Video: Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng - Kỳ 91
2:25 MC Hồng Thắm
Thưa bà con, thưa quý khán giải! Trong sản xuất nông nghiệp cây trồng cần hấp thu nhiều loại dưỡng chất để sinh trưởng và phát triển. Ngoài việc cung cấp phân bón hợp lý thì nhà nông cần phải áp dụng những biến pháp canh tác đúng kỹ thuật, để cây trồng hấp thụ hiệu quả dinh dưỡng cao hơn.
Ghi nhận về một số kinh nghiệm của bà con. Mời ba vị diễn giả, bà con cùng quý khán giả theo dõi phóng sự sau đây:
- Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng là một quá trình sinh lý phức tạp như hấp thụ dưỡng chất, vận chuyển, và biến dưỡng chất trong cây. Trong sản xuất nhà nông cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu thông qua bộ rễ và bộ lá.
3:02 Nhà nông Nguyễn Văn Sáu, Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang
Thường thường là bón cho cây thì bón gốc. Thỉnh thoảng nếu mà cây thấy nó thu hoạch mà trái qua mùa rồi nó bị suy kiệt đi mình cũng có xịt thêm dinh dưỡng lá.
3:18 Nhà nông Lê Phát Tân, Tân Phú Tây, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre
Bộ rễ của mình cần tốt là mình dùng thuốc để dưỡng bộ rễ không bị bệnh là thứ nhất, là cũng như cây khoẻ mạnh. Còn về mùa mưa này mình phải làm cho đất của mình nó ráo, nước rút cạn đừng có ứ nước trên bộ rễ. Thì vừa kết hợp giữa thuỷ triều đến cái mùa mưa thì tôi nghĩ rễ cam của mình nó phát triển mạnh thôi.
3:44
- Mỗi loại cây trồng khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng, sự hấp thụ cũng khác nhau. Vì vậy nhà nông cần có biện pháp canh tác tốt và cung cấp dinh dưỡng hợp lý mới đạt năng suất và chất lượng cao.
3:55 Nhà nông Lê Phát Tân
Thứ nhất là cây mình còn trong lứa tuổi nhỏ mình quậy, tới để cho nó dễ hấp thu. Ví dụ qua mùa nắng mình tưới vậy bộ rễ nó phát triển hút lẹ hơn, mà mình rải rải nhiều khi có cỏ, rồi nắng quá mình tưới không được. Còn vào mùa mưa, mùa mưa thí dụ giờ mình đúng ra mình rải phân hột nếu mà mưa mưa chứ nếu mà thời tiết nào cũng mưa đến hai ba bữa đâu. Ví dụ mưa xối ào thì đúng là phân hột nó cũng tan bằng. Theo tôi nghĩ đó vì phân hột mình quậy tan ra mình tưới thì nó hấp thu dễ hơn.
4:31:
- Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón chiếm chi phí khá lớn. Nhà nông phải theo dõi nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng để cung cấp phân bón. Mặt khác cần chọn loại phân bón phù hợp để tăng hiệu suất sử dụng nhằm giảm giá thành sản xuất.
04:45 MC Hồng Thắm
Thưa PGS TS Nguyễn Bảo Vệ qua đoạn phóng sự mà chúng ta vừa xem cho thấy bà con đã hiểu biết phần nào về cơ chế hấp thụ dinh dưỡng cây trồng. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực rất rộng phải không ạ? Hồng Thắm có một người bạn học nông nghiệp, có chia sẻ là: Cái cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng là một quá trình sinh lý rất là phức tạp. Và anh phải học cả năng trời về môn sinh lý cây trồng. Vậy thì trong một cái thời lượng của chương trình thì chắc chắn là PGS không thể nào diễn giải cho bà con hết về nó. Nhưng mà những cái vấn đề cơ bản nhất về cơ chế hấp thụ dinh dưỡng cây trồng chắc chắn PGS có thể hướng dẫn cho bà con. Dạ xin mời PGS ạ!
05:20 PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ nguyên trưởng khoa Nông nghiệp - Sinh Học Ứng Dụng ĐH Cần Thơ
Như cô Thắm nói, để cho bà con mình có thể dễ dàng hiểu được thì tôi có chuẩn bị một cái hình. Để cho bà con có thể xem và tôi sẽ giải thích trên đó nó sẽ ngắn hơn...
Bộ lá của cây trồng là hệ thống dinh dưỡng đường bột. |
- Một cái hệ thống dinh dưỡng những cái lá bên trên không. bà con thấy phần bên trên mà tui gọi là hệ thống dinh dưỡng đường bột.
-Hệ thống bên dưới mặt đất, chỗ mà có rễ này kia đó, thì gọi là hệ thống dinh dưỡng khoáng và nước.
+ Thì bà con biết hệ thống dinh dưỡng đường bột nó nằm ở bên trên đó. Cái hệ thống dinh dưỡng này của cây trồng rất là độc đáo. Mà có thể nói, con người của mình tới ngày hôm nay sống vẫn lệ thuộc vào gọi là cái cây trồng đó.
Bà con thấy không mình bây giờ sống không thể nào độc lập được nếu mà không có cây trồng. Mình coi vậy chứ không có tự dưỡng được mà sống nhờ vào cây trồng. Mà sống nhờ vào cây trồng bởi vì sao? Bởi vì, mình muốn có đường, cơ thể muốn có đường có bột thì mình phải ăn.
Nhưng mà cây trồng nó không cần, bà con thấy đó. Bây giờ cây trồng nó muốn có đường bột chỉ cần nó hút vô khí CO2. Khí CO2 thì đầy ở trong không khí rồi, nước từ dưới rễ đem lên và dưới ánh nắng mặt trời thế là nó đã tạo ra được cái gọi là đường bột.
Thì cái hệ thống dinh dưỡng đường bột này, bà con thấy nó rất là rất là kỳ diệu mà tới giờ này mình cố gắng bắt trước cây trồng để mình tổng hợp nhân tạo nhưng vẫn chưa được. Nên mình sống lệ thuộc vào cái cây trồng hoài vậy.
Nên chính vì vậy đó, muốn cho cái hệ thống dinh dưỡng đường bột này tốt. Thì bà con nhớ ở chỗ là chúng ta phải làm sao cái cây trồng của mình có được nhiều lá; và cái lá như vậy là nó phải có màu xanh; và cái tuổi thọ của lá nó phải dài.
Màu xanh, chính cái chỗ màu xanh đó đó. Nó tiếp nhận án nắng mặt trời mà tạo ra được cái gọi là đường bột. Nên bà con nhớ rằng trong vấn đề quản lý bộ lá cũng vậy nữa:
- Bộ lá, cái lá nào phơi được ra ngoài ánh nắng mặt trời, thì nó tạo ra được cái dinh dưỡng, dinh dưỡng đường bột.
- Nhưng mà cái lá nào mà khuất ở trong bóng râm đó, thì lại là những cái lá mình gọi là ăn bám.
Có nghĩa là nó không có phơi ra ngoài ánh nắng mặt trời để nó tạo ra được đường bột nhưng mà chính nó cũng sài cái gọi là năng lượng từ những ông bạn của nó phơi ngoài ánh nắng mặt trời mà tạo ra đường bột mà cho nó sài.
Thì như vậy là cái cây trồng của mình đã mất đi một cái lượng gọi là đường bột rất là đáng kể. Nên chính vì vậy trong canh tác đó, nhất là trong mùa mưa như thế này, ánh nắng mặt trời không nhiều đó. Bà con nhớ xén tỉa bỏ bớt những cái lá mà nằm khuất ở trong tán, để mà mình giảm bớt cái ông ăn bám này đi.
Thì như vậy thì cái dinh dưỡng đường bột này nó mới được phát huy tối đa, để cung cấp cho ai?
- Nếu như mà cái cây đó đang; cây lúa mà đang thời kỳ gọi là ngậm sữa thì nó sẽ tạo ra đường bột đem tích lũy vô trong hạt lúa để chúng ta có được cái hạt lúa mảy.
- Hoặc là nó di chuyển xuống dưới cho bộ rễ, để bộ rễ có đủ năng lượng để hấp thu dinh dưỡng.
Thành thử ra hệ thống dinh dưỡng đường bột bà con. Thứ nhất bà con phải nhớ cho tôi:
- Cái hệ thống dinh dưỡng này kỳ diệu nên trong cái vấn đề canh tác mình làm sao phải đừng để cho sâu bệnh này kia tấn công làm hư cái bộ lá, thì cái này bà con biết rồi.
- Và chúng ta phải giữ cho được cái lá nó có màu xanh và bỏ những cái lá nào nằm ở trong tán.
Thì cái đó là hệ thống dinh dưỡng đường bột
08:48
+ Còn một hệ thống dinh dưỡng thứ hai, đó là hệ thống dinh dưỡng hấp thu các cái chất mà mình gọi là: đạm, lân, canxi, magiê, lưu huỳnh... 13 chất đó, cả vô vi lượng là: sắt, đồng, kẽm, mangan, bo, mulypđen, clor. Thì bà con thấy những cái này là do rễ hấp thụ.
Các loại khoáng cây trồng hấp thụ được ở bộ rễ, còn gọi là hệ thống dinh dưỡng khoáng và nước. |
Với như bà con mình thường hay làm lúa đó, xới cạn, xới chút chút như thế này rễ đụng xuống dưới cái tầng đế cày cứng ngắc, rễ phát triển không được. Thì như vậy là rễ không nhiều thì làm sao rễ hấp thụ được dinh dưỡng và đồng thời mình để cho rễ phát triển tốt thì nó không bị các độc chất như là phèn, mặn này kia làm ảnh hướng tới bộ rễ.
Thì như vậy, việc trước tiên chúng ta phải làm sao cho bộ rễ nó nhiều và khỏe.
Rồi cái tiếp thêm, khi bà con cung cấp dinh dưỡng cho nó. Chẳng hạn như: mình bón phân thì mình phải đảm bảo làm sao viên phân, cái phân này nó phải được đi tới rễ. Bởi vì có những loại phân bà con biết đó, nó không có chạy tới cái rễ.
Thí dụ cái rễ cây mình vậy, cái viên phân nằm đây. Thì bây giờ nó có 2 cách: Hoặc là chúng ta phải làm sao đưa viên phân này tới gần rễ, thì gần rễ thì rễ nó mới lấy được. Thành thử ra khi mà bón phân đó. Nhất là cây ăn trái, bà con phải coi coi cái rễ gọi là đang hoạt động nằm ở chỗ nào. Thường thường ta lấy cái hình chiếu của tán.
Tôi thấy bà con mình liệng phân như vậy, liêng vô gốc như này nó không đúng cái rễ thì làm sao rễ có thể lấy được cái dinh dưỡng. Mà nhất là chất lân đó. Bà con biết cái chất lân đó mà, nó không có chạy lại rễ mà chính rễ phải bò tới chất lân đó. Như vậy tốt nhất mình đưa viên phân lân đó vào ngay đúng vùng rễ là phát huy tác dụng nó hấp thụ mới là tốt.
Còn có một số chất thì nó phải di chuyển từ chỗ viên phân đó chạy lại cái rễ thì chẳng hạn như: đạm, kali và một số chất khác. Thì như vậy đòi hỏi bà con mình phải tưới nước. Tưới nước để viên phân nó hòa tan, nó mới chạy tới cái rễ này. Rễ nó mới hấp thu được, hoặc là nó khuếch tán. Tức là nó di chuyển theo nước, nó từ từ từ từ như thế này tới vùng rễ.
10:59
Thì như vậy rõ ràng là muốn phát huy tác dụng của cái việc mà để ăn được các dưỡng chất khoáng này cho nó tốt. Thì bà con phải nhớ cho cái chỗ mà chúng ta làm sao bộ rễ nó phát triển khỏe mạnh, và nó nhiều. Đồng thời khi cung cấp dinh dưỡng chúng ta phải có đủ nước tưới, và chúng ta đưa phân đó vào đúng ngay vùng rễ đang hoạt động, thì rễ nó mới có điều kiện để mà nó lấy cái dinh dưỡng được tốt.
Tối rất nhất chí với cô Thắm. Cái phát huy tác dụng dinh dưỡng mà bà con mình đem cho cây trồng ăn, nhiều khi bà con mình không tạo điều kiện...
Chúng ta cung cấp phân bón cho cây trồng, giống như mình là một người dọn bữa ăn cho thực khách vậy đó. Nếu bây giờ một cái bàn như thế này, bà con dọn thức ăn mà để tuốt bên kia thì tui rất là ngại với, nên cái đĩa đó không thể nào tui hấp thụ được rồi vì nó xa quá.
Thành Thử bây giờ mình phải dọn làm sao cho điều kiện thật tốt, để cho thực khách như vậy có thể gắp dễ dàng những món ăn này, thì họ sẽ hấp thụ dinh dưỡng đó tốt hơn.
Thành ra cây trồng cũng vậy bà con phải nghĩ cách làm sao, chúng ta đưa dinh dưỡng tức là phân bón này đến tận vùng rễ. Tạo cái điều kiện cho rễ phát triển thật khỏe để mà lấy được dinh dưỡng đó, thì lúc đó cây trồng nó mới lấy một cái gọi là chất dinh dưỡng, phân bón một cách hiệu quả được.
12:53 TS Chu Văn Hách trưởng bộ môn Kỹ thuật canh tác Viện Lúa ĐBSCL
Xin hỏi TS Lê Văn Hách ạ! Trong khi bà con mình cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, thì cây nó không hấp thụ hết lượng dinh dưỡng mình cung cấp. Thì xin hỏi TS vì sao, cái nguyên nhân chủ yếu nào cây nó bị cản trở và bà con mình phải khắc phục ra sao ạ?
13:13 TS Chu Văn Hách: Kinh thưa bà con!
Trong thực tế ta thấy rằng đối với bà con ta sử dụng phân đa lượng rất là nhiều và cây nó hấp thụ thì cũng rất là ít. Theo tổng kết chung lại:
- Đối với loại phân đạm thì nó hấp thụ được từ khoảng 40 - 50%. Nghĩa là ta bón 100kg cây chỉ hấp thụ được từ 40-50kg thôi, còn lại 50 - 60% là mất. Nhưng trong điều kiện ta bón phân không đúng thì nó mất có thể là 70-80%. Cái lượng mất rất là nhiều và bên cạnh đó thì phân lân cũng vậy.
- Phân lân thì ta bón vào cây nó chỉ có hấp thu được từ 20-30% thôi, còn lại cũng mất.
- Kali cũng từ 50-60%.
Thế thì những cái mất này nó gây ra:
- Thứ nhất lãng phí về mặt kinh tế. Ta bón vào nó mất đi, tiền bạc ta mất.
- Cái thứ 2 nữa là những mất mát đó một mặt nó gây ôi nhiễm môi trường, nó làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng do vậy môi trường cũng bị ảnh hưởng.
Hiệu suất sử dụng phân bón đạm, lân, kali của cây trồng. |
+ Một cái dạng thì nó bị bay hơi như là phân đạm chẳng hạn. Chắc là bà con ta rất là rành rồi. Rất nhiều buổi giao lưu như thế này, bà con nông dân ta cũng am hiểu rất nhiều. Nhưng tôi cũng xin nhắc lại.
- Đối với phân Urê chẳng hạn, khi ta bón xuống nước nó bị thủy phân chuyển thành đạm amôn (amoni), tức là cái NH4+ là một dạng đạm cây có khả năng hấp thụ được. Bình thường ta bón xuống với điều kiện nắng nóng hoặc là nhiệt độ cao thì đạm này mất rất nhanh. Sau một ngày có thể mất tới 40-50%. Nó chỉ kéo dài độ 3-5 ngày nếu mà cây không sử dụng được thì đạm này cũng bị mất đi.
- Thế nguyên nhân mất là sao? Do một cái loại men Urease. Thực chất là do vi khuẩn nó chuyển cái đạm amôn từ NH4+ thành NH3 tức là ta quen gọi là amô-ní-ác (amoniac). Amô-ní-ác này nó bay lên thì đây là gây hiện tượng mất đạm thứ nhất.
+ Cái thứ hai là hiện tượng phản nitrat hóa. Nó chuyển đạm nitrat NO3- thì cũng là dạng cây có khả năng hấp thụ. Nhưng mà nếu mà cây không hấp thụ được cũng bị một cái men, nó chuyển thành nitrit và chuyển thành nitơ tự do bay lên.
Thì 2 cái dạng đạm đó cũng gây mất đạm rất nhiều và 40-50% đạm mất đi là do cái con đường như thế.
Quá trình chuyển hoá đạm tự nhiên trong đất. |
Thì chúng ta đã biết rồi. Bây giờ nói bà con nông dân, bà con Đồng Bằng Sông Cửu Long thì bà con đã theo dõi đài biết có một cái chất. Các nhà nghiên cứu người ta cũng dựa vào cái cơ chế đó, người ta đưa ra một cái chất gọi là agrotain. Agrotain thực chất ra, người ta nghiên cứu nó bao bọc trong cái phân urê của ta.
Thì đối với cái men đó thì nó có một cái đầu. Nó tác dụng với nguyên tố lưu huỳnh trong cái mạch đó, nhưng mà người ta chỉ cần ô xy hóa. Tức là thay một nguyên tố ô xy vào đó thì nó đánh lừa, tức là cái men kia không tiếp xúc với cái đạm amôn của ta như vậy. Nó hạn chế không cho chuyển thành amoniac, hoặc không cho chuyển thành nitơ tơ tự do.
Cái này bà con cũng đã rành nhưng tôi xin nhắc lại thế thôi. Thì nhờ cái cơ chế đó và cái tiến bộ kỹ thuật đó, có thể giúp bà con ta giảm từ 20-30% cái lượng đạm mất mát đi.
Cơ chế tác động của hoạt chất agrotain. |
Thế còn đối với lân thì sao? Lân thì cơ chế mất, nó không mất do bốc hơi. Mà lân khi ta bón vào trong đất, ở ĐBSCL này thường thường bà con sử dụng DAP nhiều. Khi mà DAP bón nó cũng thủy phân thành đạm Amôn NH4, và một loại Hydrogen phosphate tức là HPO4-2. Đây là một cái dạng lân mà cây có khả năng hấp thụ được.
Chu trình phân lân trong tự nhiên. |
Cơ chế tác động của hoạt chất avail cho phân lân trong đất. |
18:00
Thế bây giờ làm thế nào để cho cây sử dụng được? Thì các nhà nghiên cứu người ta cũng dựa vào cái cơ chế đó, người ta đưa ra một cái chất. Một hoạt chất hóa học thì gọi chất đó là avail (avail polymer). Avail này khi người ta áo vào phân lân hoặc là phân DAP thì nó có tác dụng là đẩy không cho sắt, nhôm, hoặc là magiê, canxi. Chúng ta thấy ở trên hình. Đây là một cái polymer tên của nó cái avail. Thế thì nó đẩy không cho sắt, nhôm, hoặc là canxi, magiê tiếp xúc với lân của ta. Đẩy nó ra nhưng mà rễ cây thì vẫn luồn theo và tiếp xúc với lân của ta, nó sử dụng được.
Thế thì cái cơ chế đó người ta áp dụng đưa vào thì các kết quả nghiên cứu trên thế giới người ta công bố là có thể tăng được hiệu quả từ 25% cho đến 50%.
Công thức, cơ chế tác động của hoạt chất avail polymeri. |
Đối với phân đạm thì trước đây ta bón phân đạm bình thường 4 bao, 4 bao urê trên 1 hecta nhưng bây giờ có chất agrotain ta chỉ cần bón 3 bao thôi, thì rõ ràng tiền rẻ hơn mà năng suất cũng sêm sêm tương đương với lại bón 4 bao.
Còn đối với lân cũng vậy. Thí dụ trước đây ta bón 100kg DAP trên 1 hecta, bây giờ ta có thể bón 50kg hoặc 60kg thôi cũng cho năng suất tương đương với bón 100kg, như vậy là cái kinh tế của ta cũng tăng lên, mặt khác nữa là nó giảm được cái ô nhiễm môi trường.
Thế thì chúng tôi cũng cung cấp một số thông tin như vậy để bà con ta nắm được. Có thể ta ứng dụng những cái đó vào trong sản xuất của mình để tăng lợi nhuận. Xin kính chào bà con!
20:03 MC Hồng Thắm
Thưa kỹ sư Ngô Ngọc Mỹ. Vậy thì công ty Cổ phần Phân bón Bình điền có một sản phẩm nào giúp cho cây trồng mình hấp thụ tốt. Để bà con mình có thể đơn giản hoá cái việc cung cấp dinh dưỡng cho cây không ạ?
20:15 Kỹ sư Ngô Ngọc Mỹ Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Kinh thưa bà con nông dân! Kính thưa chị Hồng Thắm!
Như TS Hách đã trình bày. Phân đạm khi chúng ta bón vào đất thì nó bị thất thoát có thể từ 40 - 50%. Thì CTCP Phân bón Bình Điền có nhập hoạt chất a-grô-ten do Hoa Kỳ sản xuất. Hoạt chất này trộn vào trong phân ure thì với tên gọi đạm hạt vàng đầu trâu 46A+. Thì bà con sử dụng phân này thay vì sử dụng 100kg ure thông thường, thì bà con chỉ cần sử dụng 70kg đạm hạt vàng đầu trâu, nó sẽ cho kết quả tương đương, cái năng suất tương đường như chúng ta sử dụng 100kg ure thông thường.
Ngoài ra, đạm hạt vàng đầu trâu nó có một cái đặc điểm nữa nếu bà con sử dụng bà con để ý sẽ thấy. Khi chúng ta xài ure trắng chúng ta rải thì từ đạm amon, tức là NH2 với sự tác động của men urease nó sẽ chuyển ồ ạt thành NH4 và như vậy cây trồng nó sẽ bội thực. Do đó khi chúng ta sử dụng phân ure trắng, thì chúng ta sẽ thấy lá nó xanh, nó rất là xanh. Thậm chí nó dễ bị nhiễm bệnh cháy lá.
Và khi nó chuyển thành NH4 mà cây trồng sử dụng không hết NH4, thì NH4 sẽ bị mất đi giống như cơ chế hồi nãy thầy Hách đã trình bày.
Còn khi chúng ta sử dụng ure có trộn a-grô-ten tức là đạm hạt vàng đầu trâu 46A+, thì nó chuyển từ đạm amon, tức là NH2 thành NH4 một cách từ từ. Thành ra cây trồng nó sẽ sử dụng đạm đó vừa phải. Nó ít bị cháy lá hơn là nó chuyển một cách ồ ạt, cây trồng dễ bị cháy lá hơn.
Và thay vì bà con sử dụng 100kg đạm ure thông thường thì bà con chỉ cần sài 70kg. Khi chúng ta mua 100kg ure thông thường thì nó sẽ mắc hơn ta mua 70kg đạm hạt vàng đầu trâu.
Và về lân cũng như tiễn sĩ Hách đã trình bày. Khi lân chúng ta bón xuống dưới đất. Đặc biệt là vùng đất ĐBSCL nó có nhiều ion sắt, nhôm lân của chúng ta nó sẽ bị cố định lại. Thì CTCP Phân Bón Bình Điền cũng có nhập hoạt chất a-ven (avail) do Hoa Kỳ sản xuất.
Hoạt chất này được trộn vào trong phân DAP. Và thay vì trước đây bà con nông dân bón 100kg DAP thì bây giờ bà con chỉ cần bón 70kg nó sẽ cho kết quả từ bằng, đến hơn DAP thông thường.
Là do hoạt chất avail bảo vệ được lân. Nó không cho các ion sắt, và ion nhôm kết hợp với lân. Nó cố định cái lân lại.
Thì giá chúng ta mua 100kg DAP, bao giờ cũng phải mắc hơn 70kg DAP trộn với avail. Tên gọi của nó là đầu trâu 46P+.
Chúng tôi xin phép được trao đổi với bà con một số ý kiến!
28:35 Khán giả Nguyễn Văn Minh, Mỹ Thành Bắc, Cai Lậy, Tiền Giang hỏi:
- Thời tiết có làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng không? Nếu có thì cách nào khắc phục?
- Khi lúa trổ đều mà 3 lá đòng xanh nhưng rễ bị bướu còn gọi là bướu rễ có làm giảm năng suất không?
Khán giả Nguyến Văn Tuấn, Tiêu Thuỷ, Chợ Lách, Bến Tre hỏi:
Các nhà khoa học khuyên khi bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng thì phải nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây. Vậy nhờ các nhà khoa học giải thích rõ hơn về vấn đề này.
PGSTS Nguyễn Bảo Vệ
Trước tiên câu hỏi của anh Minh hỏi: Thời tiết có ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng hay không?
Bây giờ giống như mình vậy thôi! Khi nào anh thấy trời nóng hập hập này kia anh ăn thấy có ngon không? Thì như vậy chắc chắn rằng nó có.
Chẳng hạn như bây giờ ánh sáng thiếu thì cây không tạo ra được dinh dưỡng đường bột như tôi nói lúc nãy, thì rễ không có năng lượng để hấp thụ dinh dưỡng. Nên trong vụ hè thu trời âm u đó mà anh bón phân nhiều là không hấp thụ. Nên bà con mình ở miền Bắc rất biết chuyện này, khi trời âm u mưa rầm hoài người ta ít khi nào đem phân ra người ta rải lắm. Cây nó hấp thụ không có tốt, nên phải chờ nắng ráo lên thì cây nó mới hấp thụ nhiều.
Không thôi chẳng hạn như nhiệt độ. Anh biết ở xứ lạnh khi mà qua tới nhiệt độ mà xuống tới 0 độ này kia thì cây rụng lá đứng yên. Bởi vì nó biết lúc đó là cái rễ không lấy được dinh dưỡng. Trời lạnh là rễ không lấy được dinh dưỡng. Còn ở xứ mình trời nóng quá thì cây cũng không hấp thụ được cái dinh dưỡng nữa.
Chẳng hạn như cây lúa anh trồng vụ hè thu đó, anh nhớ mình được khuyến cáo phải chờ cho tới cuối tháng 4, tức là gần tới ngày kỷ niểm Giải phóng miền Nam đó thì anh thấy rằng có mưa xuống thì xuống giống vụ hè thu cây lúa mới hấp thụ được phân bón, nó mới tốt được. Chứ mà anh sạ lúa xuống sớm quá trời nắng rất là dữ hen thì anh đưa phân xuống cây lúa lấy không được.
Thành ra đó thời tiết có ảnh hưởng tới sự hấp thụ dinh dưỡng. Cái đó là có đó!
Còn anh hỏi câu kế tiếp như vậy là: "Lúa có 3 lá đòng tốt nhưng mà bị cái bệnh bướu rễ.
Tôi nghĩ cái bệnh bướu rễ mà anh cho 3 lóng đòng tốt chắc có lẽ mới bị thôi chứ còn bị một thời gian cái lá đòng cũng không thể nào tốt được hết trơn hết trọi. Bị gì? Nó bị cái bệnh bướu rễ như vậy nó không hút được dinh dưỡng. Nó lấy nước không tốt thì không thể nào cái lá ở trên nó tốt được hết. Mà lá trên không tốt nó quang hợp không được thì trên lúa lúc đó bị ảnh hưởng đến cái năng suất. Cái đó là chắc chắn!
Còn anh Tuấn hỏi Bây giờ bón phân tại sao phải nhìn trời, nhìn đất, rồi nhìn cây?
+ Nhìn trời ảnh hưởng của thời tiết nãy tôi có trao đổi với anh Minh hồi nãy rồi thì anh Tuấn tham khảo.
+ Còn bây giờ nhìn đất, chẳng hạn có một câu hỏi của anh Huỳnh Khanh Hồng mà tôi nghĩ rằng rất hay cũng nói như này: Cây trồng nếu thiếu nước thì nếu mà bón phân thì cây có hấp thụ được dinh dưỡng không?
Giờ anh phải nhìn đất. Nếu mà đất khô thì anh bón phân vô làm sao mà cây nó hấp thụ được. Như chúng tôi nói lúc nãy đó. Có nước, nước nó mới tan phân, phân nó mới đẩy lại gần rễ, rễ nó mới lấy được.
Cái này thì bà con mình trồng mía ở miền Trung biết rất rõ. Trước khi mà bón phân thì bà con coi đất, nếu mà đất khô không ai dám bón hết trơn. Bón làm sao xuống rồi thì phải thấy được chỗ mà nó có nước.
Cái thứ hai nữa là hồi nãy trong phóng sự lúc nãy bà con mình nói: Nếu như mà trong cái mùa mưa này mà để cho đất như vậy là nó quá trời bị ơi, có nghĩa là cái rễ không còn không khí để mà thở. Nó oi nước, oi nước rễ không thở được thì anh bón phân xuống cái rễ cây cũng không lấy được dinh dưỡng. Bởi vì sao? Có oxy nó mới có thể thở để tạo ra năng lượng thì nó có đủ năng lượng nó mới có thể là lấy được dinh dưỡng.
Giống như tôi, và anh bịt mũi tôi thiếu oxy trong vòng 5 phút bây giờ anh đưa cái gì ăn tôi ăn không được hết trơn. Bởi vì đâu có năng lượng nữa mà hoạt động được. Thành ra như vậy rõ ràng chúng ta phải nhìn đất.
Ngay cả cái loại đất nữa. Chẳng hạn như đất phèn. Anh biết đất phèn thường hay cố định chất lân. Anh đưa lân vô mà thiếu cái avail như vừa nãy TS Hách với lại anh KS Mỹ nói đó, thì như vậy chắc chắn rằng đất phèn đó giành dựt lân hết trơn rồi còn gì đâu mà cây trồng ăn chất lân được. Như vậy là phải nhìn đất coi đất nó ra làm sao nữa, thì đó là tại sao ta phải nhìn đất.
+ Còn nhìn cây, anh hỏi cái này giống như tôi hỏi anh vậy chứ bây giờ. Anh phải nhìn tôi coi như vậy tôi có đang đói không. Nếu tôi đang đói anh đưa thức ăn vô tôi ăn rất là ngon. Còn tôi bây giờ tôi no bụng như thế này anh đưa thêm thức ăn, tôi ngồi tôi ngó chứ tôi đâu ăn có ngon được. Vì vậy trở nên lãng phí không ăn được. Thì ta phải nhìn cây là gì? Tức là nhìn cơ thể, cơ địa nó coi cơ thể nó có nhu cầu ăn hay không thì đó là tại sao ta phải nhìn cây như vậy đó.
33:27 Khán giả Lê Văn Thái, Đốc Binh Kiều, Tháp Mười, Đồng Tháp hỏi:
- Cây trồng hấp thụ dinh dưỡng qua bộ rễ và lá. Xin hỏi bộ rễ và lá có mỗi tương quan như thế nào?
- Khi nào thì bổ sung dinh dưỡng qua rễ, khi nào thì bổ sung qua lá?
- Khi bổ sung dinh dưỡng chú ý vẫn đề gì để cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
33:52 TS Chu Văn Hách. Cám ơn Hồng Thăm! Anh Thái Thân Mền!
Đúng là với cây trồng thường thường chia làm 2 bộ phận:
- Một bộ phận dưới mặt đất ta gọi là rễ,
- Còn bộ phận trên mặt đất nó gồm thân, lá.
Thế thì giữa hai bộ phận này nó có mối tương quan với nhau trong hấp thu dinh dưỡng không? Thì cái này nó có mối tương quan rất là chặt với nhau. Nó có 2 cái dạng:
+ Thứ nhất là dạng tương quan kích thích. Thì ta biết rằng đối với bộ rễ nằm dưới đất ngoài chức năng giữ cho cây vững chắc, thì nó còn chức năng lúc nãy thầy Vệ đã giải thích rồi. Nó hút nước, hút dinh dước cung cấp lên cho phần thân lá trên. Đấy là cơ chế về dinh dưỡng.
Thế còn thân lá nó quang hợp nó tạo thành các năng lượng, hoặc là các sản phẩm của quang hợp để nó cung cấp lại cho bộ rễ. Tức là quan hệ rất chặt với nhau.
+ Thế thì về cơ chế khác là cơ chế hóc môn. Thì ta thấy rằng là bộ rễ nó tạo ra các ci-tô-ki-nin (Cytokinin). Những cái này nó có tác dụng kích thích cho phần thân ở trên để nó trẻ hoá và nó phát triển tốt. Mặt nữa ở bộ phận bên trên nó tạo ra các au-xin (auxin) hoặc là các gí-bê-rê-lin (giberelin) nó cũng có tác dụng chuyền xuống rễ tác dụng tạo thành bộ phận rễ mới thì nó có liên quan rất chặt với nhau như vậy. Đấy là tương quan mang tính chất kích thích.
Thế thì giữa 2 bộ phận này ta biết rằng là; như nãy thầy Vệ đã giải thích rồi. Đối với một cái cây mà rễ nó tốt, rễ nó khoẻ thì cái tán lá ở trên, cái tàn ở trên thân cây, và lá thì nó cũng tốt, cũng phát triển theo. Nó có tương quan như thế.
Còn trong trường hợp mà bộ rễ bị ảnh hưởng gì nữa, không hút được dinh dưỡng, không hút được nước thì rõ ràng bộ phận bên trên cũng không thể nào phát triển được. Tức là nó quan hệ rất mật thiết với nhau.
+ Và bên cạnh đó thì nó có một mối tương quan cũng ức chế nhau nữa.
Ta biết rằng thường thường ở trong cây những chồi đỉnh thì bao giờ nó ức chế những chồi ở nách, hoặc phía dưới. Nó tạo ra nhiều những chất ở trên ức chế bên dưới. Cái đó là tương quan về cái ức chế.
Dựa vào đó người ta nghiên cứu như vậy để người ta có thể điều tiết được cái cây như thế nào. Nó ra hoa, hoặc là cây phát triển mạnh, hoặc là không thì người ta điều tiết được. Thế thì đối với lại cái quan hệ nó như vậy.
Một ý nữa anh hỏi là: Khi nào bổ sung dinh dưỡng qua rễ?
+ Ta biết rằng là đối với cây trồng thì phần lớn dinh dưỡng ta cung cấp qua rễ. Nó gồm có nguyên tố: đa lượng, trung lượng, vi lượng. Những loại này ta cần phải cung cấp qua rễ.
+ Đối với trường hợp ta cung cấp trên lá thì:
- Trường hợp thứ nhất, nếu trong điều kiện gì đó mà rễ không hút được dinh dưỡng thì có thể là ta cung cấp phun trên lá.
- Và cái dạng thứ hai, ta sử dụng những chất nguyên tố vi lượng nó cần rất ít thôi thì ta phun như vậy nó kinh tế hơn. Cây nó hấp thụ được nhanh hơn.
Còn nếu mà ta dùng những cái nguyên tố vi lượng mà ta bón dưới thì nó không kinh tế, nó tốn kém rất nhiều mà cây hấp thụ cũng rất ít, hiệu quả sẽ thấp hơn.
37:17
Khi nào thì bổ sung dinh dưỡng? Khi bổ sung dinh dưỡng cho cây cần chú ý vấn đề gì để cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt?
Thì chắc rằng là anh lúc nãy cũng nghe thầy Vệ cũng đã nói rất kỹ ở vấn đề này rồi.
- Là ta phải tạo làm sao để cái cây nó phát triển cân đối giữa bộ rễ, rồi thân lá ở trên.
- Rồi không bị sâu bệnh.
- Nhưng mà tôi cũng lưu ý là chúng ta nên làm sao mà để cho bộ rễ nó phát triển ngay từ giai đoạn nhỏ. Đặc biệt đối với phân lân thì nó có tác dụng kích thích bộ rễ rất tốt. Do vậy là ta phải tập trung bón lân đầu để cho bộ rễ phát triển tốt. Bộ rễ phát triển tốt thì nó cái bộ cái thân lá ở trên nó phát triển được.
- Và thứ hai nữa là khi ta xem trong cái đất nếu mà có những yếu tố gì cản trở ta phải loại bỏ những yếu tố cản trở. Nếu không thì cây không hấp thụ được.
Ví dụ là trong đất nó có nhiều độc tố sắt, nhôm, hoặc là canxi, magie mà ta bón lân thì rõ ràng nó bị cố định hết. Cây không sử dụng được. Do vậy mà ngoài các biện pháp canh tác tổng hợp, thì ta cũng phải cần lưu ý là làm sao để cho cái cây nó phát triển cân đối trên và dưới; giữa bộ phận ở dưới mặt đất là rễ và bộ phận thân, lá ở trên nó cân đối thì lúc đó khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Thì một số thông tin như vậy trao đổi cùng anh. Xin cám ơn!
38:45 Khán giả Trần Văn Tám, Mỹ An, Đồng Tháp Mười, Đồng Tháp hỏi:
- Ruộng bị xì phèn, hoặc bị ngộ độc hữu cơ cây lúa sinh trường rất kém. CTCP Phân bón Bình Điền có loại phân nào khắc phục tình trạng này không?
- Tôi nghe nói công ty sản xuất loại phân DAP tiết kiệm lân. Vậy thì vụ đông xuân tới có đưa ra loại phân này chưa ạ?
KS Ngô Ngọc Mỹ: Kính thưa bà con nông dân! Kính thưa anh Tám...!
Hiện tượng xì phèn, hiện tượng ngộ độc hữu cơ chúng ta cần phân biệt nó rõ như sau:
+Xì phèn tức là khi đất chúng ta khô, nứt nẻ thì không khí sẽ thấm xuống dưới nó xảy ra hiện tượng oxy hoá. Nó tạo ra nhiều ion sắt, ion nhôm và khi nước vào thì nồng độ ion sắt, nhôm tới một mức nào nó đủ gây hại thì sẽ làm cho cây lúa chúng ta chết.
Và trên cây lúa nếu mà ngộ độc phèn thì nhổ lên chúng ta thấy rễ nó không phát triển, nó chỉ xoắn lại khu vực thôi. Cái đó là ngộ độc phèn.
+ Còn cái ngộ độc hữu cơ đó trong trường hợp chúng ta vùi rơm rạ hoặc là cỏ mục, và nó phân huỷ chưa xong rồi nó sẽ tiết ra nhiều axit hữu cơ và như vậy là ảnh hưởng đến rễ lúa của ta. Thì trường hợp này chúng ta nhổ lên, chúng ta sẽ thấy rễ lúa nó đen. Nó khác với bên ngộ độc phèn.
Phân biện rễ lúa bị ngộ độc hữu cơ và ngộ độc phèn như thế nào. |
- Thì hai trường hợp này biện pháp khắc phục tốt nhất là chúng ta phải tháo rửa. Tức là chúng ta xả nước ra chúng ta bơm nước mới vào, chúng ta xả nước ra.
- Và ngoài ra cũng còn một biện pháp nữa thí dụ như: Người ta bón vôi đối với trường hợp mà đất nó ngộ độc phèn. Nhưng mà thông thường người ta phải bón cái lúc mà trước khi người ta sạ lúa, làm đất đó. Người ta nghĩ trong vụ đó có ngộ độc phèn thì người ta sẽ bón vôi vào giai đoạn đó.
Còn riêng về phân DAP trộn cái a-ven (avail) tức là phân đầu trâu 46A+, nó vẫn là một loại phân lân, nhưng nó có hoạt chất avail do Hoa Kỳ sản xuất. Nó áo ngoài DAP thì sẽ bảo vệ được lân khi chúng ta bón vào đất.
Bởi vì chúng ta biết thông thường khi chúng ta bón lân vào đất sẽ bị các ion thí dụ như sắt, nhôm, canxi, magie... nó sẽ cố định chất lân chúng ta thành một chất không tan. Thì cái avail có nhiệm vụ bảo vệ cái chất đó. Và cái chất lân chúng ta bón vào thì cây lúa sẽ sử dụng được nhiều hơn là chúng ta không có bọc cái hoạt chất avail.
Theo những cái trình diễn trước đây vào vụ đông xuân ở tỉnh Tiền Giang, cũng như ở tỉnh Bến Tre, tỉnh Long An, tỉnh Kiên Giang, và tỉnh An Giang:
- Thì với mức bón của bà con nông dân thông thường trong vụ lúa từ 100 - 120kg DAP/ha.
- Thì vừa rồi kết quả trình diễn bà con chỉ bón 70kg/ha thì nó cho năng suất cao hơn là bà con nông dân bón từ 100 - 120kg/ha.
Anh có hỏi Trong vụ động xuân này có đưa ra không và giá nó bao nhiêu?
Thì giá 1 bao phân này nó vào khoảng 620 - 650 đồng/kg, trong khi chúng ta mua DAP thí dụ như ngoại nhập thì giá khoảng 750 - 800. Thì như vậy là nó tiết kiệm cho bà con nông dân 1 ham theo các thí nghiệm vừa thực hiện trọng vụ hè thu thì nó khoảng từ 4 - 6 triệu một ha.
Tôi xin phép trao đổi với bà con nông dân!
42:58 Khán giả Huỳnh Thanh Đoàn, Vĩnh Long hỏi:
- Nếu xử lý ra hoa nghịch vụ cây ăn trái thì sự hấp thụ dinh dưỡng của cây có khác gì với bình thường hay không?
- Nếu xử lý nghịch vụ lâu dài thì dinh dưỡng của đất có bị giảm hay không?
PGS Nguyễn Bảo Vệ:Tôi có thể nêu cái này để anh Đoàn tự trả lời câu hỏi là: Bây giờ xử lý ra hoa nghịch vụ nó có khác gì với bình thường hay không?
Anh biết rằng cây trồng hấp thụ dinh dưỡng bị chi phối bởi 3 yếu tố:
- Cái thứ nhất là môi trường. Tôi nói giống như mình vậy đó. Môi trường ăn xung quanh có ảnh hưởng tác động đến cái ăn của mình. Thì cây trồng vừa nãy nói môi trường ăn có nghĩa là: thời tiết, đất nè đó gọi là môi trường ăn.
- Cái thứ hai là thức ăn, tức là loại phân bón thì thôi bây giờ cái vụ thuận vụ nghịch vụ anh dùng một loại phân bón thì thôi cái yếu tố này ta không nói.
- Cái yếu tố thứ ba là bản thân của cây. Thì bản thân của cây ở vụ thuận, vụ nghịch nó rất là khác nhau. Thì như vậy là chắc chắn rằng nó có ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng nó có khác nhau.
Còn anh hỏi nếu mà xử lý nghịch vụ lâu dài thì dinh dưỡng đất có bị giảm hay không?
Tôi nghĩ rằng về mặt loại dưỡng chất và số lượng mà cây cần, để mà tạo ra một năng suất thì nó cũng giống nhau thôi. Chắc chắn là không có gì nhiều hơn so với bình thường. Nếu giờ anh muốn làm ra 10 tấn trái ở vụ nghịch thì vụ thuận 10 tấn trái nó cũng lấy lượng dinh dưỡng bao nhiêu đó.
Nhưng mà do tác động của môi trường thì lượng dinh dưỡng nó có thể mất đi. Nó có thể mất đi trong mùa mưa khác với lại mùa nắng. Chứ không phải do chúng ta làm nghịch vụ lâu dài mà có tác động đến gọi là dinh dưỡng của đất.
44:48 Khán giả Tăng Khiêm, Long Phú, Sóc Trăng hỏi:
Được biết mỗi năm canh tác 3 vụ cây lúa lấy đi từ đất rất nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng nông dân chỉ bón đạm, lân, kali còn bao nhiêu chất dinh dưỡng khác không bổ sung. Xin hỏi về lâu dài đất thiếu dinh dưỡng giảm năng suất hay không?
TS Chu Văn Hách: Anh Tăng Khiêm thân mến!
Thực sự ra thì trên đất trồng lúa của ĐBSCL mình chúng ta biết đây là một loại đất phù sa trẻ. Do vậy các nguyên tố trung và vi lượng thì đến bây giờ thấy rằng nó không thiếu. Vì sao? Vì hằng năm cái lượng phù sa bồi đắp cho ta rất là nhiều và trong phù sa chất trung và vi lượng cũng rất là nhiều.
Đa số ta tập trung bón phân đa lượng NPK. Thế thì trường hợp ta không có duy trì, không bổ sung; chúng tôi cũng không khuyến cáo bà con là không nên sử dụng cái trung, vi lượng nữa, vì nếu cứ sử dụng như vậy thì về lâu về dài chắc chắn, nhất là trong điều kiện bà con làm đê bao để mà làm tăng vụ như vậy thì nó cũng ảnh hưởng.
Nhưng mà ta thấy rằng trong các phân hiện này thì các công ty cũng đã chú trọng đến vấn đề này. Bổ sung các trung vi lượng, mà những loại phân ta biết rằng là có chữ TE thì trong đó là trung vi lượng. Các nhà nghiên cứu cũng đã nghĩ rằng là nó thường thiếu những cái gì, hoặc là sẽ thiếu những cái gì thì người ta bổ sung cái đó. Tôi nghĩ rằng bà con bổ sung, sử dụng những phân đó là đủ. Cho nên là còn cung cấp thêm thì cái đó có thể bà con ta cũng... e ngại của bà con thì có vấn đề. Nhưng tôi nghĩ rằng trong các phân đó hỗn hợp các công ty đã đưa thêm cũng sẽ là đủ chứ không lo là sẽ thiếu và giảm năng suất về sau này.
Thì cũng cung cấp những thông tin như vậy để cho nắm được ạ!
46:50 Khán giả Trần Thanh Hải, Tam Bình, Vĩnh Long hỏi:
- Tôi trồng cam. Xin hỏi tôi phải bón phân cho cây lúc lá còn non hay già thì cây sẽ hấp thụ tốt hơn?
- Điều kiện tự nhiên nào ảnh hưởng trực tiếp tới hấp thụ hâp bón? Có phải ánh sáng là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự hấp thụ dinh dưỡng của cây hay không?
- Có phải phân bón hạt to chậm tan thì cây hấp thu tốt hơn hay không?
- Có loại phân nào phù hợp với cây cam. Xin giới thiệu cho tôi?
PGSTS Nguyễn Bảo Vệ:
Bây giờ cây cam bón lúc lá còn non hay già thì cây hấp thụ tốt?
- Lá gìa hấp thụ tốt, vì lá non nó sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với rễ bên dưới.
Điều kiện tự nhiên nào ảnh hưởng tới hấp thu phân bón?
- Tự nhiên vừa nãy mình nói là thời tiết và đất ở bên dưới. Vừa nãy chúng ta có trao đổi.
Ánh sáng có phải là nguyên nhân ảnh hưởng hấp thụ dinh dưỡng của cây không?
- Đúng. Bởi vì bên trên mà cái lá thiếu anh sáng nó không có quang hợp được, không có quang hợp được không tạo ra đường bột, không tạo ra đường bột thì nó sẽ không cấp cho được cho rễ để có cái năng lượng mà hấp thụ dinh dưỡng.
Phân bón hạt to chậm tan thì cây hấp thụ tốt hơn có phải vậy không?
- Có nghĩa là chậm tan nên nó tan từ từ nó ít mất chứ không phải hấp thụ tốt hơn. Bởi vì nó tan ra một lượt mà cây mỗi lần nó lấy một ít ít mà mỗi ngày nó lấy một ít thành ra nó hạt to thì nó tan từ từ.
Giống như là chúng ta uống một ly chanh đường vậy đó, mà đường hạt to chúng ta quậy như thế này nó ra được một chút ta uống thấy rất ngon rồi, xin thêm một miếng chanh nữa lại quậy tiếp thì được thêm một ly thứ hai. Anh thấy hiệu quả hơn là chúng ta uống cái ly nước chanh mà hạt nhỏ, mình uống lúc đầu rất ngọt nhưng về sau nó hết trơn. Nó mau hết lắm
Có loại phân nào phù hợp với cam?
- Canxi. Tôi thấy ĐBSCL của mình anh đưa canxi vô là rất hợp cho cây cam.
49:00 Huỳnh Thanh Lễ, Kế Sách, Sóc Trăng hỏi:
Vì sao nhà sản xuất không có loại bao 50kg mà chỉ có 35kg?
Khán giả: Ngô Văn Đúng, An Giang hỏi:
- Phân DAP đầu trâu 46P+ bao 35kg giá bao nhiêu? Để so sánh giá DAP ngoại nhập bao 50kg.
- Ngoài cây lúa, để hấp thụ cho rau màu ngắn ngày không cần thêm đạm và kali được không? Và cách sử dụng giai đoạn nào có hiệu quả nhất?
Khán giả: Dương Văn Nhân, Ròng Riềng, Kiên Giang hỏi:
Cho biết một số thông tin về phân bón đầu trâu 46P+ và hiệu quả sử dụng?
KS Ngô Ngọc Mỹ: Kính thưa bà con nông dân!
Sở dĩ CTCP Phân bón Bình Điền sản xuất phân đầu trâu 46P+ mà 1 bao nó cân nặng chỉ có 35kg:
- Cái thứ nhất chính là muốn bà con nông dân tự so sánh. Thay vì trước đây ruộng một vụ lúa bà con nông dân có thể sử dụng ruộng mình là một bao 50kg DAP thông thường, thì bây giờ bà con chỉ cần sử dụng 35kg đầu trâu 46P+ bà con sẽ thấy. Cái thứ nhất là năng suất nó sẽ như chúng ta sử dụng bao 50kg DAP thông thường.
Và về giá cả đó thưa bà con! Giá thí dụ như chúng ta mua bao 35kg đầu trâu 46P+ nó khoảng 620 - 650, và giá DAP ngoại nhập nó khoảng 720 - 800. Mục đích sản xuất bao 35kg để bà con có diện tích nhỏ chúng ta sài, chúng ta dễ so sánh.
- Và một đặc điểm thứ hai nữa là trên một số rau màu bà con canh tác rau màu hoặc vườn cây ăn trái thì bao DAP 50kg bà con ít mua, mà bao có trọng lượng khoảng 35kg bà con dễ mua hơn và sài cũng có hiệu quả hơn.
Và một ý kiến hỏi là Trên rau màu sài 46P+ này không có sài đạm và kali được không?
Thì trên rau màu thí dụ như những loại rau chúng ta thường phải bón tỉ lệ đạm khoảng 3, và lân 2, kali 1. Thậm chí đạm nó còn có thể cao hơn. Thì đầu trâu 46P+ thực chất nó là DAP và nó được áo hoạt chất avail của Hoa Kỳ sản xuất và Bình Điền đặt cho nó cái tên đầu trâu 46P+. Thành ra bà con sử dụng cái này bắt buộc bà con phải cộng thêm ure và một ít kali nữa thì chúng ta mới bón trên các loại rau, rau cải.
Về hiệu quả sử dụng thì cũng như vừa nãy đã trình bày với bà con nông dân trên vụ lúa hè thu trình diễn ở 6 tỉnh ĐBSCL. Thì ở mức bón thay vì bà con bón 100 - 120kg DAP thì ở đây chỉ bón 70kg nó cho năng suất từ bằng đến hơn cái ruộng bà con bón từ 100 - 120kg DAP cho 1 ha, và lợi nhuận nó cũng tăng hơn cho từ 4 - 6 triệu cho ha.
52:38 Khán giả Nguyễn Văn Vĩnh, Cái Bè, Tiền Giang
Do đất canh tác lúa nằm trong vùng đê bao khép kín không có điều kiện xả lũ lấy phù sa. Canh tác 3 vụ 1 năm đất có dấu hiệu bạc màu thiếu dinh dưỡng. Xin cho biết cần bón loại phân bón nào để đất mầu mỡ bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng?
PGSTS Nguyễn Bảo Vệ
Anh Vĩnh, đây không phải đất nó bạc màu đâu. Nội chất kali tôi tính mình sài được 100 năm mà. Nhưng là do cái chỗ nó không có hữu dụng. Lý do là gì anh biết không? Anh làm 3 vụ cho ngậm nước liên tục. Bây giờ anh muốn nó phục hồi trở lại. Trong năm anh có thời gian cày ải, phơi đất được cỡ chừng 2 tháng thôi là đất của anh nó sẽ tái tạo phục hồi trở lại.
Có nghĩa là không phải nó phục hồi vấn đề mầu mỡ, mà nó làm cho đất của anh như vậy có nhiều chất hữu dụng cho cây lúa của mình. Chứ không phải là do nó bạc màu bởi vì cây nó đã sài hết chất dinh dưỡng ở trong đất đâu. Chưa chưa hết! Mà do cái chỗ ngậm nước thường xuyên quá.
-----___-----
Nguồn nội dung được https://tai-lieu-nong-nghiep.blogspot.com chuyển thể (STT) từ video của chương trình VTV Cần Thơ kỳ 91 Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Một số hình ảnh có sử dụng Google để tìm kiếm và bổ sung thêm vào bài viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét