Video Tìm hiểu vai trò của Phân Hữu cơ đối với năng suất và cây trồng
Bạn có thể tìm hiểu thêm về phân hữu cơ qua bài: Tác dụng của phân hữu cơ giúp cải thiện đất - Hướng dẫn sử dụng và ủ phân hữu cơ hiệu quả.
Thưa bà con nông dân, thưa quý khán giả! Theo hướng thâm canh và tăng năng suất càng ngày chúng ta càng lạm dụng phân hóa học, tức là những loại phân vô cơ để bón cho cây trồng. Điều này dễ dẫn đến một thực trạng là khi đến một ngưỡng nào đó thì năng suất không thể tăng, mà có khuynh hướng giảm đi rõ rệt, khi mà các loại dinh dưỡng trong đất để nuôi cây trồng càng bị cạn kiệt.
Và điều này thì rất nhiều bà con nông dân của chúng ta đã từng biết đến đó là tình trạng chai đất. Và nếu như chúng ta biết chú ý kết hợp phân hữu cơ trong canh tác thì tình trạng này sẽ được cải thiện. Mục Tư vấn nhà nông ngày hôm nay, chúng ta sẽ dành chọn thời gian để bàn về nội dung vai trò hữu cơ trong năng suất và chất lượng cây trồng.
Thưa bà con, thưa quý khán giả. Hữu cơ là gì? Và nó có khác gì so với chất vô cơ? Đây là những khái niệm cơ bản đầu tiên mà chúng tôi muốn bà con và quý khán giả nắm rõ hơn qua phần trình bày của PGS.TS Mai Thành Phụng.
1:30 PGS.TS Mai Thành Phụng, Nguyên chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia:
Kính thưa bà con nông dân và quý khán giả!
+ Hợp chất hữu cơ được biết đến từ thế kỷ thứ 19 và các nhà khoa học định nghĩa là những hợp chất nó được tổng hợp qua quá trình sinh học. Thí dụ như: của thực vật, của động vật và bởi một cái tên mà các nhà khoa học hồi xưa người ta gọi là "lực sống".
+ Cấu trúc cơ bản của nó, những hợp chất hữu cơ là phải chứa nguyên tố hóa học là cạc-bon (Carbon), và thứ hai nó có ốc-xy (oxy). Và một số hợp chất hữu cơ thì có cả hyđro (Hydro) và có cả nitơ (N). Như vậy là, 4 cái chất quan trọng nhất là C, H, O, N là cấu trúc thành những hợp chất hữu cơ. Và để phân biệt cái từ vô cơ.
+ Vô cơ hay còn gọi là những loại phân hóa học, hay là những loại phân nhân tạo là do con người, các nhà máy có thể chế tạo ra những hợp chất vô cơ. Những hợp chất vô cơ nó khác cơ bản hợp chất hữu cơ. Nó không có nguyên tố cạc-bon ở bên trong và nó hình thành là có thể không có qua cái sự sống, qua cái lực sống.
Chính cái điều khác biệt đó là người ta phân biệt ra hiện nay là:
- Hữu cơ liên quan đến sự sống, liên quan tới quá trình sinh học;
- Vô cơ là liên quan tới quá trình hóa học, liên quan tới quá trình nhân tạo.
Và cái từ hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp thì người ta thường nhắc đến, thí dụ sản xuất hữu cơ hay là rau hữu cơ, gạo hữu cơ thì thường nhắc đến một quá trình sản xuất, là ứng dụng những sản phẩm tự nhiên và không sử dụng những sản phẩm qua công nghệ chế tạo hóa học. Thí dụ như: không có phân hóa học, không có thuốc hóa học mà chỉ sử dụng những vật chất hữu cơ tự nhiên để canh tác, để cho nó giảm những cái vấn đề độc hại trong môi trường và trong sản phẩm.
PGS.TS Mai Thành Phụng giải thích về khái niệm hữu cơ và vô cơ như thế nào. |
Dạ xin cảm ơn PGS Mai Thành Phụng đã cung cấp những khái niệm cơ bản về chất hữu cơ cho bà con nông dân. Như vậy thì Vai trò của chất hữu cơ trong năng suất và chất lượng cây trồng như thế nào? Trước khi nghe các diễn giả phân tích. Kỉnh Huy xin mời bà con và quý khán giả chúng ta cùng theo dõi một đoạn băng hình sau đây của phóng viên Bạn của nhà nông, vừa ghi nhận từ thực tế có sử dụng phân hữu cơ trong canh tác lúa. Xin mời cùng theo dõi!
3:43
- Sau nhiều vụ tăng lượng phân hoá học cho ruộng canh tác 3 vụ lúa mỗi năm. Nhà nông này thấy rằng cũng không thể khôi phục được năng suất như lúc mới bắt đầu tăng vụ. 2 vụ rồi ông điều chỉnh lượng phân hoá học vừa phải nhưng có bổ sung chế phẩm hữu cơ ở lần bón thúc đầu tiên và bón phân đón đòng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật ở địa phương.
04:04 Nhà nông Phan Vắn Tiến, Phường Xuân, Thới Lai, Cần Thơ
Để cho bộ rễ ăn sâu và nhiều bộ rễ và cứng cây lúa. Phân ure cộng với con-ních-hu-mi, lại phân bón lá để cho nó hạ phèn và giải độc các loại ở trong đất đó. Lúc 28 ngày, 1 công tới mười mấy kg. Thì loại phân hữu cơ đó cho nó làm đồng lúa trổ tốt. 28 ngày là cây lúa nó đã có đòng.
Nhà nông Phan Văn Tiến chia sẻ kinh nghiệm làm nông của mình. |
Ruộng lúa này được bón lót mỗi hecta bằng 100kg phân hữu cơ khoáng tổng hợp trước khi cấy. Chủ ruộng cho biết có khác biệt khi có bón lót hữu cơ.
04:52 Nhà nông Nguyễn Văn Phương, Phường 2, Ngã Năm, Sóc Trăng
Năm rồi có xài. Thì có đối trứng rồi, có làm thử rồi thì tôi có xài với 2 vụ rồi thì thấy cái thằng bi-o-gây này sử dụng rất hiệu quả. Nó đạt năng suất, sâu, rầy, bệnh nó không có. Không phải như thằng hoá học này thì anh rải phân vô liền luôn luôn lúc nào anh cũng cần phải luôn xịt thuốc, xịt thuốc sâu hoặc là thuốc bệnh. Ruộng có sử dụng phân ô-gây thì nó chống chịu phèn, mặn tốt hơn như không có sử dụng.
Nhà nông Nguyễn Văn Phương chia sẻ kinh nghiệm làm nông của mình |
5:37
Thưa bà con, thưa quý khán giả! Sử dụng kết hợp phân hữu cơ với phân hóa học trong canh tác lúa là một tiến bộ. Mà theo ghi nhận của chúng tôi là đã có khá nhiều bà con nông dân ở tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện. Thưa kỹ sư Võ Quốc Trung theo kỹ sư thì từ thực tế như thế nào mà bà con nông dân của chúng ta đã chuyển biến và không chỉ đơn thuần là dựa vào phân hóa học để canh tác lúa?
05:55 KS Võ Quốc Trung, Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng
Nếu như trước đây khoảng 10 năm. Bà con nông dân bón khoảng 400kg phân hoá học các loại NPK để đạt được năng suất 6 - 6,5 tấn, thì ngày nay muốn giữ được cái năng suất đó thì nông dân phải bón tới khoảng 500 - 520kg. Điều này từ thực tiễn sản xuất người nông dân đã nhìn ra vai trò, cũng như là việc rất cần thiết phải đưa vào kết hợp phân hữu cơ với phân hoá học trong sản xuất thâm canh một số đối tượng cây trồng.
Trong những điều kiện ảnh hưởng bất lợi của những khí hậu, thời tiết như là nắng nóng, khô hạn ở đầu vụ, thì những ruộng mà có bón lót phân hữu cơ thì khả năng kháng hạn; coi như là chống chịu được khô hạn của lúa có bón lót phân hữu cơ, thì tốt hơn so với ruộng không có bón lót.
Điều này nông dẫn cũng đã nhìn thấy ở những vùng sản xuất của Sóc Trăng mà chân đất có bị phèn, chân đất có bị nhiễm mặn thì đã cho thấy rất rõ cái khả năng phát triển của lúa trong điều kiện bất lợi đối với ruộng lúa có sử dụng phân bón hữu cơ.
7:06 MC
Chúng ta thấy là qua phần phân tích của KS Võ Quốc Trung, cũng như là đoạn băng hình của phóng viên Bạn Nhà Nông vừa ghi nhận vừa rồi đó, thì chúng ta thấy là cái hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với lại phân hoá học kết hợp với nhau trên cây lúa thì thấy rõ rồi phải không ạ? Thế còn với những loại cây trồng khác như là cây rau màu, cây ăn trái thì không biết là nông dân sóc trăng đã có kết hợp hiệu quả hay không ạ?
7:27 KS Võ Quốc Trung
Đối với cây rau màu thì với đặc điểm về sinh học của cây rau màu có hệ rễ phát triển rất là kém. Nếu như mà đất trồng rẫy, trồng rau màu mà bà con nông dân không tạo điều kiện để cho đất được tơi xốp thì năng suất cây rau màu rất là thấp.
Và đặc biệt là cái sự phát triển của các loại rau ăn lá, rau ăn quả chẳng hạn, thì nó không đạt được những cái kích cỡ thương phẩm. Do vậy thì trong thực tế sản xuất bà con nông dân ở những vùng trồng rau màu ở Sóc Trăng, thì đã chú ý đến việc sử dụng phân hữu cơ vào trong sản xuất cây rau màu.
Gần như là phân hữu cơ áp dụng cho cây rau màu, thì diện tích mà ứng dụng cao hơn nhiều so với việc ứng dụng trên đất lúa. Ở Sóc Trăng thì chúng tôi thấy rằng là những vườn cây ăn trái mà có sử dụng phân lót, phân hữu cơ, hay là bón bổ sung phân hữu cơ hằng năm; hay là trát bùn đáy ao sau mỗi một vụ sản xuất, thì những miếng vườn đó cho thấy rằng mẫu mã trái nó bóng mượt hơn. Và chúng tôi đo thử độ brix khi mà ở thời điểm thu hoạch. Thì những vườn cam mà có bón phân hữu cơ, cho thấy cái độ brix nó cũng có gia tăng hơn so với những miếng vườn mà chỉ có bổ sung kali khoáng phun qua lá, hoặc là bón vào trong đất.
Chúng tôi thấy nó có giá trị và nó có trong thực tiễn. Thì ứng dụng nó đã làm thay đổi rất là đáng kể. Thì việc trái ngon, ngọt hơn; hay rau quả ăn giòn hơn bắt mắt hơn, mà không phải do tác động của phân hoá học. Thì điều này giúp cho bà con nông dân của mình sẽ bán được giá tốt hơn.
KS Võ Quốc Trung chia sẻ kinh nghiệm, thực tiến của bà con nông dân khi sử dụng phân hữu cơ. |
Thưa PGS.TS Mai Thành Phụng như KS Võ Quốc Trung vừa khặng định, thì sau một thời gian dài duy nhất sử dụng nguồn phân hoá học sau canh tác thì người trồng lúa, cũng như là trồng các loại cây trồng khác như là rau màu, cây ăn trái thì cũng đã có được những kết quả hết sức khả quan khi mà sử dụng bón thêm phân hữu cơ trong quá trình canh tác của mình.
Vậy thì vai trò của hữu cơ trong năng suất và chất lượng cây trồng như thế nào? Xin mời PGS có thể phân tích kỹ càng hơn cho bà con nông dân ạ!
9:58 PGS.TS Mai Thành Phụng
Vai trò chất hữu cơ trong đất thì được các nhà khoa học hình dung là theo 3 cái đặc điểm là: làm tốt cho đất về mặt lý học, về mặt sinh học, về mặt hóa học.
+ Việc đầu tiên các nhà khoa học gọi hữu cơ là máu của đất. Đó là, nơi để mà cung cấp những chất dinh dưỡng để cho cây trồng nó hấp thu, mặc dù lượng NPK, hay trung vi lương nó không phải có nhiều nhưng nó có rất là đầy đủ. Có rất nhiều cái vi lượng nó phải cung cấp từ nguồn trong đất và trong hữu cơ.
+ Hữu cơ là cái thức ăn của vi sinh vật. Mà vi sinh vật như chúng tôi nói rất quan trọng nếu không có nơi để cung cấp thức ăn, để nuôi vi sinh vật thì vi sinh vật sẽ không phát triển được.
Bà con biết là hiện nay tất cả các loại phân hữu cơ, hay chất hữu cơ trong đất thì nó có từ nhiều nguồn. Và như vậy thì tùy theo nguồn nguyên liệu hữu cơ, thì các nhà khoa học đã phân tích là nó chữa rất là phong phú tất cả các chất từ đa lượng là NPK; rồi trung lượng Canxi, Magiê, lưu huỳnh, sillic; và rất nhiều các vi lượng đồng, kẽm, sắt, mangan, molypden, bo...
Tất cả những hàm lượng dinh dưỡng này nó nằm trong cái dạng phức hợp hữu cơ. Và cây trồng sẽ hấp thu cái dinh dưỡng này một cách tương đối thuận lợi. Tùy theo nhu cầu của từng loại cây, cây nó sẽ hấp thu các hàm lượng này. Và chính vì cái hàm lượng dinh dưỡng này nó tạo nên một sự cân đối để cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng với nguồn cung cấp từ chất hữu cơ, phân hữu cơ.
Các yếu tố cải thiện chất lượng nông sản, các nhà khoa học đánh giá:
+ Việc thứ nhất là cân đối. Cân đối giữa các chất trung lượng, vi lượng... Riêng chất trung, vi lượng các nhà khoa học đề cao vai trò:- Thứ nhất của canxi. Cái canxi là thành vách của tế bào, canxi là màu sắc của vỏ quả củ. canxi tác động trong hệ thống hình thành các chất men để điều hòa các sinh tổng hợp trong quá trình phát triển của các loại cây trồng, và nó giúp cho hệ vi sinh vật trong đất cũng phát triển mạnh mẽ theo.
- Vấn đề thứ hai nữa bà con biết magiê là nhân của diệp lục tố. Và magiê nó giúp cho xanh bền, xanh lâu của cái lá để mà giúp cho quá trình quang tổng hợp nó thuận lợi .
- Và dĩ nhiên cái thứ ba, lưu huỳnh nó chữa trong rất là nhiều các chất axit amin cần thiết của quá trình sinh tổng hợp của cây trồng. Đặc biệt rất cần thiết cho cây họ đậu, hay là cây công nghiệp. Thí dụ cây cà phê...
- Và hiện nay một nguyên tố thứ tư về trung lượng, đó là silic. Mặc dù nó không có đóng góp trong thành phần cấu tạo nên tế bào nhiều. Tuy nhiên nó là một nguyên tố có thể giúp tăng sức đề kháng, sức chống chịu cây trồng. Thứ 2 nữa nó giúp cho cái cây nó cứng.
- và ngoài ra một số vi lượng bà con thấy để tăng đậu hoa, đậu quả, thụ tinh, thụ phấn. Thì cái bo là một nguyên tố rất là cần thiết.
- Thứ 2 là kẽm cũng có một cái vai trò rất là quan trọng trong vấn đề quang tổng hợp, cũng như giúp tăng sức đề kháng chống chịu lại sâu bệnh cho các đối tượng cây trồng.
- Và ngoài ra các yếu tố khác, mỗi thứ cần một chút thí dụ như: sắt, đồng, kẽm, mangan, molypden.
Tùy theo các loại cây trồng thì các vi lượng đó đều đóng góp một vai trò nhất định trong quá trình sinh lý, sinh hóa của cây trồng.
13:15
+ Và ở đây chúng tôi chỉ nhấn mạnh một cái điểm rằng là bà con. Thứ nhất là không thể tìm kiếm tất cả các nguyên tố vi lượng để mà bón cho một loại cây trồng của chúng ta, thì nông dân chúng ta nên dựa vào:
- Thứ nhất, là nguyên tố đó nó có sẵn trong đất. Bà con nhờ vi sinh vật hoạt hóa lên để cung cấp.
- Thứ hai, bà con sử dụng các loại phân hữu cơ. Đặc biệt trả lại rơm rạ cho đất.
Để có thể làm một cái việc là vừa cung cấp trực tiếp; vừa cung cấp thức ăn cho vi sinh vật để tạo cái điều kiện, nó sẽ chuyển hóa các vật chất khó tan, khó tiêu trong môi trường đất để cung cấp cho hệ rễ của cây trồng.
Thì đó là chúng tôi đánh giá rất là cao vai trò phân hữu cơ trong vấn đề là cung cấp các chất dinh dưỡng, hoạt hóa các vi sinh vật trong đất, để giúp cho hệ rễ phát triển cân đối, điều hóa phát triển và theo nguyên tắc cây trồng khỏe mạnh.
Mà cây trồng khỏe mạnh nó sẽ hấp thu dinh dưỡng và nước tốt hơn. Tăng sức đề kháng nó tốt hơn và tạo nên được một năng suất chất lượng hiệu quả kinh tế nó cao hơn.
14:10
+ Hữu cơ là nơi tạo ra axit mùn, giao chất sét mùn để nó tạo nên một cái kết cấu của đất. Cái kết cấu của đất đó để làm sao nó bền vững, nó không có rã rời, nó không có vỡ vụn.
Để nó giữ nguyên một cái hệ, để cho nó chia đều ra 3 thành phần coi như là: rắn, lỏng và khí. Như chúng tôi đã nói cái kết cấu đó rất là quan trọng để giữ ẩm, giữ phân, giữ nước. Điều đó là điều rất là cần thiết.
Một loại đất nó chết khi mà nó cứng như xi măng, hai là nó hoàn toàn là cát. Nước đưa vào trong đất đó nó trôi tuột hết, nó không giữ được. Như vậy là vấn đề phải có hữu cơ để nó tạo nên một tính chất lý học độ xốp, độ thoáng khí, giữ ẩm, giữ nước, giữ phân. Tạo nên một cái vấn đề cung cấp dinh dương một cách đều đặn, và nó ở cái mức có mặt đầy đủ hết như chúng tôi đã nói.
+ Và một vấn đề thứ ba nữa là cái nơi để hoạt động vi sinh rất là tốt. Chính vì vậy vai trò chất hữu cơ nó tạo nên một tính đệm rất quan trọng trong hệ rễ để giúp cho cây nó trống lại stress của nhiệt độ, của ẩm độ, hay là của những điều kiện môi trường, thí dụ như PH; thí dụ như thay đổi quá đột ngột; khi bà con bón một lượng vôi, hoặc lượng phân lớn nhưng nếu mà đất có hữu cơ thì nó sẽ có tính đệm và hệ rễ nó sẽ thích nghi, nếu mà không có hữu cơ nó bị sót và hệ rễ có thể bị quéo.
Tóm tắt lại là hữu cơ chúng tôi cho rằng nó là nơi tổng hợp điều hòa tất cả mọi hoạt động trao đổi chất trong môi trường đất, trong môi trường rễ. Và nó là một nơi để khẳng định được hệ rễ nó phải phát triển được trong môi trường cân bằng như vậy.
Và chúng tôi xin nhấn mạnh với bà con nông dân rằng là càng bón nhiều phân hóa học mà không nghĩ đến cân bằng hữu cơ thì, quan trọng nhất cái rễ cây không phát triển được và không có nơi để trao đổi chất, không có nơi để vi sinh vật phát triển, và như vậy tất cả hàm lượng dinh dưỡng bà con bón vào nó thành chất độc và không có lưu giữ được, nó rửa trôi hết.
Và chính vì vậy chúng tôi mới khuyến cáo rằng là cái vấn đề hữu cơ rất quan trọng trong vấn đề bón cân đối trong môi trường đất.
Hiện nay thì các nhà khoa học đã tổng kết là, vi sinh vật có ích trong đất mà muốn phát triển được thì nó phải đòi hỏi một cái môi trường là nó có những hàm lượng hữu cơ nhất định và hữu cơ là thức ăn của vi sinh vật, hữu cơ là nơi trao đổi chất của các hoạt động của các sinh vật trong đó có vi sinh vật trong môi trường đất.
Và một điểm nữa hữu cơ nó mang một tính đệm rất quan trọng để trống lại stress của môi trường, nhiệt độ, ẩm độ, hay là của PH... Thì trong trường hợp này, vi sinh vật nó sẽ có điều kiện hữu cơ để có thể tồn tại, phát triển trong cái điều kiện thuận lợi nhất nếu có một môi trường hữu cơ cân đối và bền vững.
16:54
Hiện nay thì bà con nông dân chúng ta đã rất ý thức được là ngoài 3 nguyên tố đa lượng NPK, thì gần đây nông dân chúng ta rất là chú ý đến vai trò của trung lượng và vi lượng trong vấn đề hình thành lên năng suất, chất lượng của cây trồng, và giúp cho cây trồng phát triển cân đối hài hòa.
Và trong việc cung cấp các chất trung vi lượng cho cây trồng thì ở đây nó có trực tiếp từ các loại phân. Trong đó phân hữu cơ có chữa một số chất trung vi lượng nhưng mà hàm lượng ít thôi.
Cái phần chúng tôi cho rằng rất là quan trọng, đó là sự hoạt hóa từ chất khó tiêu, khó tan có được trong môi trường, trong đất có sẵn các chất trung vi lượng này. Thì hệ vi sinh vật dưới tác động của có hợp chất hữu cơ thì phát triển mạnh mẽ lên và như vậy nó sẽ chuyển hóa từ chất khó tan, khó tiêu trung vi lượng trong môi trường đất để cung cấp cho hệ rễ và cho cây trồng.
Như vậy là hệ thống chất hữu cơ đó đóng một vai trò rất là quan trọng vừa là trực tiếp cung cấp các chất dinh dưỡng, vừa là cung cấp qua gián tiếp thức ăn cho vi sinh vật để tăng hoạt động vi sinh vật. Để làm nhiệm vụ là hoạt hóa, phân giải các chất khó tan, khó tiêu trong môi trường đất để cung cấp cho rễ cây và hệ thống cây trồng có thể hấp thu được.
18:05 MC Kỉnh Huy
Thưa bà con! Thưa quý khán giả! Vai trò của chất hữu cơ trong năng suất, và chất lượng cây trồng như phân tích vừa rồi của PGS.TS Mai Thành Phụng là vô cùng quan trọng. Cũng như là từ thực tế canh tác của bà con nông dân mà chúng tôi ghi nhận không thể thiếu.
Trên đất trồng lúa, một loại hàng hoá nông sản chính của bà con nông dân ĐBSCL, thì nguồn hữu cơ không phải là ít từ rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch. Nhưng do gieo sạ liên tục nếu để toàn bộ rơm rạ tươi mà cầy vùi, thì trong quá trình phân huỷ chúng sẽ tạo ra độc chất gây hại cho bộ rễ lúa ở vụ sau.
Cho nên nhiều bà con nông dẫn cũng đã chọn giải pháp đốt đồng, và thiêu huỷ một phần rơm rạ chuẩn bị nền cho vụ lúa mới. Đây là cách làm khiến cho chất hữu cơ trong đất lúa ngày càng bị suy giảm.
Và để tạo ra được nguồn phân hữu cơ sử dụng cho cây trồng, trong thực tế sản xuất bà con nông dân đã biết sử dụng rơm rạ hay bã rơm qua chất nấm để tạo thành phân hữu cơ.
Đoạn băng hình sau đây ghi nhận điều chúng tôi vừa nêu:
- Đây là hình ảnh được ghi lại trong một buổi hướng dẫn ủ phân hữu cơ bằng bã rơm sau khi chất nấm theo phương pháp ủ nóng. Bã rơm được đưa vào bồn từng lớp; rồi tưới nước có pha chế phẩm nấm trico cho vừa đủ ẩm (nấm trico ở đây có tác dụng phân huỷ rơm rạ nhanh hơn); đưa bã rơm vào đầy bồn thì phủ bạt đậy kín.
19:18 Ông Nguyễn Hữu Danh, Trạm Khuyến nông Ngã Năm, Sóc Trăng
- Ủ phân hữu cơ ủ kín như vậy thì khoảng 10 ngày mình kiểm tra một lần. Và nhiệt độ nó sẽ tăng dần từ lúc ủ cho tới lên 60 độ.
- Độ ẩm mình vắt nước rịn ra theo kẽ tay thì đó là độ ẩm đủ.
- Khi mình kiểm tra ẩm độ nó khô hơn thì bằng cách mình có thể tưới thêm. Còn trường hợp nó ướt hơn thì mình có thể mở bạt để hơi nước nó thoát ra, sau đó lại đậy lại.
Trong thời điểm ủ thì nhiệt độ tăng lên trên 60 độ, nhưng thời gian ủ hoai thì nhiệt độ trở về bình thường.
Hạt cỏ trong thời gian ủ nhiệt độ nó trên 60 thì hạt cỏ bị chết mầm do đó mình không sợ hạt cỏ lây truyền sau khi mình bón.
- Thời gian sử dụng sau khi ủ thì nhìn chung nó khoảng hơn tháng.
Cũng với các chủng nấm trico vào nguồn nguyên liệu hữu cơ qua quy trình ủ nóng mà các cơ sở sản xuất làm ra các loại phân hữu cơ đưa ra thị trường. Tuỳ loại chế phẩm mà nhà sản xuất phối trộn thêm các thành phần khác.
Quy trình làm phân hữu cơ khoáng tổng hợp của một doanh nghiệp phân bón được cho biết như sau:
20:35 ông Nguyễn Đức Thiện, PGĐ công ty TNHH Phân bón Thành Tâm, TP Hồ Chí Minh.
Nhà máy mía đường có lượng bã bùn rất lớn và đưa xuống để chúng tôi đi vào sản xuất. Trong đó chúng tôi đang còn sử dụng một số phế thải của chăn nuôi, chẳng hạn như phân gà, phân bò. Chúng tôi thu gom những cái đó ở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, chúng tôi thu gom về và đưa xử lý. Khử các độc tố của nó, đưa vào ủ cùng với bã bùn và một số khoáng tổng hợp để chúng tôi sản xuất ra phân vi sinh khoáng tổng hợp.
Bước đầu chúng tôi đưa công suất từ 50 tấn/ngày và thị trường tiêu thụ của chúng tôi chủ yếu tập trung vào cánh đồng mẫu ở Đồng Tháp. Một số đơn vị đang còn đăng ký để mà sử dụng phân của chúng tôi, bên chỗ cánh đồng mẫu Đông Tháp.
Đất trên mình, của mình nó bạc màu rồi cho nên thành ra là chúng tôi đang còn đi cải tạo đất bằng phương pháp sử dụng phân hữu cơ, vì nó có tác dụng làm màu mỡ cho đất và cây nó phát triển tốt. Cái đó chúng tôi đã có một số đơn đặt hàng.
- Do cách phối trộn của một số cơ sở sản xuất không giống nhau, nên chế phẩm phân hữu cơ qua chế biến công nghiệp cũng có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Nhà nông cần chú ý hàm lượng NPK và tỉ lệ chất hữu cơ được công bố in trên bao bì. Tuỳ theo hàm lượng NPK có trong phân hữu cơ khoáng mà người sử dụng quy đổi tính ra lượng chế phẩm hữu cơ này thay cho phân hoá học.
24:55 MC Kỉnh Huy
Thưa KS Võ Quốc Trung trong phần đầu của đoạn băng hình vừa rồi có đề cập đến việc là tận dụng rơm, cũng nhà là bã rơm để ủ thành phân hữu cơ. Thực tế sản xuất thì không biết là ngoài rơm rạ ra bà con nông dân của mình còn có thể tận dụng, sử dụng những phế phẩm nông nghiệp nào để sản xuất thành phân hữu cơ nữa không ạ?
KS Võ Quốc Trung
Trong thực tế chúng tôi thấy có rất là nhiều nguồn có thể đưa vào để sản xuất phân hữu cơ ở nông hộ.
- Ngoài rơm rạ là phổ biến ở những vùng trồng lúa trọng điểm, thì còn có những phế phẩm khác chẳng hạn như cỏ khô, lá mía;
- Nơi nào lục bình phát triển mạnh thì chúng ta có thể sử dụng lục bình làm phân hữu cơ;
- Và những phế phẩm trong trồng trọt, thì trong chăn nuôi người ta cũng sử dụng những chất thải của trong chăn nuôi như là chất thải của heo, trâu bò, gia cầm;
- Và khi mà mở ra những hình thức chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp thì nó còn có một lượng lớn là cái chất độn chuồng trong chăn nuôi cũng có thể giúp để đưa vào thành phần để sản xuất ra phân hữu cơ;
- Ngoài ra nữa thì trong mô hình ứng dụng bioga thì sau một thời gian dài thì những chất lắng tụ trong hầm ủ bioga thì cũng có thể đưa vào sản xuất phân hữu cơ;
- Những nơi mà có than bùn thì người ta cũng sử dụng than bùn để sản xuất ra phân hữu cơ.
23:30 Thưa KS Võ Quốc Trung! Kỉnh Huy nghĩ là hiện nay bà con đang muôn biết một vấn đề đó là: Khi ủ phân hữu cơ thì những điều gì bà con cần quan tâm để đảm bảo được chất lượng phân ủ được ạ?
KS Võ Quốc Trung
Thực tế sản xuất phân hữu cơ ở nông hộ nếu chỉ đơn thuần dựa vào những phế phẩm trong trồng trọt thì thường nó chủ yếu hàm lượng các-bo-hi-đy-rát (carbohydrate), hay là kali thì nó tương đối chiếm nhiều, còn lượng đạm, và lân nó thấp.
Do vậy trong sản xuất phân hữu cơ ngoài rơm rạ, lục bình, nói chung là những phế phẩm trong trồng trọt, thì người ta còn bổ sung thêm những phế phẩm trong chăn nuôi như là phân trâu bò, phân heo, phân gia cầm.
Thì cứ 1 lớp phế phẩm trong trồng trọt thì người ta bổ sung một lớp phế phẩm trong chăn nuôi.
Ngoài ra trong quá trình ủ, ngoài yếu tố về nhiệt độ, về ẩm độ đã được nếu trọng đoạn phim phóng sự, thì chúng tôi thấy rằng bà con cũng nên lưu ý bổ sung thêm một số thành phần khác để hỗ trợ trong quá trình ủ. Chẳng hạn như có thể bổ sung 1% khối lượng đống ủ là vôi, và 2% là lân để giúp cho quá trình phân huỷ hữu cơ diễn ra tốt hơn, nhanh hơn.
Ngoài ra chính vôi sau khi mà chúng ta đưa vào thì nó còn bổ sung thêm, cung cấp thêm cho cây trồng canxi. Hay tương tự như thế chính từ chỗ chúng ta bổ sung vôi và lân hỗ trợ cho quá trình phân huỷ hữu cơ nhanh hơn thì đó cũng còn là những nguồn cung cấp dinh dưỡng.
Ngoài ra trong quá trình ủ bổ sung có thể là nấm tricoderma giống như là trong đoạn phim phóng sự có thể tăng cường bổ sung thêm một số dòng vi khuẩn. Ví dụ như vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân, hay là hiện nay trên thị trường cũng có nhiều chế phẩm EM rất tốt trong việc bổ sung vào trong quá trình ủ phân hữu cơ.
Để làm sao cho sản phẩm sau khi ủ phân hữu cơ thì không phải chỉ cung cấp về thành phần dinh dưỡng, mà nó còn có chữa những dòng vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Đặc biệt những dòng nấm có mang tính đối kháng lại với những nấm lưu tồn lâu ở trong đất chính qua việc đưa những dòng nấm có lợi, những vi sinh vật có lợi vào trong phân hữu cơ. Điều này sẽ giúp rất tốt khi mà bà con nông dân sử dụng nó bón lót cho cây trồng, để giúp khống chế những nấm gây hại mà nó có trong đất.
26:18 MC Kỉnh Huy
Xin cám ơn những ý kiến vừa rồi của KS Võ Quốc Trung. Tuy nhiên theo Kỉnh Huy nghĩ thì bà con nông dân cũng có người là không có đủ điều kiện để mà tự ủ phân hữu cơ, để bón cho ruộng vườn của mình đâu.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng tổng hợp qua chế biến công nghiệp, mà trong đoạn băng hình vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu, thì bà con nông dân chúng ta có thể yên tâm sử dụng cho cây trồng của mình theo liều lượng đã được khuyến cáo để tăng độ phì nhiêu của đất.
26:50 Thưa PGS.TS Mai Thành Phụng còn một nội dung cuối của buổi trao đổi ngày hôm nay mà Kỉnh Huy cũng như những người thực hiện chương trình muốn PGS trao đổi với bà con đó là.
Hiện nay ngoài dạng phân mà Kỉnh Huy vừa giới thiệu đó thì trên thị trường còn có những loại phân như là phân hữu cơ đậm đặc, phân hu-mát (humate), humic dưới dạng phân bón qua lá. Như vậy thì nhân chương trình này thì nhờ PGS có thể giới thiệu thêm về đặc điểm của các loại chế phẩm này và trường hợp nào thì nhà nông có thể sử dụng loại chế phẩm này trong canh tác của mình. Xin mời PGS!
27:15 PGS.TS Mai Thành Phụng
Như chúng tôi nói là cái humic, hay là axit humic là nó có nguồn gốc sinh học và trong đó nó có chữa những chất là chất thí dụ như C, H, O, N như chúng ta đã nói.
- Trong axit humic thì bà con biết cấu tạo của nó do những cái dòng pô-ly-phê-non (polyphenol). Thì những cái dòng này gây ra sự kích thích sinh trưởng. Và khi thực vật mà hấp thu được những hoạt chất có pô-ly-phê-non này, thì nó sẽ xảy ra một quá trình oxit hóa. Và trong quá trình oxit hóa đó thì nó sẽ giải phóng ra những oxy hoạt tính và nhờ đó nó sẽ đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, đặc biệt quá trình hô hấp, rồi quá trình các sinh hoạt bình thường của các loại cây trồng.
Và chính vì cái quá trình hô hấp, quang hợp, rồi quá trình trao đổi chất mạnh mẽ lên thì nó tạo lên một sức mạnh sinh học rất là lớn. Đó là nó kích thích các hoạt động của toàn bộ cây trồng. Tức là rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
Và đã có nhiều nghiên cứu người ta thấy rằng là sử dụng axit humic hay các dạng muối của axit humic là humate đó thì nó đã làm tăng năng suất, chất lượng và sinh khối cây trồng.
Và tóm tắt lại các hoạt chất axit humic, humate nó giúp tăng năng suất, chất lượng của nông sản và tăng hiệu quả sử dụng của phân bón.
Tóm tắt lại là hữu cơ, các sản phẩm hữu cơ, humic, humate nó giúp cho việc là tăng cường sức sống của cây trồng. Đặc biệt phát triển của hệ rễ, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng và nước. Qua đó nó làm cái việc hấp thu giảm sự thất thoát của phân bón.
Cái hiệu quả kinh tế cuối cùng, năng suất, chất lượng hiệu quả và mẫu mã của sản phẩm cây trồng của chúng ta, trong khi chúng ta giảm bớt phân hóa học, giảm bớt thuốc hóa học, hiệu quả kinh tế nó tăng, nhưng mà chất lượng đặc biệt nó sẽ tăng.
Mà rất là tốt trong điều kiện hiện nay thị trường Việt Nam muốn hội nhập với quốc tế thì rất là cần cạnh tranh về hiệu quả kinh tế, về chất lượng, mẫu mã, nông sản phẩm của Việt Nam chúng ta.
29:13 MC Kỉnh Huy. Xin cám ơn PGS.TS Mai Thành Phụng!
Thưa bà con! Như vậy là tuỳ theo tình huống cụ thể trên ruộng vườn cũng như là nguồn chất hữu cơ có được, chúng ta có thể lựa chọn loại chế phẩm phân hữu cơ nào thích hợp cho loại cây trồng của mình.
Kỉnh Huy xin lặp lại điều đã được khẳng định ngay từ đầu của buổi nói chuyện ngày hôm nay. Đó là để ổn định năng suất, chất lượng của cây trồng. Thì trong canh tác ngày nay không thể thiếu phân hữu cơ. Cũng giống như PGS.TS Mai Thành Phụng đã so sánh. Đó là, hữu cơ là máu của đất.
Cám ơn bà con và quý khán giả đã quan tâm theo dõi! Một lần nữa xin chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Thành Phụng và KS Trần Quốc Trung đã nhận lời tham gia chương trình. Xin kính chào tạp biệt!
Chuyên mục: Vai trò hữu cơ trong năn suất, chất lượng cây trồng - Bạn của nhà nông. |
Nguồn nội dung được https://tai-lieu-nong-nghiep.blogspot.com chuyển thể (STT) từ video của chương trình VTV Cần Thơ1 Vai trò hữu cơ trong năn suất, và chất lượng cây trồng - chuyên mục Bạn của nhà nông . Một số hình ảnh có sử dụng Google để tìm kiếm và bổ sung thêm vào bài viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét