BÓN PHÂN hợp lý trên cây trồng dài ngày như thế nào? - Tài Liệu Nông Nghiệp

Chia sẻ thông tin, tài liệu, kỹ thuật, cách làm, cách sử dụng và mọi thứ liên quan đến nông nghiệp và các vấn đề của nông nghiệp

Tin mới:

Home Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

BÓN PHÂN hợp lý trên cây trồng dài ngày như thế nào?

Kỹ thuật bón phân cho cây trồng dài ngày phù hợp nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng là một kỹ thuật khó. Chia các thời kỳ của cây trồng để bón phân như nào? Cần sử dụng bón loại phân gì, liệu lượng như thế nào? Bón phân vào lúc nào, bón phân vào thời kỳ nào? Mùa và thời tiết sử dụng loại phân gì? Thời kỳ sinh trưởng sinh lý, thời kỳ kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh, thời kỳ ra hoa đậu quả và nuôi trái hay lấy mủ, thời kỳ sau thu hoạch... sử dụng bón loại phân gì và chăm sóc như thế nào?


Video: Bón phân hợp lý trên cây trồng dài ngày đài truyền hình Bình Thuận



Chi tiết nội dung video Bón phân hợp lý trên cây trồng dài ngày

Kính chào bà con và các bạn đang theo dõi chương trình toạ đàm của đài phát thanh truyền hình Bình Thuận. MC Lê Hưng, Thưa bà con và các bạn!

Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến. Việc này nó mang lại hiệu quả lớn nhưng nó cũng chiếm một phần chi phí khá cao trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trên các cây trồng dài ngày. Bón phân cho cây trồng dài ngày phù hợp nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỉ lệ thích hợp và thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng nhằm bảo đảm năng suất và hiệu quả. Là các vấn đề mà chương trình toạ đàm hôm nay sẽ đề cập...

01:45 Thưa TS Nguyễn Đăng Nghĩa ở Bình Thuận nói riêng và các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung thì bà con canh tác nhiều loại cây trồng dài ngày như là cao su, tiêu, điều, hay cây ăn quả vậy thì những loại phân bón gì nó tương đối phù hợp cho những loại cây này và cái quy trình bón như thế nào cho nó đúng nhằm phát huy hiệu quả việc bón phân?

02:10 Tiễn sĩ (TS) Nguyễn Đăng Nghĩa TT Nghiên cứu Đất - Phân bón & Môi trường phía Nam. Xin chào anh Lê Hưng! Xin chào hai vị khách mời! Xin chào bà con nông dân.
Với câu hỏi này thì chúng ta thấy rồi ở Bình Thuận cũng là một trong những địa bàn thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ nhưng cũng lại thuộc về khu vực dải Duyên hải Nam Trung Bộ nhưng hội tụ khá nhiều ngoài những cây ngắn ngày ra như chúng ta biết rồi lúa, hành, tỏi, bắp; Thì chúng ta có một nhóm cây dài ngày cũng gồm có cao su, điều, cây ăn trái, rồi trôm, mía tất cả cái đó thì muốn bón phân có hiệu quả chúng ta phải biết được cái đặc điểm, đây là những cây hằng năm: ví dụ như cây mía, còn những cây dài ngày như những cây mà chúng ta vừa kể trên.

Thì tuỳ theo đặc điểm của đất, tuỳ theo đặc điểm cũng từng cây, nhóm cây thì chúng ta sẽ xây dựng một chế độ bón phân cho nó phù hợp.
+ Ví dụ ta chia nhóm mà nó không lấy quả, không lấy củ gì hết, không lấy thân gì hết mà chỉ lấy mủ thôi.
- Ví dụ ta thấy cao su, hay mủ trôm thì nhiệm vụ của chúng ta làm sao bón phân để giai đoạn nó tăng trưởng lên cành lá có bộ lá xanh tốt, dày để nó tạo quang hợp tạo mủ song, nó chuyền xuống thì lúc ấy chúng ta sẽ có được lượng mủ;
Mà muốn lượng mủ lưu thông thì chúng ta phải có những phân bón, những nguyên tố dinh dưỡng làm sao kích hoạt được quá trình vận chuyển đó. Ví dụ riêng dạng mủ cao su, với trôm thì chúng ta phải ưu tiên có đạm với kali, trong đó có cả nguyên tố trung lượng là magie. Để làm sao nó nuôi được bộ lá tốt, dày và những vi lượng kích thích quá trình quang hợp thật tốt, sau đó kali ở giai đoạn mà chúng ta khai thác thì nó sẽ vận chuyển lượng mủ ở trên xuống đối với trôm, cao su.

+ Thế đối với mía thì chúng ta cũng phải có loại phân. Tuỳ theo mía tơ, mía gốc chúng ta sẽ bón và bón theo từng đợt lúc nào nó cần phải đẻ nhánh nhiều để nó tăng số cây trên đơn vị diện tích. Hai nữa nó vương lóng nhanh, to ra, nó lại tạo đường thì chúng ta lại phải có những loại phân chuyên đùng đó.

+ Còn cây ăn trái nói chung ví dụ chúng ta xếp là điều tuy nó là cây công nghiệp nhưng nó cũng có quy luật của nó, đặc điểm thực vật học của nó là một loại ăn trái.

+ Rồi tiêu, hay các loại cây ăn trái khác thì chúng ta phải chia 2 giai đoạn.
- Giai đoạn thứ nhất là, làm sao cho nó cũng tăng trưởng cành, thân lá các thứ để nó tích tụ chất;
- Giai đoạn hai là, làm sao nó phải có tiền sinh hoa, nó phải sinh hoa tốt để nó nở hoa, đậu trái, đậu hoa.
+ Sau đó đến giai đoạn nuôi trái chúng ta lại tách ra làm hai phần nữa. 
- Phần làm sao cái trái của giai đoạn đầu nó phải tăng thể tích lên, to lên;
- Giai đoạn sau thì lại tăng trọng lượng lên thì tất cả những cái đấy nó mới có được cái năng suất.

Và muốn đặc điểm này ta phải có được quy cách bón phân, có những loại phân chuyên dùng.

Thì rất tiện hôm nay là có đại diện của CT Cổ phần Phân bón Bình Điền nhãn hiệu Đầu Trâu, thì họ có những loại phân chuyên dùng, thì tuỳ theo những loại cây này chúng ta áp dụng những loại phân chuyên dùng ấy thì nó thích ứng được những đặc điểm mà chúng tôi giải thích về những nhóm cây, cũng như từng cây cụ thể.
TS Nguyễn Đăng Nhĩa giải thích và cơ chế phân loại bón phân cho từng loại nhóm cây trồng
TS Nguyễn Đăng Nhĩa giải thích và cơ chế phân loại bón phân cho từng loại nhóm cây trồng
05:23 MC Lê Hưng
Thưa KS Trần Minh Tâm nếu bà con nông dân chúng ta sử dụng phân bón cho cây trồng dài ngày một cách tuỳ tiện, không có theo một nguyên tắc nào hết thì cái việc ảnh hưởng đến năng suất chắc chắn là sẽ có. Có phải vậy không kỹ sư?

05:40 Kỹ sư (KS) Nông nghiệp Trần Minh Tân, tỉnh Bình Thuận. Vâng kính chào bà con nông dân, quý khán giả đài Bình thuận, chào anh Lê Hưng!
Câu hỏi của anh đặt ra đúng như vậy!

Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:
- Ví dụ như thuốc phải đúng loại thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách, riêng phân bón chúng ta phải bón đúng loại phân,
- Thứ hai liệu lượng nó cần bao nhiêu là phải đúng liều lượng.
- Thứ ba chúng ta phải bón vào thời điểm nào nó cần.
Ví dụ như cây thanh long trước khi nó phân hoá mầm hoa chúng ta phải tăng lượng lân và lượng kali; ngược lại giai đoạn sinh trưởng lên trồi chúng ta lại phải tăng lượng đạm lên. Hoặc là khi nó hình thành trái chúng ta phải tăng lượng kali lên để trái nó ngọt.
- Và Bón đúng cách nữa có những loại phân chúng ta có thể tưới qua nước, cộng hệ thống nhỏ giọt, có những loại phân chúng ta có thể rải trên mặt nhưng có những loại phân chúng ta phải vùi dưới đất.

Ngoài nguyên tắc 4 đúng, phân bón chúng ta còn phải 4 nhìn nữa:
- Nhìn thứ nhất là nhìn vào trời. Trời mà nắng hạn chúng ta đừng có dại gì mà bón nhiều ure, bón nhiều ure cây nó sẽ héo ngay; ngược lại trời mà mưa chúng ta bón ure nó lại trôi mất đi.
- Thứ hai chúng ta phải nhìn cái đất. Như đất Bình Thuận chúng ta thường là đất cát, đất phù sa ven biển và đất bạc màu thì mỗi lần bón chúng ta bón ít lại, chúng ta phải tăng lượng lần bón lên.
- Cái thứ ba chúng ta phải nhìn cái cây nếu cây chúng ta xanh, tốt rồi thì đừng bón thêm phân đạm vào nữa thì chúng ta phải tăng lượng kali hoặc lượng lân.
- Và một nhìn nữa đối với bà con nông dân Bình Thuận thường hay nói là nhìn vào túi tiền. Thí dụ thanh long bữa nay bán giá 18-20 thường bà con dùng loại phân đặc dụng, giá trị của nó 1 triệu đến 1 triệu mấy đồng 1 bao; ngược lại giá thanh long chỉ nằm ở mức 5 ngàn, 6 ngàn bà con lại dùng những loại phân chỉ vài trăm nghìn 1 bao thôi. Đó là cái hiệu quả kinh tế.

Vấn đề mà chúng ta sử dụng không đúng, bón một cách tuỳ tiện nó có 4 cái nguy cơ:
- Nguy cơ thứ nhất là lãng phí. không có hiệu quả.
- Nguy cơ thứ hai là sâu bệnh nó sẽ nhiều lên.
- Nguy cơ thứ ba là năng suất, chất lượng nó sẽ giảm đi. Nếu bón nhiều phân chưa chắc nó đã tốt, chưa chắc năng suất nó đã cao, đặc biệt là cái chất lượng.
- Và một nguy cơ cuối cùng nguy cơ thứ tư nhưng cực kỳ quan trọng đó là làm cho đất nó thoái hoá, đất nó bạc màu, đất nó chua phèn. Đặc biệt chúng ta tuỳ tiện thì cái hệ vi sinh vật (VSV), hệ VSV đất mà nó không tồn tại thì hầu như đất chúng ta là đất chết. Bời vì bây giờ ngoài bón phân ra chúng ta phải luôn luôn nghĩ đến cái hệ vi sinh vật đất. Mà hệ VSV đất nó hoạt động tốt thì cây nó sẽ tốt, hấp thụ phân tốt, sử dụng nó sẽ hiệu quả.
KS Trần Minh Tân giải thích về quy tác sử dụng phân bón hợp lý
KS Trần Minh Tân giải thích về quy tác sử dụng phân bón hợp lý
08:12 MC Lê Hưng
Thưa Ths Vũ Văn Đính Công ty Cổ phần (CTCP) Phân bón Bình Điền có những nhãn hàng nào, hay những loại phân bón nào phù hợp cho bà con bón vào cây trồng dài ngày? Và các sản phẩm đó của công ty có những ưu việt gì cho cây trồng trên vùng đất Bình Thuận, đặc biệt là thanh long, tiêu, điều, cao su...

08:37 Thạc sĩ (Ths) Vũ Văn Đính, CTCP Phân bón Bình Điền. Dạ Thưa anh Lê Hưng cùng với bà con nông dân!
Thì hiện nay CTCP Phân bón Bình Điền đã phát triển rất nhiều những dòng sản phẩm để đáp ứng cho các loại cây ở trên mọi địa phương. Riêng tại Bình Thuận hiện CT có thể chia (như TS Nghĩa giới thiệu) chia ra làm 2 giai đoạn.

+ Giai đoạn thứ nhất đối với các cây mà ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Mặc dù chúng ta nói cao su, hồ tiêu, thanh long hoặc là cây điều cũng là cây dài ngày thì công ty mỗi cây trồng công ty đều có mỗi loại phân chuyên dùng.
Tuy nhiên, có những giai đoạn có thể dùng chung những sản phẩm. Thí dụ giai đoạn kiến thiết cơ bản chúng ta có thể dùng NPK 16-16-8 hoặc NPK 20-20-15 + TE của đầu trâu; nếu như giai đoạn nuôi trái thì hiện nay công ty cũng có một sản phẩm mới ra mà chuyện dùng cho các loại cây ăn trái, rau ăn trái ví dụ như: ớt, hành, tỏi, thanh long hoặc các loại cây ăn trái khác đó là NPK 16-16-16 + TE thành phần dinh dưỡng đạm, lân, kali nó tương đối như nhau, nó có thể bón cho các loại cây trồng ở các giai đoạn thì đó là phân NPK bón cho các loại cây trồng.

Còn hướng vào mục đích của công ty làm sao để người nông dân sử dụng phân bón một cách thuận lợi nhất. Thì công ty nghiên cứu ra loại phân chuyên dùng. Thí dụ như đối với cây thanh long chuyên dùng cho giai đoạn nuôi trái thì công ty có đầu trâu thanh long; hoặc là đối với cây cao su giai đoạn khai thác mủ thì CT có sản phẩm đầu trâu cao su kinh doanh với hàm lượng dinh dưỡng 16 đạm, 6 lân, 18 kali, 0,5% magie và các trung vi lượng khác; hoặc là đối với cây điều thì hiện nay công ty cũng có sản phẩm chuyên dùng cho điều đó là hàm lượng dinh dưỡng NPK 16-8-8; cây hồ tiêu công ty cũng vừa mới ra một sản phẩm hàm lượng dinh dưỡng 19 đạm, 9 lân, 19 kali cũng chuyển để cho giai đoạn nuôi trái.

Thế thì thưa với cả bà con nông dân công ty có nhiều sản phẩm như vậy thì giai đoạn kiến thiết cơ bản quý vị có thể sử dụng phân NPK thông thường. Ví dụ: 16-16-8, 20-10-15; còn sang cái giai đoạn kinh doanh, giai đoạn nuôi trái thì chúng ta sử dụng những loại phân chuyên dùng mà công ty đều ghi rất rõ ở trên nhãn mác, bao bì của công ty.
Ths Vũ Văn Đính giới thiệu các loại phân của công ty cho từng loại và giai đoạn của cây trồng
Ths Vũ Văn Đính giới thiệu các loại phân của công ty cho từng loại và giai đoạn của cây trồng
11:13 Anh Nguyễn Văn Bảo, Hàm Thuận Bắc Tôi có 3 vấn đề hỏi chương trình hôm nay:
- Vấn đề thứ nhất, Do phân vô cơ nó tiếp xúc nhanh với cây trồng, cây trồng nó cũng hấp thu rất là nhanh mà bà con thường sử dụng phân vô cơ trên cây trồng. Như vậy là sử dụng thường xuyên nó ảnh hưởng gì đến môi trường đất, cũng như sản phẩm sau khi thu hoạch, hoặc là nó gây cái gì đến trên cây trồng?
- Vấn đề thứ hai, Hiện nay tôi thấy trên thị trường có nhiều sản phẩm đang lưu hành hoàn toàn không phải là phân bón, hoàn toàn là thuốc bảo vệ thực vật nhưng trên bao bì có ghi những thông tin là khi sử dụng giảm được chi phí phân bón từ 20 - 30% hoặc là tăng năng suất từ 20 - 30% như vậy KS Tân và TS Nghĩa có ý kiến như thế nào?
- Câu thứ ba, cho tôi hỏi hiện nay các đơn vị, các cá nhân lạm dụng các thương hiệu có uy tín cho ra thị trường những sản phẩm phân bón kém chất lượng như vậy là làm ảnh hưởng đến cây trồng, gây ảnh hưởng đến bà con nông dân như vậy là các cơ quan chức năng, các Chi cục Bảo vệ Thực vật có cảnh báo gì đến những ý kiến này? Xin hết!

12:58 TS Nguyễn Đăng Nghĩa. Dạ cám ơn anh Bảo!
Anh cũng đã có 3 vấn đề rất là bức xúc, cũng rất là nóng bỏng và cũng là rất cần thiết cho bà con nông dân. Thì chúng tôi sẽ cùng nhau giải đáp.

1. Thứ nhất, anh nói về phân vô cơ thì đúng như vậy. Cái thành tịu của thế giới sau khi có cách mạng về hoá học hoá thì nó nâng được năng suất ở lĩnh vực nông nghiệp rất cao. Chính vì vậy nó bảo đảm được an ninh lương thực cho thế giới nhưng mà sau thời gian đó thì thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng thì chúng ta thấy được cái hiểm hoạ, cái nguy hại của việc chúng ta lạm dụng phân hoá học. Đặc biệt là các tỉnh phía Nam một thành tịu về năng suất, thành tịu về sản lượng nhưng cũng kéo theo chúng ta sử dụng lượng phân hoá học quá nhiều và nó làm cho đất chúng ta bắt đầu suy thoái.
Suy thoái ở đây không phải nó chỉ có nghèo dinh dưỡng không mà cái sợ nhất là mất cân đối dinh dưỡng. Cái cần cho cây thì thiếu mà cái không cần cho cây thì thừa. Đấy chúng tôi gọi là cái suy thoái, suy thoái sợ nhất là mất cân đối.

+ Sau đó cái nguy hại nữa nó sẽ trực di xuống dưới nước ngầm và bà con nếu chúng ta không có nước sạch, chúng ta sử dụng nước ngầm thì nó sẽ kéo theo có thể có những nguy hại, có những nguyên tố ví dụ như nitrat và những kim loại nặng. Đấy là những nguyên nhân có thể gây ngộ độc mãn tính và dẫn đến ung thư.

+ Thế ngoài ra nữa chúng ta sử dụng quá nhiều phân hoá học đương nhiên nó ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Và chúng ta cũng thấy có liên quan. Không phải an toàn thực phẩm chỉ riêng là tồn dư thuốc bảo vệ thực vật mà có cả những cái gốc hoá học quá cao.
Vì thế giới đã nói rồi, các nhà khoa học đã nói rồi không có chất nào độc, không có chất nào bổ chỉ có liều lượng độc, liều lượng bổ. Cái nguyên tố đó quy định như vậy nhưng vượt quá ngưỡng thì lại trở thành độc và như vậy cơ thể chúng ta ăn vào thì nó không an toàn.

Đó là cái mà chúng tôi luôn luôn khuyến cáo là bây giờ đã đến lúc chúng ta phải bắt đầu thay thế dần phân hoá học bằng cách phối hợp với phân hữu cơ, bằng cách phối hợp với các chế phẩm sinh học để nó giảm cái lượng phân hoá học đi. Thì đấy là mong muốn chung của Việt Nam cũng như của thế giới.

2. Thế còn câu thứ hai, sản phẩm hiện nay có thuốc bảo vệ thực vật thì cũng như bên phân bón thì người ta cũng sử dụng cái câu là nếu sài phân bón này sẽ hạn chế được sâu bệnh hại để mục đích của các nhà sản xuất cũng có mục tiêu là muốn hấp dẫn nông dân nhưng mà nó cũng có cơ sở nhất định, chứ không phải là sản phẩm nào cũng có được hiệu quả đó.
Ví dụ như chúng ta mà bảo vệ thực vật tốt cây nó khoẻ thì đương nhiên cái hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, hấp thu từ đất tốt hơn dĩ nhiên cũng giảm được chi phí phân bón; ngược lại nếu như phân bón chúng ta bón tốt, chúng ta lại bón cả những loại nó có thể làm tăng thêm cái tính kháng, tăng thêm một số yếu tố mà nó có thể khắc phục để hạn chế tấn công sâu bệnh thì cũng có cơ sở của nó. Thì cái phần này có lẽ tí nữa anh Tân sẽ bổ sung vì cái này nó liên quan cả thuốc bảo vệ thực vật.

3. Thế còn về phân bón kém chất lượng thì cái này nó xảy ra mấy năm gần đây rất căng thẳng rồi, và kể cả chúng tôi lên truyền hình, kể cả chúng tôi khuyến cáo, kể cả chúng tôi kiến nghị và Bộ Nông nghiệp cụ thể là Cục trồng trọt cũng đã bắt đầu có những giải pháp và hiện nay đang trình, đã có được luật, pháp luật về phân bón và đang rất siết chặt. Phải nói là bây giờ các thanh tra của Sở, rồi của Chi cục các thứ đang phạt rất nặng, vấn đề là đang siết rất chặt cái đấy để giúp bà con chứ không phải cơ quan quản lý trách nhiệm họ thờ ơ đâu. Họ cũng làm rất nhiều nhưng cái của chúng ta phải nói quản lý của nó vẫn còn rất là phức tạp thế thì chúng ta cũng siết chặt.
Nhưng mà một phần nữa bà con nông dân cũng nên chú ý là chúng ta hãy chọn mua ở những công ty, những hãng mà họ đã có uy tín, họ đã có trách nhiệm. Ví dụ chúng ta thấy CT phân bón Bình Điền là một trong những doanh nghiệp mà họ luôn luôn đi sát với bà con nông dân và rất chịu trách nhiệm về chất lượng.
Thì ta biết lựa chọn đừng mua trôi nổi, đừng mua ở những dạng mà phân giá bao nhiêu họ cũng bán, hoặc giá rẻ mà ta chưa biết gì mà chúng ta chỉ nhìn đọc trên bao bì thấy hấp dẫn thôi chúng ta mua thì đương nhiên có những cái mà cùng một cái hàm lượng họ đăng ký mà giá rẻ hơn thì chúng ta phải xem. Bởi vì cùng nhập khẩu, cùng giá thành như thế mà các doanh nghiệp công suất lớn như thế mà giá nó còn không giảm được mà kia giảm được thì chúng ta cũng xem lại. Luôn luôn muốn giảm như vậy chỉ còn cách là giảm chất lượng, kém chất lượng, thậm chí chúng tôi xếp vào nó như là phân giả nữa thì những cái đấy bà con lưu ý.

17:40 KS Trần Minh Tân, Xin chào anh Bảo!
Câu hỏi của anh là có những sản phẩm không phải phân bón mà là thuốc bảo vệ thực vật, hoặc trên đó có thể là phân bón lá nhưng hàm lượng dinh dưỡng NPK, hay trung vi lượng rất là thấp nhưng mà nó quảng cáo một cách là khi phun có thể tạo năng suất 20 - 25 thậm chí 30%, và khi phun sản phẩm này thậm chí tiết kiệm được 20 - 30% lượng phân bón.
Theo tôi nghĩ cái này không có chắc chắn như vậy đâu bởi vì thực tế nó không có phải có những loại giống như kiểu thần dược cho nên bà con cứ thử đi. Nếu anh Bảo không tin mình cứ thử cho lúa, cho thanh long mình không làm nhiều đâu chỉ làm vài trăm mét vuông hoặc làm vài trụ thanh long mình sẽ biết hiệu quả. Vì hầu như người ta quảng cáo hơi quá giống như TS Nghĩa nói phân này bón không có sâu bệnh không, bao giờ có chuyện đó nếu chúng ta bón quá dư chắc chắn sâu bệnh nó sẽ xảy ra nó cũng thuộc như vậy cho nên cái này phải thử bởi vì không có chắc chắn. Chẳng có một sản phẩm nào khi phun cho cây trồng mà năng suất nó lại tăng, lại tiết kiệm được 20 - 30% nữa cho nên cái này đề nghị bà con nên cảnh giác và nên coi lại. Trước nhất mình nên thử.

Tuy nhiên trong thuốc bảo vệ thực vật có một vài sản phẩm hiện nay nó đánh giá được vấn đề này đó là vì trong đất của chúng ta đang tồn rất nhiều đạm, lân, kali, trung vi lượng nhưng không có giải phóng được thì hiện nay đưa các sản phẩm vào thì nó giải phóng cái lượng có trong đất cũ, nó tích luỹ thí dụ như com-các, bom-bra-ơ chẳng hạn đấy là những sản phẩm người ta gọi là kích kháng sản phẩm này bà con đã sử dụng nhiều và có thương hiệu hoặc một số loại trichoderma trong đó nó có phân huỷ lân, phân huỷ đạm... cũng rất hiệu quả cho nên hầu như những sản phẩm mà như anh Bảo nói không có nhiều bao nhiêu cả.

Còn một vấn đề nữa phân bón kém chất lượng thì tôi cũng hoàn toàn nhất trí chỗ TS Nghĩa nhưng mà ở đây riêng về ngành chuyên môn chúng tôi có khuyến cáo ngoài chuyện bà con chọn công ty có thương hiệu, giá thành vừa phải, thì có một cái nữa khi bà con phát hiện phân đó mình sử dụng đợt trước rất tốt nhưng đợt này không có tốt thì đề nghị giữ lại cái bao, cái mẫu lên gặp phòng nông nghiệp hoặc ở địa phương mình gặp những nhóm VietGap, các tổ trưởng phòng nông nghiệp, hoặc là thanh tra sở nông nghiệp thì người ta sẽ sử phạt, nhưng riêng tôi thì mách nhỏ anh Bảo là để tránh nguy cơ phân NPK có chuyện như TS Nghĩa nói thì nên dùng phân đơn, dùng phân đơn chắc chắn nguy cơ giả nó sẽ ít hơn.

20:05 Ths Vũ Văn Đính
Dạ vâng! Thì tôi cũng xin bổ sung thêm một yếu tố sản phẩm mà không phải là phân bón mà vẫn khuyến cáo khi sử dụng giảm được lượng bón chẳng hạn. Thì TS Nghĩa và KS Tân đã trình bày với chúng ta về nguyên nhân rồi, nhưng mà còn những sản phẩm có những hoạt chất mà nó giúp giảm được lượng phân bón. Ví dụ như hiện nay trong đạm hạt vàng của CTCP Phân bón Bình Điền có hoạt chất agrotain thì nó giúp giảm 25 - 30%. Nhưng mà bản thân hoạt chất agrotain này không phải là phân bón nó chỉ là một hoạt chất để mà khi có trong đạm hạt vàng thì sẽ giúp cho vi sinh vật phân huỷ đạm (đó là men urease) nó hạn chế men đó, làm cho đạm nó phân huỷ từ từ vì vậy cây hút từ từ nên nó tiết kiệm được từ 20 - 30% so với đạm thông thường. Có nghĩa có những hoạt chất của sản phẩm đầu trâu và nó không phải là phân bón nhưng vẫn giúp được giảm lượng phân bón thì bà con nông dân nên lưu ý là như vậy.

21:12 MC Lê Hưng Thưa bà con và các bạn bà con nông dân!
Chúng ta sử dụng dụng phân bón một cách hợp lý là phải thực hiện theo phương pháp 5 đúng và một cân đối nhằm giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển ổn định, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Trước khi tiếp tục giao lưu với bạn xem đài đã điện đến đặt câu hỏi. Mời bà con và các bạn theo dõi một phóng sự:
Dẫn chương trình Bón phân hợp lý trên cây trồng dài ngày Lê Hưng
Dẫn chương trình Bón phân hợp lý trên cây trồng dài ngày Lê Hưng

Lợi ích bón phân hợp lý trên cây trồng

Theo các nhà chuyên môn bón phân hợp lý trên cây trồng nói chung, cây dài ngày nói riêng nhằm góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Một chế độ bón phân hợp lý có thể với lượng phân không nhiều nhưng đảm bảo cho cây trồng phát triển. Bón phân hợp lý đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất, qua các vụ trồng trọt đất không bị kiệt quệ, tiêu hao chất dinh dưỡng mà trái lại độ phì nhiêu của đất được thực hiện trên cơ sở sau mỗi vụ các loại cây trồng để lại cho đất một lượng chất hữu cơ đáng kể, mặc khác chế độ bón phân hợp lý còn làm giàu và tăng cường khả năng hoạt động của tập đoàn vi sinh vật có ích trong đất. Cúng với sự hoạt động sôi động của tập đoạn vi sinh vật các chất dinh dưỡng của cây được giải phóng chuyển sang dạng dễ tiêu, dễ sử dụng đối với cây trồng.

22:34 Nhà nông Nguyễn Văn Trao, Bắc Bình, Bình Thuận
Theo tôi thì cái vấn đề bón phân không cân đối nó sẽ gây cho mình một cái tác hại không lường được. Bởi vì nông dân có sản phẩm, sản phẩm nó mới đáp ứng được cái kinh tế đời sống cho nên bón phân đối với tất cả các loại cây trồng nhất là cây dài ngày. Thì thứ nhất là anh phải bón cho nó đúng liều lượng, đúng loại phân khi nó cần.
Chẳng hạn như là cây thanh long bây giờ mình không có thể bón một lần cho nhiều mà nó đạt. Có thể anh chia nhiều lần, ngoài ra cái phân hữu cơ thì phải có lót. Ngoài phân hữu cơ rồi, khi một lần trái bắt đầu lớn, khi trái lớn tới khi trái thu hoạch anh bón tối thiểu phải 3 lần phân. Cái hàm lượng bón phân nó rất là vừa ít, thứ nhất là nó hạn chế được chi phí, thứ hai nữa nó làm cho cái cây, cái trái tiếp thu liên tục dinh dưỡng lúc nào cũng có trong cây thanh long. Đó là về thuận.
Còn cái nghịch cùa nó là nếu anh bón 1 lần thì hậu quả xảy đến với anh, nó đưa đến cho anh một cái là cái thứ nhất nó làm cho cái cây nó bị dễ bị thoái hoá cây đi có nghĩa là dư lượng đạm nó sẽ nảy sinh ra cái bệnh. Mà cái bệnh này phải nói thẳng người nông dân rất là khổ cực bởi vì cái cây trồng dù từ cây lúa tới cây dài ngày anh phải tuân thủ vấn đề tức là áp dụng phân thuốc cho nó đúng để làm chi? Để cho có thành quả lao động, cho kết quả thu nhập của anh nó tương đối.
Nhà nông Nguyễn Văn trao chia sẻ kinh nghiệm cách bón phân cho thanh long của mình
Nhà nông Nguyễn Văn trao chia sẻ kinh nghiệm cách bón phân cho thanh long của mình
24:15
Bón phân hợp lý không những cung thêm các chất dinh dưỡng cho cây mà còn làm tốt thêm các đặc tính vật lý, sinh học của đất. Bón phân hữu cơ ngoài việc cung cấp nguyên liệu chuyển hoá cho tập đoàn vi sinh vật còn bổ sung thêm vào đất nhiều loại vi sinh vật mà ở trong đất các loài này có ít vì bị các loài vi sinh vật đối kháng tiêu diệt.

Bón phân vô cơ phù hợp tạo môi trường thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạt động. Tóm lại bón phân hợp lý làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Hiệu quả của phân bón không chỉ ở việc cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây mà còn nâng cao đặc tính vật lý của đất tăng cường hoạt động của tập đoàn sinh vật trong đất. Tất cả những yếu tố này tạo điều kiện để tiết kiệm lượng phân bón sử dụng trong sản xuất.

Trong điều kiện chi phí phân bón cho cây trồng dài ngày chiến tỉ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất, thì việc tiết kiệm trong sử dụng phân bón mang lại cho nông dân khoản tiền không nhỏ. Với những ưu điểm trình bày như trên đây góp phần không nhỏ trong việc tăng năng suất cây trồng, tạo nên nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.

25:35 Nguyễn Thạnh, Hàm Thuận Bắc. Bây giờ tôi xin đặt 3 câu hỏi:
- Câu hỏi thứ nhất, bà con chúng tôi trồng thanh long trên vùng đất sét pha thì so với cây thanh long trồng trên vùng đất thịt, đất... thì chúng tôi bón nhiều loại phân hữu cơ vi sinh, cũng như hữu cơ sinh học và các loại phân khác, mà khi bón phân thì 2 vùng đất bón cùng một ngày, một loại phân, số lượng bón thì bằng hay nhiều hơn cây thanh long trên vùng đất thịt, đất...? vì sao thanh long của bà con chúng tôi trồng trên vùng đất sét pha lúc nào cũng bị hết phân trước? Vậy bón các loại phân nào để cho phù hợp và có hiệu quả trên vùng đất sét pha?
- Câu thứ hai là, phân đạm ure 46A+ hạt vàng chúng tôi nghe nói nó tốt nhưng mà về ưu điểm của phân này tức là nó ít bị bốc phân và tan phân chậm, lâu thấm phân như vậy cái tan phân chậm, lâu thấm phân nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây lúa hay không? và nếu sử dụng ure hạt vàng bón cho cây thanh long lâu dài thì có làm giảm độ PH trong đất hay không?
- Câu thứ ba là, trên thị trường vật tư nông nghiệp Bình Thuận xuất hiện nhiều sản phẩm phân hữu cơ như vậy phân bón Bình Điền có sản phẩm hữu cơ nào mới nhất và xin Ths Vũ Văn Đính có thể nói rõ hơn về tính năng cũng như cách sử dụng của phân hữu cơ đó trên cây thanh long, cũng như cây lúa. Xin cảm ơn!

27:43 TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Vâng Xin chào anh Thạnh những câu của anh cũng đi rất xâu về chuyên môn của đất và phân bón. Thì 3 vấn đề:
+ Vấn đề thứ nhất anh có so sánh khi bón phân giữa trên đất cát pha với đất tỉ lệ thịt nhiều thì thấy hiệu quả của bón trên đất cát thì nó kém hơn, nó chậm hơn thì hoàn toàn chính xác bởi vì chúng ta biết rồi. Cái thành phần người ta vẫn gọi là thành phần cơ giới hay thành phần cấp hạt của đất thì nó có 3 thành phần chính là: cát, thịt và sét. Thế thì 3 cái thành phần này nó ở cái mức tỉ lệ tối thích như thế nào đó thì nó mới tạo được:
- Thứ nhất nó hấp thu được phân bón; trao đổi được dinh dưỡng giữa đất với dung dịnh đất với cây trồng.
- Và hai nữa nó phải tạo được độ thông thoáng

+ Thế thì đất mà ở tỉ lệ cát nhiều thì khả năng hấp thu của nó rất kém, giữ nước kém, giữ phân kém tất cả cái đó. Mà chúng ta so sánh đơn giản thế này. Ví dụ 2 cái bao tử: Bao tử của bên gọi là anh cát và bao tử của anh có phần thịt nhiều thì bao tử của anh cát bao giờ cũng kém hơn, mà kém hơn muốn phát huy giữ được hoặc tận thu được thức ăn vào thì anh phải cho nó ăn nhiều lần hơn so với lại anh ăn một lần. Thế thì cái mất mát về phân bón ở trên đất cát cũng mất nhiều hơn mà cái tiềm năng, dự trữ về dinh dưỡng của đất cát cũng kẽm hơn.

- Thế thì giả sử anh bón 2 loại chế phẩm vi sinh vào đất cát, đất cát hàm lượng dinh dưỡng tích tụ ở trong nó có đâu, nó không nhiều bằng kia; còn anh đất thịt nó có nhiều lúc đó vi sinh vật hoạt động anh mới giải phóng, anh mới cung cấp được còn không có thì vi sinh vật hoạt động tất mấy thì lấy trong một bao tử trống rỗng ra thì rất khó.

- Kể cả phân hoá học cũng vậy anh bón thì thằng kia tan ra một cái, một phần nó hấp thu vào trong keo đất nó giữ đấy song lúc nào nó thuận tiện nữa nó nhả ra thì nó không bị mất đi;
còn anh ở cát anh không có hấp thu được như vậy tan dung dịch cây hấp thu được lúc nào trong vòng mấy ngày đấy thật nhanh, còn bao nhiêu hoặc là nó phản ứng bay hơi lên như những loại phân đạm, hoặc là nó trôi xuống dưới thế nên nó thất thoát rất nhiều và dự trữ không có chính vì vậy.

Cái chứng minh của anh rất đúng thế nên cái giải pháp khuyên bà con nông dân ở trên những vùng đất cát này thì chúng ta phải tăng cường bón phân hữu cơ nhiều vào để nó hỗ trợ, nó tạo thêm một cái keo gọi là keo hữu cơ sét nó hỗ trợ thêm, tăng tính hấp thu lên; Hai nữa giữ nước tốt hơn, giữ phân tốt hơn.

Ba nữa một cái đề nghị nữa là cũng là phân hoá học đó lượng 2 bên như nhau nhưng riêng đất cát lại phải chia số lần nhiều hơn so với đất thịt, mà chia ở đây không phải chúng ta chia làm nhiều lần bón. Ví dụ: chúng ta chia làm 3 lần bón thì mỗi lần bón thay vì bón bụp 1 phát luôn thì chúng ta có thể bón 1 đợt, sau 2 ba ngày sau chúng ta lại bón lần nữa thì nó giảm cái thất thoát đi chứ không phải chúng ta chia làm nhiều lần nữa có khi nó lại mất cái nhu cầu giai đoạn của dinh dưỡng đi.

30:48
Thế còn ý thứ 2 là phân đạm 46A+ thì cái giải pháp của nó ở đây là đưa chế phẩm agrotain vào mục đích để nó giảm tốc độ tan, nó không chuyển hoá được NH2 thành N bay lên trời, hoặc chuyển sang dạng nitrat để bị bốc hơi đi, nó làm thất thoát đi thế thì chế phẩm đấy nhằm mục đích là nó sẽ tan từ từ ra và như vậy đặc biệt trên đất cát thì sử dụng đạm agrotain này rất tốt, hoặc là hiện nay Bình Điền họ cũng có loại NPK đã đưa cả chế phẩm agrotain này vào rồi thì nó giúp cho tan từ từ tránh thất thoát đi thì rất thích hợp ở vùng đất cát mà sử dụng lâu dài lại ít ảnh hưởng tới môi trường.
Ảnh hưởng môi trường ở đây là kể cả nước ngầm, kể cả bay lên trời mà chúng ta đã biết rồi khi mà các nhà khoa học chứng minh là khí nito mà bay lên trời thì ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu còn cao gấp từ 250 - 300% lần so với khí CO2 nên cái agrotain có giá trị không những về hiệu quả kinh tế, nó còn giá trị hiệu quả về môi trường.

32:00 Ths Vũ Văn Đính
TS Nghĩa đã trình bày với chúng ta vai trò của 46A+ thì ở đây tôi cũng xin giải thích thêm một yếu tố, có nghĩa anh còn hỏi khi mà bón nhiều nó có làm ảnh hưởng đến độ PH của đất hay không? Thưa với anh đây là một hoạt chất hoàn toàn khi bón xuống đất nó sẽ phân huỷ sinh học một cách tự nhiên nên không ảnh hưởng gì đến môi trường của đất, phân bón cũng như là cây trồng.

Tuy nhiên cũng xin lưu ý là khi mà có hoạt chất này bón xuống đất làm cho đạm tan chậm chính vì vậy mà độ biến đổi PH của đất nó cũng ít hơn khi mà chúng ta sử dụng đạm thông thường, đạm hạt trắng. Bởi vì chúng ta biết khi đạm hạt trắng bón xuống phân nó tan ra ngay và khi nó tan như vậy nồng độ PH thay đổi một cách đột ngột hơn, còn ở đây đạm hạt vàng nó tan từ từ nên nồng độ PH của đất ổn định hơn so với chúng ta bón đạm hạt trắng.

Có một ý thứ hai đó là phân hữu cơ thì đúng là hiện nay CTCP Phân bón Bình Điền có rất nhiều sản phẩm phân bón gốc có phân hữu cơ, phân vô cơ; rồi trên cây thì có bón lá. Thì hiện nay đối với cây thanh long thì công ty cũng có sản phẩm chuyên dùng cho cây thanh long đó là đầu trâu bi-o-la-gic số 1.
- Chúng ta lưu ý đây là phân hữu cơ và hữu cơ này là hữu cơ sinh học cho nên chúng ta có thể thay thế các loại phân hữu cơ thông thường, chứ nếu ta dùng thay thế loại phân vô cơ thì cái lượng bón rất là lớn vì vậy chi phí chúng ta không chịu nổi. Nên chúng ta có thể là bón 1 năm 2 lần hoặc 1 lần vào cuối vụ thu hoạch chúng ta sử dụng để bón đó là đầu trâu bi-o-la-gic số 1 là chuyên dùng cho cây thanh long.

33:55 Khán giả Khánh, huyện Tánh Linh
- Tôi xin hỏi bón phân bón gì cho tiêu để nó đạt hiệu quả mà nó không bị bệnh. Giờ trồng cây tiêu bón phân nó cứ bị vàng lá, cháy lá, ra lá non là nó bị cháy thì bây giờ bón gì cho nó hợp lý?
- Ý thứ hai tôi cũng có làm sào dưa leo thì hiện giờ dây dưa leo nó bị ra lá sằn sằn nó vàng vàng, rồi bắt đầu cho trái thì trái nó bị sằn sằn nó vàng vàng thì hiện tượng đó là nó như thế nào? Và mình bón loại phân gì và mình dùng thuốc gì để chữa trị cho cây dưa leo?
- Ý thứ ba là tôi là người nông dân mà cho nên ở vùng sâu vùng xa có gặp nhiều sự bệnh mình xử lý không được mình muốn xin ông KS Trần Minh Tân số điện thoại riêng có được hay không? Nếu được tin xin chân thành cảm ơn để rồi mình giao lưu riêng với ổng. Xin chân thành cám ơn chương trình!

35:23 TS Nguyễn Đăng Nghĩa
Phần anh nói với tiêu thì trong tất cả vùng tiêu không chỉ Tánh Linh không các vùng tiêu người ta sợ nhất trên tiêu có 2 bệnh người ta xếp vào chết nhanh chết chậm.
- Chết nhanh thì các nhà khoa học xác định rồi do nó tổ hợp, trước đây chỉ tưởng tập trung vào phytophthora nhưng mà không nó phối hợp cả Fusarium ở dưới rễ nữa nên làm cho chết rất là nhanh.

- Ngoài ra nó còn có chết chậm thì cũng phối hợp một số bệnh dưới rễ, cả trên, cả virus; đặc biệt nếu nó bị virus thì bà con vẫn hay gọi tiêu điên nó cứ khùng khùng thế thôi, nó cứ nhỏ lá lại, lá chấm trắng, chấm chiếc lá nó không phát triển lên được, nó không ra hoa, có ra hoa cũng rất là kém các thứ mà nó không chết nó cứ lừng khừng thế nên bà con gọi tiêu điên.

Thì tất cả những phần này trong đó anh nói cháy lá, vàng lá thì đều có liên quan tới bệnh, kể cả dinh dưỡng không hợp lý. Lát nữa bệnh thì TS Tân sẽ đi sâu hơn chút nữa, còn ở đây chúng tôi chỉ muốn nói là trồng tiêu sau này bà con có xu thế chỉ muốn đạt năng suất cao thôi, nên bón phân có những người sử dụng lượng đạm rất là cao, thế nên nó bị ảnh hưởng tới sự mất cân đối.
Đạm cao thì chúng ta biết rồi nó hấp dẫn sâu bệnh rất nhiều nên chuyện đó cũng có ảnh hưởng do bón phân làm cho tần suất, mức độ bệnh nặng hơn.

Thế nên chúng tôi chỉ có khuyên hiện nay, kể cả CT Phân bón Bình Điền cũng có loại phân chuyên tiêu trong đó đã có cân đối từng giai đoạn, giai đoạn sau thu hoạch bón cái gì; rồi chuẩn bị ra hoa, kích thích ra hoa bón cái gì; rồi nuôi trái, trong suốt quá trình nuôi trái bón loại phân gì thì họ đã có cân đối cả NPK, cân đối trung lượng vi lượng và có cả những nguyên tố dinh dưỡng mà nó tăng thêm sức kháng hạn chế thì cái đấy chúng ta sẽ tập trung, chúng ta sẽ tìm hiểu mua loại phân bón chuyên dùng đó.
Thế còn về vấn đề bệnh trên dưa leo, hay một số hiện tượng trên tiêu có lẽ phải mời chuyên gia sâu hơn nữa là KS Tân.

37:36 KS Trần Minh Tân
Vâng xin chào anh Khánh trước hết anh có thể ghi số điện thoại của tôi. Anh có thể gọi vào các ngày làm việc chứ đừng gọi vào giờ cao điểm là 0984108xxx, thì anh có thể gọi vào bất cứ lúc nào nhưng đừng gọi vào giờ cao điểm. Các loại cây trồng anh có thể hỏi nếu câu nào tôi trả lời được tôi trả lời còn không phải nhờ những chuyên gia khác, bởi vì tôi cũng có nhiều mối quan hệ.

Riêng cây tiêu mùa này anh Khánh nên bằng mọi giá đừng để đọng nước trong vườn tiêu. Nghĩa là sau khi mưa nước không bao giờ có ở trong vườn tiêu.
- Còn cái chết nhanh chết chậm TS Nghĩa nói rồi. Riêng vàng lá cháy lá anh phải dùng thuốc trừ bệnh. Hiện nay Tánh Linh có rất nhiều thuốc chữa bệnh thí dụ như: nọc-seo, tra-cô-míc, Phi-tô-sịt... rất nhiều sản phẩm anh có thể phun định kỳ tức là 5 - 7 ngày 10 ngày sau khi phun mình thấy vết bệnh khô không cần phun nữa. Riêng cây tiêu nhắc lại cái thuốc trừ bệnh có nguồn gốc kháng sinh đó là va-li-đa-xin đừng có bao giờ phun lên tiêu. Phun nó rụng hết lá.

Cái ý thứ hai của anh cái dưa lá nó không có sung, nó xần xù đề nghị anh kiểm tra lật ngược lá nó lên xem thử bên dưới nó có rầy mềm không, nó có bọ trĩ, có nhện đỏ không; mà nếu lật ngược nó lên mà không có gì cả thì đề nghị anh kiểm tra bộ rễ, chắc chắn bộ rễ bị ứ nước. Đặc biệt mùa mưa này hiện tượng rĩ rẻ là không thể tránh khỏi, nếu anh không phủ bạt anh phải xới phá váng.
- Và anh có thể phun một vài sản phẩm phân bón lá anh có thể phun 2 lần, mà sau khi phun 2 lần thấy nó hồi phục anh tiếp tục chăm sóc, nếu phun 2 lần mà không thấy nó ra lá mới, ngọn nó không bắn ra thì đề nghị anh không có sử dụng nữa.
- Cái sản phẩm mà hiện nay có hiệu quả cao nhất mà bà con nông dân ở Bắc Bình, thậm chí Phan Rang cũng đang sài rất nhiều đó là hy-rô-phốt với liều lượng 50 cho đến 70cc, cộng với thuốc có tên thương mại là com-các là thuốc kích kháng với liều 1 gói cho đến 1,5 gói; tức là 2 cái đó cộng cho 1 bình 16l có thể phun ướt và phun 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày, sau khi phun mình thấy dưa leo của mình nó bắn, lá nó mới là anh thành công. Mà nếu phun 2 lần mà không thấy gì cả phải nghĩ ngay đến bộ rễ.

40:30 Khán giả Nguyễn Hữu Năm, Tuy Phong (trùng với câu hỏi Trần Văn Hiếu, Tuy Phong)
Lúa là 36 ngày chuyẩn bị bón đòng rồi mà sâu ống rồi nó xịt rải mà sao không ăn. Tuần xịt 1 lần tuần xịt 1 lần sao cũng vậy à ăn vào tim lá đài hết luôn.

41:10 KS Trần Minh Tân
Xin chào anh Năm lúa của anh hiện 36 ngày rồi bây giờ là sâu đục thân, thì hiện nay sâu đục thân anh xịt thuốc không có hiệu quả đâu mà sâu đục thân nó phải rải. Thì bây giờ đề nghị anh chuẩn bị bón phân đợt 3 anh có thể dùng các sản phẩm phân bón Bình Điền (Tí nữa anh Đính nói thêm) thì anh có thể cộng với thuốc trừ sâu.
- Hiện nay ngoài Tuy Phong có sản phẩm bao-su-đin với liều lượng là 1kg - 1,5kg trên 1 sào, cộng với phân thì nó rất hiệu quả.
- Còn anh mà phun với điều kiện anh phải phun với lượng nước thuốc tổi thiểu là phải đạt cỡ 4 bình 16l cho 1 sào, còn anh phun 1 bình 16l cho 1 sào thì không có hiệu quả gì. Bởi vì con sâu đục thân nó sống ở trong cái tim mà mình phun ở trên này lượng nước thuốc quá ít không bao giờ nó thấm được vào.
- Điều quan trọng là thuốc anh phun cho con sâu đục thân phải chọn là thuốc lưu dẫn còn thuốc tiếp xúc thì không có hiệu quả gì cả.

42:10 Ths Vũ Văn Đính
Thưa anh Năm thì để mà kết hợp mà vừa trị được thuốc và đồng thời để cây nó sinh trưởng tốt hơn, thì hiện nay CTCP Phân bón Bình Điền cũng có sản phẩm chuyên dùng cho lúa ở giai đoạn này gọi là giai đoạn chuẩn bị làm đòng.
- Đối với cây lúa 36 ngày, thì khoảng 42 đến 45 ngày chúng ta có thể bón rước đòng bằng cái sản phẩm đầu trâu TE, cộng với agrotain lúa 2. đây là sản phẩm chuyên dùng cho cây lúa đặc biệt có hoạt chất agrotain thì nó sẽ giúp làm giảm thất thoát cái lượng đạm vì vậy mà sử dụng vừa giảm được lượng bón, vừa tăng được hiệu quả kinh tế. Thì anh có thể sử dụng thêm.

43:00 Khán giả Vũ Đình Thảo, Lâm Đồng
Xin chương trình cho biết các biện pháp chăm sóc, bón phân đầy đủ dinh dương cho cà phê trong thời gian cho trái?

43:25 Ts Nguyễn Đăng Nghĩa, Vâng thưa anh là rất mừng anh ở xa nhưng anh có quan tâm tới chương trình!
Và đây với cà phê anh hỏi một câu cũng rất tập trung là giai đoạn nuôi trái thôi. Thì cà phê là một cây công nghiệp nhưng thời gian nuôi trái rất là dài thế nên là anh phải có một suy nghĩ như thế này. Mình làm sao chia cái thời gian nuôi trái ấy làm hai cái giai đoạn ngắn:
- Giai đoạn thứ nhất thì mình phải bón phân làm sao để làm tăng cái thể tích của trái, tức là làm cho trái to đều hết lên, trái lớn lên bằng cái vỏ ngoài to lên đã để cho nó có thể tích chữa chất dinh dưỡng vào;
- Giai đoạn thứ hai trong thời gian nuôi trái thì chúng sẽ sử dụng loại phân làm sao để cho nó tích luỹ chất vào thật chặt.

Giai đoạn một là tăng thể tích lên, giai đoạn hai là tăng trọng lượng lên thế thì lúc ấy ta mới được năng suất cà phê cao và đặc biệt giai đoạn đầu ngoài tăng thể tích ra thì phải có những dưỡng chất cân đối đầy đủ để làm sao tránh rụng trái. Bởi vì nếu như dinh dưỡng không bảo đảm thì nó có một giai đoạn gọi là rụng trái sinh lý. Tức là do không cân đối thì quy luật của tất cả các loài sinh vật nào đấy, thì quy luật tồn tại nó phải rụng đi để nuôi lại những trái còn lại để nó duy trì.

Thế nên chúng ta phải có chia làm 2 giai đoạn đấy và hiện nay phân bón bình điền cũng có 2 loại phân chuyên dùng cho cà phê ở giai đoạn nuôi trái này; và thậm chí còn có cả loại phân cho giai đoạn mùa khô nữa vì có những giai đoạn chúng ta nuôi trái rơi vào giai đoạn mùa khô. Thì ở Bình Điền có cả phân bón chuyên cho cà phê mùa khô mà ở dạng bột, đã tính toán được nhu cầu dinh dưỡng rất là tốt.
Thế nên là anh ra các đại lý anh tìm hiểu cái phân chuyên dùng cho cà phê của CTCP nhãn hiệu Đầu Trâu, thì sẽ được có 2 loại phân cho cà phê rất thích hợp thì anh sử dụng đấy trong bao bì, cũng như trong tờ hướng dẫn rất tỉ mỉ chuyên cho cà phê. Và riêng phân chuyên dùng cà phê này đã được khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là khu vực Đắc Lắc, Đắc Nông bà con rất tín nhiệm bởi vì trong đấy có những cân đối giữa trung lượng, vi lượng với đa lượng và lại chia làm những giai đoạn như vậy, và cái thành công nhất kể cả cái phân bón chuyên dùng cho cà phê mùa khô. Thì đó là cái mà anh nên sử dụng lấy thì nó sẽ thích ứng được yêu cầu mà anh vừa đề nghị.

45:55 Khán giả Nguyễn Văn Ba, Hàm Thuận Nam
Thanh long của nhà tôi có hiện tượng rầy mật và tôi muốn hỏi đó là do nó dư lượng đạm hay lượng gì và cách phòng, cách bón phân như thế nào để hạn chế rầy mật đó trên cây thanh long?

46:30 KS Trần Minh Tân
Xin chào anh Ba hiện tượng thanh long anh nói không phải là rầy mật mà là bệnh nấm muội đen. Thường thanh long mà khi bắt đầu, kể cả giai đoạn nụ cỡ khoảng 5-7cm thì khi nắng nóng biên độ nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh lệch, thì nó có những dịch (chúng ta lấy tay kiểm tra nó rất là dính dính và chúng ta nếm có thể vị rất là ngọt), thì sau đó nấm bệnh nó vào nó tạo những vết đen, nó làm cho mẫu mã quả thanh long không đẹp, không ảnh hưởng gì đến chất lượng nhưng mẫu mã không đẹp và những vết đen khi chúng ta tước ra thì quả thanh long nó sẽ xanh.

Để khắc phục hiện tượng này thì có 2 vấn đề:
- Vấn đề hiệu quả kinh tế nhất là giai đoạn từ khi trái non anh dùng một giải pháp tốt nhất đó là tưới phun mưa thì hiệu quả nhất. Tức là anh tưới những giọt đường đó đi thì nấm muội đen không phát triển nữa.
- Còn trong điều kiện bắt buộc anh phải dùng thuốc thì hiện nay có rất nhiều sản phẩm mà anh có thể phun. Thí dụ như tra-cô-míc dạng thuốc bột anh phun nó sẽ phủ cái trái và khi nó phủ trái thì giọt đường nó không thể ra được và cái nấm nó không thể xâm nhập thì trái nó sẽ đẹp.

Tôi khuyến cáo anh nên dùng hệ thống tưới phun mưa là tốt nhất, còn nếu không tưới được phun mưa thì giai đoạn bắt đầu từ khi trái thì cứ định kỳ 5 - 7 ngày, đặc biệt là cái mùa khô mình phải tưới cố gắng bóp cái vòi tưới cho nó mạnh để mình rửa sạch cái vết đó thì nó hiệu quả. Nhưng mà hiện nay mình đang làm thanh long VietGap anh sử dụng thuốc BVTV phải luôn luôn nhớ thời gian cách ly.

48:12 Khán giả Quang Lâu, Đức Linh
Bây giờ tôi hỏi về việc bón phân cho cây cao su đang cạo mủ mà từ nồng độ từ 50 độ nha tự nhiên sao nó tụt xuống còn 37 độ là vì sao vậy?

48:44 TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Dạ thưa anh là!
Như ban đầu chúng tôi có trình bày cây cao su là cây mà sản lượng kinh tế chính là phải lấy mủ. Thì lấy mủ ở đây muốn đánh giá nó hiệu quả kinh tế thì lúc đấy người ta phụ thuộc vào năng suất mủ và chất lượng mủ.
Nếu chúng ta chỉ chú ý năng suất mủ, chúng ta bón phân làm sao chỉ được năng suất mủ thôi thì có khi năng suất mủ cao nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao bằng nhà ông bên cạnh, năng suất mủ ông thấp hơn nhưng chất lượng mủ ông cao giá mua sẽ được cao hơn.

Thế đây có liên quan tới khi mà ta bón phân như lúc đầu chúng tôi nói đấy thì thường là bón cho cao su người ta tập trung vào 2 cái giai đoạn:
- Giai đoạn đầu, sau khi thay lá xong thì bắt đầu người ta bón thêm những loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh và lượng phân chuyên dùng mà trong đó nó có hàm lượng đạm nó cao lên một chút, rồi phải có cả magie, có cả canxi, có những vi lượng nhưng ưu tiên magie; làm sao cho bộ lá phát triển nhanh, nó xanh, nó dày và lại phải xanh sáng thì như vậy nó sẽ tích luỹ dinh dưỡng quang hợp tốt hơn.
- Sau đó giai đoạn sau là giai đoạn mà vận chuyển mủ xuống để khai thác mủ thì nó đòi hỏi hàm lượng kali cao để nó quá trình vận chuyển xuống.

Nhưng đấy là hai nguyên tố đa lượng cơ bản nhưng ngoài ra nó vẫn cần những nguyên tố vi lượng và khi đã có nguyên tố vi lượng đầy đủ thì quá trình tạo chất lượng mà anh nói độ mủ của nó mà từ 50 tụt xuống, bởi vì lúc đấy mình chỉ chú ý cái đạm với kali thôi, mình quyên mất vai trò của trung lượng, vi lượng đâm ra nó ảnh hưởng tới chất lượng mủ cao su rất nhiều.

Thế nên ở đây anh nên sử dụng phân chuyên dùng và đây chúng tôi cũng giới thiệu luôn là Bình Điền có một loại phân chuyên dùng là 16-6-8 +TE đã được bà con ở khu vực miền Đông rất ưa chuộng bởi vì năng suất và chất lượng mủ luôn và đặc biệt sau khi kiểm nghiệm chất lượng mủ đạt yêu cầu nên là họ đã sử dụng phân chuyên dùng này rất hiệu quả thì anh cũng có thể tham khảo để anh sử dụng.

50:46 MC Lê Hưng
Thưa Ths Vũ Văn Đính bà con chúng ta khi sử dụng các sản phẩm của CTCP Phân bón Bình Điền trên cây trồng dài ngày thì cần lưu ý cái gì nhằm phát huy được hết cái tính năng cũng như mang lại hiệu quả cho cây trồng?

51:00 Ths Vũ Văn Đính, Dạ vâng! Kính thưa anh Lê Hưng cùng với bạn xem đài!
Từ trước tới nay CTCP Phân bón Bình Điền luôn tổ chức những buổi hướng dẫn, buổi hội thảo, phát hành những tờ rơi thì mục đích chính là để làm sao hướng dẫn bà con nông dân sử dụng những loại phân của công ty làm sao cho nó đúng. Bởi như tiến sĩ nói "loại phân không có loại gì là nó tốt và không có loại gì là nó xấu cả mà chỉ có ngưỡng nào là ngưỡng tốt, ngưỡng nào là ngưỡng sấu thôi".

Thế thì để sử dụng phân của CT Bình Điền hiệu quả thứ nhất chúng ta nên bón đúng lượng, và cái thứ hai đúng cái thời kỳ mà công ty khuyến cáo.

Hiện nay do nhiều nguyên nhân mà những bộ phân chuyên dùng của công ty trước kia như là đối với lúa chẳng hạn công ty có bộ 3 sản phẩm riêng biệt nhưng đến nay chúng tôi giảm lại còn 2; Hoặc là đối với cây hồ tiêu trước kia công ty có bộ 3 sản phẩm thứ nhất CT1 sau thu hoạch, thứ 2 CT2 trước ra hoa, thứ 3 CT3 nuôi trái nhưng mà đến nay công ty cũng giảm bộ đó lại thu gọn hơn.

Thế thì đa số phân chuyện dùng hiện nay cho công ty đều hướng dẫn cho giai đoạn kinh doanh. Ví dụ TS Nghĩa giới thiệu đầu trâu hồ tiêu kinh doanh thì đó là chuyên để bón vào giai đoạn mùa mưa ở cây cao su cạo mủ; Đối với cây điều chẳng hạn công ty cũng có bộ sản phẩm đó nhưng mà bón vào mùa mưa cũng là giai đoạn kinh doanh; Phân NPK 16-16-16 cũng vậy đa số bón nuôi trái hoặc là các cây trồng khác.

Thì khi mà quy vị bón như vậy thì ngoài đúng lượng ra, còn đúng thời kỳ của cây như vậy chứ không phải là khi mà chúng tôi khuyến cáo cái phân. Ví dụ đầu trâu hồ tiêu chẳng hạn mà quý vị lại đem bón giai đoạn cây kiến thiết cơ bản thì lại không phù hợp; bởi vì đây là loại phân mà nó có tỉ lệ đạm và kali cao, lân nó thấp cho nên chúng ta phải bón đúng giai đoạn như vậy chứ không phải cứ phân đầu trâu, cứ phân là tốt cho nên ta bón lúc nào cũng được là không được mà phải bón đúng giai đoạn, đúng lượng. Xin lưu ý bà con như vậy!

53:12 Khán giả Trịnh Thị Lơ, Bình Dương
Cây cao su đang ở giai đoạn kinh doanh mình làm sao mà nhận biết được tình trạng các chất dinh dưỡng trong đất, cũng như trong lá để mà mình xác định được lượng phân bón cần thiết trong thời gian bón cho đúng đó?

53:45 TS Nguyễn Đăng Nghĩa
Dạ câu hỏi của chị là chị muốn là với cây cao su để năng suất cao hoặc là phán đoán xem thế nào là thiếu ở trên lá, trên đất.
+ Thì ở trên đất chúng ta buộc phải lấy mẫu đất gửi phân tích. Bởi vì cũng giống như con người của chúng ta muốn biết được bệnh hay muốn biết chúng ta có nguy cơ bệnh gì đấy thì chỉ có đi phân tích máu, chiếu chụp, scan các thứ thì bác sĩ mới căn cứ đấy mới làm được.
Nếu trong đất để làm ăn lâu dài và làm ăn một cách bài bản thì chúng tôi khuyên chị nên lấy mấu đất, rồi gửi phân tích, rồi gửi các chuyên gia, có thể chị thấy số điện thoại tôi chị sẵn sàng chị gọi và sau khi có bảng phân tích đấy rồi chúng tôi dựa trên đấy sẽ giúp chị cái phần tư vấn đó.

+ Thế còn trên lá thì bà con cứ quan sát như thế này. Muốn có bộ lá cao su tốt mà bảo đảm thì chúng ta:
- Thứ nhất nó phải sum suê, nhiều lá nhiều cành, nó đừng có phát triển cành kém, phát triển lá cũng kém;
- Hai nữa là diện tích lá bản thân nó tuy là diện tích lý thuyết nó có rồi nhưng mà cái lá chúng ta quan sát nó cũng phải dài, nó phải rộng so với cái lý thuyết của nó; và xem rồi về kích thước rồi thì phải xem độ dày, phải thấy nó dày chứ nó to kích cỡ ra ngang dọc như thế rồi nhưng mà nó lại mỏng thì cũng không được; thế dày rồi to rồi vẫn chưa được lại phải xem cái màu của nó, nó là màu xanh sáng, hay là xanh tối, hay là bị vàng. Thế thì chúng ta biết rõ ràng xanh quá tối thì là thừa đạm thiếu kali, mà lại vàng thì rõ ràng là thiếu đạm, thế mỏng là do thiếu cả những dưỡng chất khác.

Thế thì tất cả những cái đấy mà bộ lá của cao su nó sẽ quyết định đến vấn đề năng suất mủ, thế còn khi mà có kali có hỗ trợ về quá trình tốc độ vận chuyển nữa, và tất cả nguyên tố trung lượng vi lượng nữa quyết định đến độ mũ tức là chất lượng mủ. Chị như vậy chị xem xét như thế.

Còn đất thì chúng tôi đã khuyên rồi, để mà khắc phục được hiện tượng đấy thì chị có thể sử dụng phân bón chuyên dùng. Nếu như chị ở Bình Dương thì phân chuyên dùng của đầu trâu 16-6-18 +TE chuyên dùng cho cao su thì cái đấy đáp ứng được cái phần nhu cầu dinh dưỡng chúng tôi vừa phân tích đấy.

Thế thì nhân đây chúng tôi cũng có nói là, lúc nãy KS Tân cũng có lời khuyên là nếu sợ phân NPK giả thì sử dụng phân đơn thì cũng lại thưa anh Tân vừa rồi một số phát hiện, thì hiện nay do đường tiểu ngạch nhập từ Trung Quốc về thì đã phát hiện là phân kali đỏ toàn là rơi vào trường hợp có cả muối ăn nhuộn đỏ, có cả bột gạch thế rồi ét-ạ cũng có muối ăn tất cả những cái đó; chỉ có trừ trường hợp ví dụ như ure thì dạng hạt khó làm giả còn dạng bột thì đã bị giả rất nhiều; mà giả ngay từ bên kia biên giới, giả ngay cả không phải với nông dân, giả ngay cả với đối tác ký hợp đồng. Cụ thể là chúng tôi vừa trao đổi với ông Tổng Giám đốc Mười ở bên Năm Sao bị một cú với sản lượng rất là lớn cái đấy bà con cũng phải nên cảnh giác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages