khán giả Phạm Minh Hưng Vũng Liêm, Vĩnh Long hỏi:
Lúa của tôi sau 20 ngày bị ngộ độc hữu cơ, tôi bón vôi kết hợp với lân một lượt. Tôi nghe nói công ty Bình Điền có phân DAP 46P+. Tôi bón phân này kết hợp với vôi như vậy có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tiết kiệm sử dụng phân lân hay không?

45:30 TS Chu Văn Hách
Vâng anh Hưng thân mến đối với câu hỏi của anh. Lúa của anh 20 ngày bị ngộ độc hữu cơ. Anh xác định rõ nếu ngộ độc hữu cơ thì rễ của nó bị đen và có mùi. Và vùng Vũng Liêm thì chắc là ngộ độc hữu cơ, còn ngộ độc phèn cũng ít hơn.

Thế thì đối với lúa của anh 20 ngày rồi anh muốn kết hợp giữa vôi kết hợp với lân, thì tôi e rằng lúc này lá lúa vươn lên nếu mà bón vôi, mà vôi bột nó đọng ở trên lá thì có thể cũng rất là nguy hiểm, gây cháy lá. Cũng phải thận trọng với cái này.

Có nhiều cách để anh giải quyết ngộ độc hữu cơ này, bằng cách là anh tháo nước ruộng cho nó khô ra. Tháo khô anh có thể phơi ruộng khô một chút rồi kết hợp. Hoặc là anh đưa nước vào anh rửa đi, kết hợp với bón lân thì cái đó là biện pháp tốt nhất và rẻ nhất, và khi nào rễ nó ra màu trắng rồi lúc đó ta mới bắt đầu kết hợp bón phân đạm. Trong quá trình nó bị ngộ độc hữu cơ đặc biệt không nên bón phân đạm.

Một cái nữa anh có hỏi là: "Công ty phân bón Bình Điền có DAP 46P+. Đúng cái này có 46P+ thì anh muốn kết hợp với vôi nó có ảnh hưởng gì tới hiệu quả sử dụng không?" Trong trường hợp mà khi đã bón những cái này rồi, thì trên đồng thường thường bón DAP là ta bón thúc. Thì trên đồng mà có cây lúa rồi, có lá lúa mà anh bón vôi vào nữa thì tôi e rằng nó cũng không hay lắm. Chỉ sử dụng cái DAP, mà DAP 46P+ này là đủ, là rất tốt.

Mà trong trường hợp anh có phối hợp cả hai cái này thì nó cũng không ảnh hưởng gì đến hiệu quả của phân lân. Cái DAP 46P+ thì cũng thông tin như vậy để anh nắm được anh yên tâm.

47:34 Khán giả Huỳnh Xuân Hội ở Long Hội, Vĩnh Long hỏi:
- Vì sao vụ hè thu các nhà khoa học khuyến cáo sử dụng phân lân nhiều hơn vụ đông xuân nhưng năng xuất vụ hè thu lúc nào cũng thấp hơn vụ đông xuân?
- Phân DAP 46A+ và phân đạm vàng 46P+ khi kết hợp với nhau thì hoạt chất giảm thất thoát đạm và tăng hấp thu lân có mâu thuẫn với nhau không?
- Vùng đất tôi bị nhiễm phèn khi lúa sắp thu hoạch. Tôi rút nước ra thì đất lại lên phèn, không rút nước thì đất bị mềm khó thu hoạch bằng máy. Xin hỏi cách khắc phục?

Khán giả Trần Văn Sái Châu Thành, Sóc Trăng hỏi:
- Lúa xạ được 40 ngày bị ngộ độc phèn làm rễ và lá lúa bị vàng. Tôi muốn bón 15kg đầu trâu lúa 2 cộng 15kg lân đầu trâu có giúp giảm ngộ độc phèn không? Bón như vậy có làm dư lân trong cây lúa và gây lem lép hạt không?

Khán giả Trần Văn Che Ba Chi, Bến Tre hỏi:
- Vì sao vụ hè thu phải sử dụng lượng lân nhiều hơn vụ động xuân nhưng cây lúa vẫn còi cọc phát triển kém?
- Giữa đất phù sa ngọt và phù sa ven biển về liều lượng chủng loại phân lân bón cho cây trồng có giống nhau không?
- Khi bón cho cây trồng làm thế nào nhận biết được cây hấp thu được lân?

48:57 KS Ngô Ngọc Mỹ
Kính thưa 4 anh gửi câu hỏi thắc mắc về đài. Chúng tôi xin được trả lời cái thắc mắc của mấy anh như sau:

Cái thứ nhất, mấy anh phải xác định được ngộ độc phèn. Thì ngộ độc phèn nó như thế này. Trong vùng đất phèn lúc nào nó cũng có ion sắc với nhôm nhiều hết đó. Và khi ion sắt, nhôm hay là mangan nó đủ đến một hàm lượng nào đó thì nó mới gây hại cho rễ lúa thì người ta mới gọi là ngộ độc phèn.

Còn trong đất có ion sắt, nhôm, mangan nó chưa gây hại cho cây lúa, nhưng mà khi chúng ta bón lân vào đó thì nó kết tủa lân chúng ta, như vậy cây lúa chúng ta thiếu lân. Không phải là bị ngộ độc phèn và triệu chứng thiếu lân đầu tiên là:
- Chúng ta nhổ bộ rễ lên chúng ta thấy bộ rễ phát triển kém. Tại vì lân nhiệm vụ nó là phát triển hình thành bộ rễ, và đặc biệt nó phát triển rễ bên. Chúng ta thấy khi lúa thiếu lân rễ rất ít và bản lá nó đứng và bìa lá có màu tím là những triệu chứng của thiếu lân.
- Nó xuất hiện màu tím, là khi thiếu lân thì nó sẽ tích tụ chất "nuzic", và sau này chất này chuyển thành một sắc tố màu tím. Thành ra cây lúa thiếu lân người ta nhìn lên cái lá đoán biết nhờ nó có sắc tố tím.

Cây lúa mà anh nêu là thiếu lân giai đoạn 40 ngày, thì cái này có thể nó không phải thiếu lân đâu, nó không phải là ngộ độc phèn mà có thể là anh bị thiếu đạm đó nó vàng, và giai đoạn này, thường 40 - 45 ngày bà con nông dân bón đồng, thì giai đoạn này anh nên bón phân đầu trâu TE A2 đó. Tức là phân nó có thành phần đạm và kali là chủ yếu, lân rất ít. Bởi vì giai đoạn này anh định bón thêm 15kg lân đầu trâu vô nữa, thì lúc này cây không chuyển qua hình thức sinh sản được, mà nó sẽ tiếp tục hình thức sinh trưởng. Tức là nó sẽ ra chồi hữu hiệu. Cái giai đoạn này theo tôi anh nên bón đồng bằng những loại phân có hàm lượng đạm và kali là chủ yếu, không nên bón lân vào giai đoạn này.

Rồi một ý kiến nữa là: "Vụ hè thu tại sao chúng ta phải bón nhiều lân hơn vụ đông xuân, mà năng suất nó lại không có bằng." Như các nhà khoa học, cũng như các nhà diễn giả ở đây có trình bày với tất cả quý vị. Trong vụ hè thu thường thiếu nước, và phèn ở dưới đất nó xì lên nhiều. Nó xì lên thì có ion sắt, nhôm, và mangan. Do đó nếu chúng ta bón một lượng lân bình thường vào, thì những chất này nó đã kết tủa hết lân, làm cho cây lúa chúng ta thiếu lân. Mà muốn cây lúa chúng ta phát triển bình thường thì chúng ta phải bón lân nhiều hơn. Do đó vụ hè thu lúc nào nó cũng phải nhiều lân hơn vụ đông xuân. Còn vụ đông xuân trước khi chúng ta canh tác, thì nước lũ về ngậm chân ruộng chúng ta, thì cái phèn nó xì lên không được, thành ra vụ đông xuân ít cần lân hơn.

Về năng suất, vụ hè thu chúng ta thấy có mưa, và có mưa như vậy thì cường độ ánh sáng nó yếu. Mây che ánh sáng yếu, mà khi ánh sáng yếu cây lúa quang hợp không có bằng vụ đông xuân. Trong vụ đông xuân nó nắng, ấm. Nắng đầy đủ thành bao giờ cây lúa năng suất cũng cao hơn. Và đặc biệt trong vụ hè thu nếu lúa chúng ta đang trổ mà gặp trời mù, hoặc là có mưa thì lúa khả năng sẽ bị lép rất là nhiều.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỆU CHỨNG CỦA THIẾU LÂN Ở CÂY TRỒNG

Lưu ý: Click vào ảnh để xem ảnh to
Dấu hiệu, nhận biết thiếu lân trên cây ngôDấu hiệu, nhận biết thiếu lân trên cây ngô
Dấu hiệu, nhận biết thiếu lân trên lá cây cà chuaDấu hiệu, nhận biết thiếu lân trên lá cây chuối
Dấu hiệu, nhận biết thiếu lân trên lá cây nhoDau hieu, nhan biet thieu lan tren la cay
Dau hieu, nhan biet thieu dam, lan, kali trên láSo sanh giữa cây thiếu lân và cây đủ lân
Dấu hiệu nhận biết thiếu lân, đạm, kali trên cây trồng
Dấu hiệu nhận biết thiếu lân, đạm, kali trên cây trồng
Dau hieu nhan biet thieu lan, dam, kali tren la ngo va bap ngo
Dấu hiệu nhận biết thiếu lân, đạm, kali trên lá ngô và bắp ngô
Dau hieu thieu lan tren la cay ca phe
Dấu hiệu thiếu lân trên lá cây cà phê
Bieu hien, trieu chung thieu lan tren la qua tung thoi ky
Biểu hiện, triệu chứng thiếu lân trên lá qua từng thời kỳ
Bieu hien, trieu chung tren la do thieu dinh duong cua cay trong
Biểu hiện, triệu chứng trên lá do thiếu dinh dưỡng của cây trồng
Thuc nghiem so sanh giua co phan lan va khong co phan lan cua IRRI
Thực nghiệm so sánh giữa có phần lân và không có phân lân của IRRI

53:23 Khán giả Huỳnh Thanh Hồng, Trà Long, Trà Vinh hỏi:
Lân và đạm có liên quan với nhau không? Nếu bón thừa lân có bị sâu bệnh hay lem lép hạt như thừa đạm không? Làm sao bón phân lân đạt hiệu quả? Thiếu phân lân có giảm năng suất và lem lép hạt không? Ruộng khó giữ nước bón phân lân có phát huy hiệu quả không?

53:49 TS Đỗ Minh Nhựt
Kinh thưa anh Hồng! Ở đây tôi cũng kết hợp câu hỏi của anh Hồng tôi trả lời câu hỏi của anh Nguyên Thanh Quân ở Vĩnh Thuận, Kiên Giang.

Ở đây ở phần câu hỏi đầu tiên, thì phân lân và đạm là 2 nguyên tố đa lượng cho cây trồng. Nó rất cần thiết cho cây trồng, và nó cũng liên quan mật thiết với nhau. Có tác dụng hỗ trợ cho nhau. Ngoài đạm, lân thì kali cũng vậy. Thế nên trong quá trình mà chúng ta bón phân thì chúng ta phải lưu ý bón cân đối đạm, lân, và kali theo bảng so màu lá lúa. 3 nguyên tố này nó giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tăng đẻ chồi, phát triển thân lá, sinh sản và cho năng suất cao.

- Câu hỏi thứ hai của anh là, bón thừa lân có ảnh hưởng tới sâu bệnh hay không? Có một số bà con nông dân thường bón thừa lân. Đặc biệt là DAP. Trong giai đoạn bón thúc chúng ta bón thừa thì dễ thấy nhất ở trên đồng ruộng. Chúng ta thấy màu lá lúa có màu xanh đậm, thì thường màu xanh đậm này nó làm cây lúa khả năng chống chịu yếu đi, vậy nên nó dễ bị sâu bệnh.

Còn về vấn đề lem lép hạt thì việc thừa lân nó cũng không có ảnh hưởng rõ lắm đối với lem lép hạt.

- Còn câu hỏi thứ ba của anh là, thiếu phân lân có giảm năng suất hay không? Thì đối với điều kiện mà đất phèn đó, nếu chúng ta không có bón đủ lân. Rồi chúng ta không có những biện pháp xử lý, như phèn nặng chúng ta phải bón vôi, rồi sau đó chúng ta bón lân thì nó sẽ làm giảm năng suất của cây trồng.

- Một câu hỏi nữa của anh là, "bây giờ ruộng không giữ nước được thì chúng ta bón lân có phát huy hiệu quả hay không?" Ở đây nếu ruộng chúng ta mà trong giai đoạn bón thúc, thường là bón DAP. Thì nếu mà trong cái giai đoạn hiện nay lúa chúng ta khoảng 40 - 45 ngày, nếu chúng ta không có nước chúng ta không thể bón phân được. Bởi vì, không có nước không thể nào hòa tan được phân để cung cấp cho cây trồng. Đối với điều kiện phân lân nếu mà chúng ta có nước xâm xấp ở trên ruộng, thì chúng ta có thể bón cũng được. Qua đó tôi cũng có một số câu trả lời với một số bà con nông dân, cũng hy vọng là anh sản xuất có hiệu quả.

-----___-----
Nguồn nội dung được https://tai-lieu-nong-nghiep.blogspot.com chuyển thể (STT) từ video của chương trình VTV Cần Thơ kỳ 83 Phân lân và hiệu quả sử dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages