PHÂN ĐẠM và Hiệu quả sử dụng phân phân đạm và các vấn đề liên quan - Kỳ 82 - Tài Liệu Nông Nghiệp

Chia sẻ thông tin, tài liệu, kỹ thuật, cách làm, cách sử dụng và mọi thứ liên quan đến nông nghiệp và các vấn đề của nông nghiệp

Tin mới:

Home Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

PHÂN ĐẠM và Hiệu quả sử dụng phân phân đạm và các vấn đề liên quan - Kỳ 82

Tại sao phân đạm lại dễ bị thất thoát khi bón? Cây trồng sử dụng được bao nhiêu phân đạm khi bón vào? Các phương pháp để nhằm hạn chế thất thoát phân đạm khi bón như thế nào? Phân đạm có tác dụng như thế nào sau khi cây trồng hấp thụ? Tại sao khi bón thừa đạm cây trồng lại dễ bị sâu bệnh tấn công hơn?

Video Phân đạm và hiệu quả sử dụng - Kỳ 82



00:35 MC Hồng Thắm
Thưa bà con trong sản xuất nông nghiệp thì đạm là nguồn phân bón chính giúp tăng năng suất cây trồng, vì vậy mà bà con nông dân sử dụng rất nhiều. Theo Cục Trồng trọt thì cả nước mỗi năm trung bình sử dụng khoảng hơn 2 triệu tấn đạm ure. Trong đó chỉ riêng Nam Bộ đã sử dụng hơn khoảng 1 triệu tấn.

Đạm ure được nhà nông sử dụng rất phổ biến nhưng đây cũng là loại phân bón dễ thất thoát nhất. Thông thường cây trồng chỉ sử dụng từ 30 - 40% lượng đạm cung cấp. Số còn lại cây trồng không hấp thụ hết thì nó sẽ bốc hơi, sẽ rửa trôi, hoặc là thấm vào đất. Điều này không chỉ gây lãng phí về mặt kinh tế, mà còn gây ôi nhiễm môi trường. Cho nên đây là vấn đề mà bà con mình rất là quan tâm.

Chính vì vậy chương trình Đồng hành và chia sẻ kỳ 82 hôm nay chúng tôi đã mới tới trường quay S1 của VTV Cần Thơ những nhà khoa học đã có rất nhiều nghiên cứu ở lĩnh vực phân bón để có thể trao đổi, giao lưu với bà con. Giúp bà con sử dụng phân bón một cách hiệu quả hơn...
MC Hồng Thắm dẫn chương trình
MC Hồng Thắm dẫn chương trình
02:45
Thưa bà con như chúng ta đã biết đạm thúc đẩy sự tăng trưởng của cây, tăng năng suất cây trồng. Nhưng theo nhận định của các nhà chuyên môn, thì không phải nhà nông nào cũng sử dụng hiệu quả loại phân này bởi vì nó rất dễ thất thoát. Muốn biết bà con nông dân hiểu về phân đạm như thế nào, và sử dụng chúng ra sao. Xin mời 3 vị diễn giả và quý khán giả theo dõi đoạn băng hình mà nhóm phóng viên chương trình vừa thực hiện.

03:12
- Trong sản xuất nông nghiệp đạm là thức ăn chính của cây trồng được nhà nông sử dụng nhiều nhất. Phân đạm thúc đẩy sự tăng trưởng của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá có kích thước to, quang hợp mạnh, làm tăng năng suất cây trồng.

02:26 Nhà nông Huỳnh Thanh Hồng, An Trường A, Càng Long, Trà Vinh
Cây trồng chủ yếu nó nhờ đạm, giống như con người mình cũng nhờ cái bổ, cái bồi bổ. Mình có cái bổ thì con người mình mới có sức khoẻ, cái đạm cũng vậy. Đó cây lúa thì nó phải nhờ đạm, và cây trồng nó cũng phải nhờ đạm. Có đạm nó mới đạt được năng suất.
Nhà nông Huỳnh Thanh Hồng chia sẻ kinh nghiệm làm nông
Nhà nông Huỳnh Thanh Hồng chia sẻ kinh nghiệm làm nông
03:42 Nhà Nông Võ Quốc Xuyên, Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang
Nói chung đạm ai cũng biết nó dễ bốc hơi. Ta sử dụng để hạn chế nó bốc hơi, trước hết ruộng chúng ta phải có nước, chúng ta bón thì bón vào lúc mát chứ không nên bón lúc nắng nóng. Nó sẽ hạn chế được cái sự bốc hơi.
Nhà nông Võ Quốc Xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm nông
Nhà nông Võ Quốc Xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm nông
03:55
- Khi bón thừa phân đạm, cây trồng sẽ lớn nhanh đẻ nhánh nhiều, lá phát triển quá mức, thân non mềm, dễ bị đổ ngã, cây chậm ra hoa, và khó đậu quả.
- Mặt khác thừa đạm sẽ tăng mức độ lây nhiễm sâu bệnh do lá mềm, màu sắc xanh đậm của lá thu hút nhiều loại côn trùng, và nấm bệnh xâm nhập gây hại.
- Theo ý kiến cùa các nhà khoa học. Đạm ure là loại phân dễ bị thất thoát nhất sẽ gây lãng phí rất lớn và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Sử dụng phân đạm hợp lý, không chỉ gia tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm áp lực sâu bệnh, tiết kiệm chi phí mà con hướng đến nền sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững.

04:35 MC Hồng Thắm
Thưa PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ! Thực ra chúng tôi và bà con nông dân chỉ biết chung chung về tầm quan trọng của phân đạm. Nhân đây xin PGS phân tích rõ hơn vì sao vai trò của phân đạm rất quan trọng như vậy, và bà con sử dụng nó nhiều hơn các loại phân bón khác ạ?

04:51 PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng - đại học Cần Thơ
Như cô Thắm và bà con nông dân biết đó khi mà chúng ta bón phân đạm cho cây trồng. Chẳng hạn như bón ure chẳng hạn thì cây trộng nó sẽ hấp thụ một phần ở dạng ure. Nhưng mà ure đó một phần nó chuyển thành ra một cái thức ăn rất là dễ cho cây trộng, để mà gọi là tổng hợp thành ra những chất thịt. Nghĩa là khi đạm mà vào trong cây rồi thì cái đạm này nó sẽ được tổng hợp lại để thành ra một cái chất thịt. Mà cái thịt này đó nó ra nên cái cơ thể sống cho cây trồng.

Thì chúng ta biết rằng tất cả các bộ phận của cây đều có chất thịt này, mình gọi nó là protein. Thì cái chất thịt này bà con thấy nó hiện diện khắp nơi nên chính vì vậy mà cây trồng mới cần một cái lượng lớn.

+ Thì ngoài việc cái chất đạm này vào ở trong cây để nó tổng hợp nên thành chất thịt để mà tạo nên cơ thể sống của cây.

+ Rồi thì bà con biết là những cái chất điều hoà sinh trưởng.
- Chẳng hạn như mình nghe nói học-môn (hoocmon) này đó, hay là auxin này đó, cả luôn các men để mà xúc tác các phản ứng ở trong cây; Cũng là từ cái gọi là cái đạm này nó tổng hợp thành cái protein để mà tạo ra những cái chất đó.

+ Mà đặc biệt bà con biết cái màu xanh của cây. Thì mình thấy là bây giờ mình nhìn lên trên màu xanh của cây để mình biết là cái cây đó thiếu đạm, hay đủ đạm.

- Mà bà con biết cái màu xanh của cây nó kỳ diệu lắm. Chính màu xanh này mà nó có thể sử dụng năng lượng từ ánh nắng mặt trời, rồi nó lấy nước từ bên dưới qua rễ đem lên, và khí cạc-bo-ních (cacbonic) thông qua lá đê nó tổng hợp nên một cái chất (mà cái con người của mình cơ thể con người không làm được) đó là đường bột. 
Và tới ngày hôm nay cô Thắm biết là mình sống vẫn dựa vào cái gọi là thực vật đó. Là bởi vì mình không có cái màu xanh.

Nên nhiều khi tôi nói bây giờ cái cây trồng khi mà đói đường, hay là tinh bột thì chỉ cần nó khoe cái lá ra ngoài ánh nắng như này, là nó đã tự tổng hợp lên được cái gọi là đường bột để mà nó no bụng.
Còn mình bây giờ buổi sáng mà muốn no được thì phải dô một ổ bình mỳ, hoặc củ khoai, một gói bắp thì cũng là từ sản phẩm của thực vật mà ra. Mà sản phẩm này cũng từ cái màu xanh đó để mà nó tổng hợp nên tạo ra được cái gọi là đường bột này. Thành thử ra bây giờ mình vẫn sống dựa vào thực vật.
Nên nhiều khi tôi nói vui, phải mình được như thực vật trên mặt mình cấy mấy cái màu xanh đó, để khi buổi sáng đói bụng mình đưa ra ánh nắng mặt trời như thế này là chúng ta no bụng.

Ý tôi muốn nói là cái chất màu xanh đó cũng được tổng hợp từ cái chất đạm này. Nên nếu như mà thiếu cái đạm này thì cái màu xanh này bà con nhìn cái lá lúa, hay cây trồng bà con biết là nó thiếu đạm. Nên chính vì vậy đó mà vai trò của cái màu xanh này cực kỳ quan trọng.

Nên chính vì vậy đó mà cái chất đạm nó có một vài trò rất là quyết đinh. Nó vừa tổng hợp nên chất thịt tạo ra cơ thể sống; đồng thời nó cũng tạo ra cái màu xanh này để mà tạo ra đường bột, để mà có thể tạo ra cái sản phẩm mà nông nghiệp mà chúng ta thường hay nói là để cho con người sử dụng.

Nên chính vì thế mà trong 13 dưỡng chất mà cây trồng hấp thu thì đạm là chất mà cây trồng hấp thụ nhiều nhất. Nó chiếm khoảng từ 2 - 3% tổng cái chất khô của cây mà lúc đang phát triển. 

Nên chính vì vậy mà như cô Thắm nói lúc nãy, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của mình 1 năm sử dụng hơn 1 triệu tấn đạm, mà ở cái dạng nếu mà quy ure thì chúng ta thấy cái lượng rất lớn.

Đó là lý do tại sao mà cái dưỡng chất này lại được bà con sử dụng rất là nhiều, nhưng mà như cô Thắm nói cái hiệu quả sử dụng coi vậy chứ nhiều khi chừng cỡ 30 - 40%.
Chu trình chuyển hoá đạm và sự thất thoát, bay hỏi đạm trong môi trường
Chu trình chuyển hoá đạm và sự thất thoát, bay hỏi đạm trong môi trường
Có nghĩa 1kg đạm chúng ta đưa xuống cho cây trồng ăn như thế này, cây trồng ăn được có 30 - 40 (300g - 400g) nên cái phí phạm rất là lớn. 

Nên chính vì vậy chúng tôi thấy rằng chương trình gọi là Chất đạm và hiệu quả sử dụng phân đạm rất là cần thiết. Bà con mình phải hết sức là quan tâm theo dõi để mà làm sao tăng cường hiệu quả sử dụng dưỡng chất này.
PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ giải thích cơ chế thực vật sử dụng đạm để làm gì
09:06 MC Hồng Thắm
Xin cám ơn giáo sư rất là nhiều! Vì giáo sư đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đạm chính là nó tạo ra cái màu xanh cho cây trồng. Mà nó quan trọng không những đối với cây trồng, mà quan trọng đối với con người nữa. Xin cám ơn giáo sư thật nhiều!

09:22 Thưa TS Chu Văn Hách! Giáo sư Nguyễn Bảo Vệ vừa đề cập đến tầm quan trọng của phân đạm. Phân đạm quan trọng như thế mà nó lại dễ thất thoát nữa, nhất là đạm ure. Vậy thì xin TS cho biết tại sao phân đạm lại dễ thất thoát hơn các phân khác? Và bà con nông dân mình cần phải làm gì để hạn chế sự thất thoát này ạ?

09:45 Tiễn Sĩ (TS) Chu Văn Hách Viện Lúa ĐBSCL. Cám ơn MC Hồng Thắm! Kính thưa bà con!
Chúng ta đã nghe đoạn giới thiệu đầu của MC Hồng Thắm, và một số hình ảnh chúng ta xem trên bảng, cùng với những phần trình bày, giải thích của PGS Nguyễn Bảo Vệ thì chúng ta thấy rằng phân đạm nó mất đi nhiều là do hiện tượng bốc hơi. Trong rất nhiều các nguyên nhân nhưng bốc hơi là mất đi rất là nhiều, nhiều nhất trong cái đó.

Cơ chế đạm bốc hơi làm sao?

1. Đối với ure, thường thường ta bón đạm dưới dạng ure. Khi ta bón xuống dưới nước thì một cơ chế thuỷ phân nó tạo thành một dạng đạm là NH4 (hay ta gọi là đạm amon) thì loại này để cho cây hấp thụ được (cái dạng NH4 hay đạm amon là như vậy).

+ Thế thì trong quá trình mà cây trồng không sử dụng được thì đạm amon này lập tức bị một loại men gọi là ure-ra-za (Ureases) nó phân huỷ ngay lập tức thành amôn-nia (tức là amoniac), hay gọi là NH3.
- Thì bà con thấy là đối với phân đạm ta để ngoài trời, hoặc là ta để trong nhà mà trong điều kiện nó có không khí vào cái thì nó tạo thành mùi hôi, mùi khai thì đó chính là bốc hơi amoniac, nó mất cái đó.

2. Và bên cạnh thứ hai nữa là con đường phản ni-trát (nitrat) hoá, nó cũng chuyển thành dạng oxit nito nó cũng bay lên. Thì hai con đường đấy mất rất là nhiều.

Và đặc biệt là đối với phân đạm khi ta bón xuống dưới ruộng nó còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện như là nhiệt độ, rồi PH của đất, rồi PH của nước, và mực nước ở trong ruộng.
- Nếu trong điều kiện nắng nóng, nhiệt độ cao mà ta bón xuống thì chỉ sau 1 ngày là có thể nó mất đi khoảng 50%, mất đi rất nhiều.
Các con đường gây thất thoát đạm khi được bón vào môi trường
Các con đường gây thất thoát đạm khi được bón vào môi trường
Như vậy thì bà con ta làm thế nào để lấy lại được phân đạm đó? Thì cũng có rất nhiều các giải pháp trước đây đưa ra:
+ Cái thứ nhất, là có thể ta vùi sâu. Ta vo viên ta vùi sâu trong lòng đất nhưng mà cái đó thì tốn công lắm, với ta thì không thể làm được.
+ Cái thứ hai, ta bọc lưu huỳnh, hoặc bọc nim (neem) thì nó cũng có tác dụng hạn chế.
+ Và một phương pháp hữu hiệu nhất là ta trộn với hoá chất, ta đưa vào hoá chất, cái hoá chất đó nó có tác dụng hạn chế thất thoát.

Thì Công ty Phân bón Bình Điền hiện giờ đang độc quyền một sản phẩm agrotain, cộng với ure. Ure thường, ure trắng khi mà trộn với agrotain này, thì agrotain có cơ chế chỉ cần oxy hoá một nguyên tố lưu huỳnh ở trong phân tử của nó thôi.
Vì đối với lại men Ureases thì khi mà trong một cái chuối đó có một nguyên tố lưu huỳnh thì nó bám vào để tiếp tục chuyển hoá NH4 thành cái NH3 thì đấy là một cơ chế như vậy.
Thế thì agrotain này đưa vào một cái lập tức là nó chỉ oxy hoá một nguyên tố lưu huynh đánh lừa cái men kia thì nó không có tác dụng để phân giải thành amoniac nữa. Đấy là một cơ chế đã được sử dụng .

Và cái thứ hai nữa là khi mà trộn với agrotain thì nó có tác dụng là hạn chế chuyển thành oxit nito tức là phản nitrat hoá nó cũng giảm đi. Như vậy, cơ chế mất đạm do trộn hoá chất này nó có hữu hiệu rất nhiều.
Hiện nay bà con ta đang sử dụng rất nhiều các sản phẩm có trộn agrotain, như 46A+ chẳng hạn thì đây là một sản phẩm có được agrotain bọc theo là có rất hữu hiệu. Thì cũng xin trình bày một số thông tin như vậy để bà con ta nắm được.
TS Chu Văn Hách giải thích cơ chế mất và thất thoát đạm
TS Chu Văn Hách giải thích cơ chế mất và thất thoát đạm
14:43 Thưa kỹ sư (KS) Ngô Ngọc Mỹ!
Vừa rồi TS Chu Văn Hách có nói qua về hoạt chất agrotain và sự độc quyền của Công ty ở hoạt chất này. Có nghĩa là Công ty cổ phần phân bón Bình Điền là đơn vị duy nhất ở Việt Nam được chuyển giao công nghệ từ các nhà khoa học Mỹ, và trong hoạt chất agrotain giúp cho bà con nông dân giảm thất thoát phân đạm. Nhân đây KS có thể nói rõ hơn về vấn đề này không ạ!

14:12 KS Ngô Ngọc Mỹ, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Kính thưa bà con! Cùng tất cả các bạn xem đài! Thưa chị Hồng Thắm!

Hoạt chất agrotain nó là một chất hoá học ở dạng dung dịch sánh đặc. Và người ta dùng chất này để trộn vào trong phân ure. Nó hạn chế mất đạm. Thì hoạt chất này được các nhà khoa học Hoa Kỳ nghiên cứu, và tổng hợp từ năm 1996. Và hoạt chất này được thử nghiệm tại 18 quốc gia trên thế giới, do 106 Viện Nghiên cứu, và trường Đại học thực hiện với sự tham gia của 181 nhà khoa học trên thế giới, và người ta đã thực hiện được 1340 thí nghiệm, và hiện nay hoạt chất agrotain được sử dụng phổ biến ở 60 quốc gia trên thế giới, và trong đó có Việt Nam.

Thì cũng với những nỗ lực của ngành nông nghiệp trong cả nước. Thí dụ như chương trình 3 giảm, 3 tăng; chương trình 1 phải 5 giảm. Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã đầu tư sức người, sức của trong việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ở trên thế giới để đưa vào trong sản phẩm phân bón đầu trâu của công ty, nhằm mục đích giúp cho bà con nông dân giảm lượng phân bón trong mỗi vụ canh tác, cũng là giúp cho bà con nông dân nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón.
Thì như vậy chi phí đầu tư phân bón bà con nông dân sẽ giảm, và năng suất vẫn ổn định như vậy bà con nông dân sẽ có lợi nhiều hơn.

Từ năm 2006 Công ty Cổ Phần Phân bón Bình Điền đã kết hợp với Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam để đưa hoạt chất agrotain vào trong phân ure và thử nghiệm trên diện rộng, trên nhiều đối tượng cây trồng. Thì với những kết quả vượt trội từ những thí nghiệm này, công ty đã chính thức đưa hoạt chất agrotain vào trong các sản phẩm của phân bón đầu trâu. Thì đầu tiên là sản phẩm đạm hạt vàng đầu trâu 46A+ thì loại phân này được sản xuất dưới 2 dạng: Dạng thứ nhất là hạt nhỏ và đóng bao 50kg; Dạng thứ hai là hạt to và đóng bao 35kg.
Thì cả 2 sản phẩm này khi chúng ta bón thì đều giảm 30% lượng bón so với ure thông thường, và sản phẩm này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật năm 2007.
- Thì sản phẩm thứ 2 đầu trâu TE+ agrotain 25-20-10. Sản phẩm này dùng bón cho các cây trồng vào giai đoạn sinh trưởng, cũng như giai đoạn tăng trưởng tích cực.
- Sản phẩm thứ 3 đầu trâu TE+ agrotain lúa 1 và lúa 2 v.v.. thì nó còn những sản phẩm cho cà phê, cho cao su.

Kính thưa quý vị! Đánh giá được từ những thí nghiệm tại đồng ruộng của Việt Nam, cũng như khả năng phát triển của Công ty Cổ phần Phân Bón Bình Điền thì nhà sản xuất agrotain của Hoa Kỳ chính thức chấp nhận cung cấp độc quyền sản phẩn agrotain cho Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tại 4 quốc gia là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, và Lào.
Kính thưa quý vị! Chúng tôi cũng xin phép được thông tin quý vị một số thông tin về phân bón đầu trâu và hoạt chất agrotain. Thì cuối cùng chúng tôi xin kính chúc sức khoẻ quý vị, và kính chúc mọi người đều thành đạt!
KS Ngô Ngọc Mỹ giới thiệu về sản phẩm của công ty
22:13 Khán giả Trần Văn Hiếu Nam, Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang
Phân đạm rất cần thiết cho tất cả cây trồng. Nó là chất bổ dưỡng tối ưu nhưng cũng là chất độc hại nếu sử dụng không đúng. Khi sử dụng làm sao nhà nông biết mình đã sử dụng phân đạm hợp lý?

Khán giả Nguyễn Văn Tú, Tân Ngái, Vĩnh Long
Đạm là con dao 2 lưới, do đó bón phân đạm để cây trồng phát triển tốt đạt hiệu quả cao rất khó.

22:46 PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ
Thứ nhất anh Tú nói rằng chất đạm là một chất bổ dưỡng tối ưu, thì cái đó là tui nhất trí rồi như phân tích lúc nãy đó. Nghĩa là nó tạo ra thịt để tạo ra cơ thể sống cho cây, và đồng thời nó tạo ra màu xanh để cây có thể tổng hợp được nên đường bột v.v...; rồi cả những hóc môn, các men tối ưu rồi.

Nhưng mà nói rằng nó nhiều, nó là một cái chất gì gọi là chất độc hại thì chắc là không phải nó độc hại. Nhưng mà có một cái là nếu mà mình đưa nó vô nhiều quá thì nó sẽ làm cho cây phát triển ở một mức độ quá mức.
- Thí dụ như là nó làm cho cái lóng vươn dài ra thì nó dẫn tới đổ ngã thì giảm năng suất;
- Hoặc nó làm cho cái lá như vậy là to bản ra như thế này, rồi dài ra nên nó rũ rượi, nên nó nhận ánh nắng mặt trời không được tốt nên nó không thể nào tổng hợp ra được đường bột.

Có nghĩa là nó làm cho cái cây phát triển thôi. Chẳng hạn như lúc cây đang nẩy chồi, mà anh bón đạm vô nhiều quá chồi nó phát triển ra dữ, thì nó che lợp lẫn nhau nó làm cho mấy cây đó cạnh tranh với nhau, nó lo vươn vươn lên như thế này nên nó sẽ không tạo ra được cái gọi là năng suất cao. Có nghĩa là khi nó phát triển quá sức, chứ không phải bón nhiều nó trở thành ra một chất độc giống như mình nói.

Một số chất nó không phải là độc. Ở cây lúa nó hay hơn cây trồng cạn khác. Ở cây lúa đó nếu mà như anh bón ure vô nhiều;
- Thì đối với cây trồng cạn chẳng hạn như cây khoai, cây bắp này kia có thể cái chất dinh dưỡng đạm nó lấy vô ở thể amon (như hồi nãy TS Chu Văn Hách có nói đó) thì có thể nó không có sài được nhiều quá, nó gây ra độc cho cây, hoặc là cái chất nitrat nữa;
Nhưng mà ở trên cây lúa đó thì nếu mà mình bón vô nhiều quá nó cũng chuyển qua dạng axit amin để dự trữ ở đó. Nhưng mà chính cái chỗ nó chuyển qua axit amin (mà thôi cái tên bà con cũng không cần nhớ) đó là một chất mà nấm bệnh nó rất khoái. 
Bởi vì nó chuyển qua một chất đạm dự trữ ở trong lá chứ không phải chất đó nó gây độc, nhưng mà nấm bệnh nó rất khoái cái chất đạm đó. Nên khi mà trong lá mình bón phân đạm nhiều quá lá nó dự trữ cái đó nhiều quá, mấy con nấm bệnh nó tấn công lên lá một cái là nó mập ú ra, rồi nó sinh sôi nảy nở rất nhiều, nó làm cho cái lá của cây lúa mình bị hư. Thành thử ra nó là do như vậy chứ không phải nói rằng nó gây ra độc.
Biểu hiện thừa đạm, thiếu đạm trên lá cây
Biểu hiện thiếu đạm (3 lá đầu), thừa đạm trên lá cây (2 lá cuối).
Biểu hiện lá cây thừa đạm
Biểu hiện lá cây thừa đạm
Nên chính vì vậy bà con mình bây giờ khi mà bón phân đạm thì bà con biết.
Đối với ở một số nước chẳng hạn như ở Nhật, thì người ta thấy rằng khi bón đạm vô dư thừa quá thì chính đạm này (tôi nói rằng sẽ được tổng hợp thành ra cái gọi là chất thịt tức là protein đó) nó sẽ sử dụng cái sản phẩm quang hợp tức gọi là cái chất đường bột nên dư đạm thì đường bột nó sẽ ít đi. Bởi vì nó lấy cái đó để tổng hợp nên thành ra cái chất thịt mà.
Nên ở Nhật người ta sử dụng bằng cách người ta nhúng lá cây vô trong một dung dịch iot thì người ta sẽ biết ngay là cái lá đó có thừa đạm hay là thiếu đạm. Thôi cái kỹ thuật này ở mình hông có sử dụng.
Nhưng mà cái kỹ thuật của mình đang khuyến cáo bà con sài, nhưng mà tôi thấy trong thời gian qua bà con mình hơi lơ là đó là "Bảng so màu lá". Cái đó rất là hay! Cái đó là một chỉ thị rất là tốt! Bởi vì như chúng tôi nói lúc nãy đó.

+ Cái màu xanh của lá cây, hay là ngay cả trên bẹ lúa cũng vậy thì cái màu xanh này nó được chất đạm tổng hợp nên. Cây lúa nó dùng đạm để tổng hợp nên cái màu xanh này nên nếu mà cây này:
- Cây lúa mà nhận được ít đạm thì cái màu xanh không được tổng hợp thì nó có màu vàng, cái cây lúa trở nên bị vàng vọt.
- Nếu như mà cung cấp đạm nhiều quá thì nó tổng hợp lên nhiều diệp lục tố. Cái màu xanh nhiều quá nó trở nên xanh lặc lè.

Nên trong thời gian vừa qua chúng ta đã phát triển cái bảng so màu lá lúa để mà chúng ta có thể sử dụng nó, để biết được là cây trồng chúng ta bón phân đạm nhiều hay là ít.
- Ví dụ như mình bón ít thì cái cây nó vẫn con màu xanh thì chúng ta lại tiếp tục bón thêm; mà nếu mình bón nhiều quá thì nó lại cái màu xanh nó quá đậm.
Thì đó là sử dụng cái gọi là màu sắc, màu xanh của lá để chúng ta chuẩn đoán, coi vậy là thừa hay là thiếu.

+ Còn một cái nữa đó, cái này thì bà con phải có cái gọi là kinh nghiệm mới được. Tức là mình biết là khi mà cây lúa thiếu đạm thì nó không có vươn lóng được thì nó lùn; mà khi dư đạm quá thì gióng cao lên thì ta nhìn cái chiều cao của cây để biết rằng như vậy mình bón thừa hay là thiếu.

+ Còn bà con cũng có thể nhìn cái gọi là cái kích thước của cái lá nữa.
- Nếu cái lá mà bón thiếu đạm thì lá nó hẹp lại, rồi nó ngắn, và nó mọc sựng sựng dựng đứng như thế này thôi, nhẩy chồi rất là ít.
- Còn nếu như mà thừa đạm thì cái lá nó sẽ nở bè ra tức là cái bề bảng nó rộng ra, lá nó dài như thế này nhưng mà nó mỏng nên nó trở nên rũ rượi thì mình thấy là đó là cái triệu chứng của cái gọi là thừa đạm.

Thì tới ngày hôm nay thì chúng ta có thể dựa vào:
Hoặc là cái hình thái của cái cây trồng; hoặc là chúng ta dựa vào màu sắc, màu xanh của cái lá để mà chúng ta có thể chuẩn đoán được là cái cây trồng đó mình bón phân đạm nhiều hay là ít, đủ hay là thiếu.

+ Ngoài ra bà con cũng có thể sử dụng một phương pháp mà trước đây chúng tôi cũng đã có giới thiệu. Tức là dùng cái phương pháp gọi là làm một cái ô mà chúng ta không có bón phân đạm.
- Thí dụ như trong ruộng lúa bà con như thế này, bà con làm một cái ô mỗi cạnh khoảng chừng 5 thước như thế này có 5 thước vuông, bà con đừng bón phân đạm gì hết trơn. Vậy bà con coi xem năng suất ở trong cái lô đó là được bao nhiêu.
Thí dụ như trong 5 thước vuông này bà con tính ra năng suất là được 5 tấn, thì bây giờ bà con mà muốn trồng lúa được 8 tấn thì rõ ràng là từ 5 tấn mà lên tới 8 tấn thì thêm 3 tấn này là phải nhờ phân bón.

Thì bà con biết trung bình là mỗi một tấn lúa nó cần cỡ chừng khoảng hai chục kg phân đạm. Thì như vậy bà con biết cái lượng phân mình phải bón tăng thêm bao nhiêu để có được tăng thêm 3 tấn đó. Thì bà con cũng có thể từ cái chỗ đó bà con tính ra để mà mình tính được cái lượng đạm để mà mình bón.

29:46 Khán giả Nguyễn Văn Sang, Đốc Binh Kiều, Tháp Mười, Đồng Tháp
Khi cây lúa bị ngộ độc hữu cơ, và ngộ độc phèn thì các nhà khoa học khuyên không nên bón đạm. Xin hỏi tại sao?
Phạn đạm hạt vàng 46A+ khi pha nước để tưới cho rau màu thì hoạt chất agrotain có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ người tiêu dùng hay không?

30:13 TS Chu Văn Hách, Anh Sang và bà con xem đài thân mên!
Đúng là các nhà khoa học đã khuyến cáo rất nhiều rồi. Khi mà lúa bị ngộ độc hữu cơ, hoặc ngộ độc phèn thì dứt khoát là ta không nên bón phân đạm. Mặc dù là phân đạm như nãy PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ đã giải thích nó rất cần cho cây lúa, nhưng không phải lúc nào nó cũng cần, lúc nào ta cũng phải bón cho nó.

1. Thứ nhất với đất ngộ độc hữu cơ bà con ta biết rồi. Do ảnh hưởng của rơm rạ vụ trước bị vùi xuống trong thời gian mình làm cập rập rất là ngắn, và trong điều kiện yếm khí thì nó bị phân huỷ tạo thành một số axit hữu cơ, hoặc một số chất khí độc. Những cái đó nó thường xuyên xảy ra đối với hai vụ, thời vụ nó sát nhau.

Thế thì cơ chế của nó là trong điều kiện yếm khí mà các vi sinh vật nó hoạt động phóng thích các axit hữu cơ, và các chất khí. Như vậy thì có một cái điều là nó làm cho vùng rễ bị thiếu oxy rất nhiều; mà nó thiếu oxy nó hạn chế quá trình hô hấp, và hô hấp bị ảnh hưởng nó làm rối loạn quá trình hấp thu dinh dưỡng do vậy ta càng bón đạm bao nhiêu cây càng không sử dụng được. Nó đã bị rối loạn quá trình hấp thu dinh dưỡng rồi thì ta có bón đạm vào nó chỉ mất đi thôi.

Một mặt là vi sinh vật nó sử dụng một phần đạm của mình để nó phân huỷ tiếp các xác bã thực vật; một mặt khác nó bị cái cơ chế (như lúc nãy tôi đã phân tích) nó chuyển thành amoniac, hoặc là nó bị chuyển thành cái dạng oxit nito nó bay lên, thất thoát lên.

2. Trong điều kiện bị phèn cũng vậy. Phèn thì rõ ràng do nống độ sắt, ion sắt, ion nhôm ở trong đất, trong đó nó phóng thích ra rất nhiều và nó làm cho cái rễ hút những cái đó thì nó gây bị ngộ độc.

Ngộc độc nó cũng không hấp thu được dinh dưỡng, do vậy ta bón đạm vào, càng bón bao nhiêu thì càng mất bấy nhiêu. Do vậy các nhà khoa học khuyến cáo nếu nó bị thì không nên bón đạm. Mà bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ ta tìm cái giải pháp để khắc phục cái ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ.
Biểu hiện rễ lúa bị ngộ độc hữu cơ và ngộ độc phèn
Biểu hiện rễ lúa bị ngộ độc hữu cơ và ngộ độc phèn
Thế còn ý thứ hai anh hỏi đạm hạt vàng 46A+, khi mà pha vào nước tưới cho cây thì nó có ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng hay không?
Thì các kết quả nghiên cứu của nước ngoài người ta phân tích cái này rất nhiều. Cái này nó chỉ là một dạng ức chế không cho chuyển hoá đạm amon thành amoniac, còn thực tế ra nó không có ảnh hưởng gì đối với sức khoẻ con người, cũng như là môi trường.

Những kết quả nghiên cứu thì cho thấy rằng, khi mà sử dụng những cái này thì đối với cá, tôm, hoặc là sức khoẻ con người thì nó không bị ảnh hưởng. Các kết quả người ta nghiên cứu rất nhiều rồi. Nó cũng sẽ có cơ chế nó phân huỷ nó và liều lượng ta trộn vào thì rất là ít. Trộn có 2/1000 tức là 1 tấn đạm ta trộn có 2kg thôi. Thế thì cái liều lượng nó rất là ít như vậy thì nó không bị ảnh hưởng cho nên vậy bà con yên tâm chuyện đó không vấn đề gì cả. Xin kính chúc các anh thành công!

33:35 Khán giả Phạm Minh Thành, Tân Long, Mang Thít, Vĩnh Long
Khi sử dụng các loại phân có chưa agrotain của Bình Điền trên vùng đất phèn thì độ chua có làm mất tác dụng của hoạt chất agrotain hay không?

33:54 KS Ngô Ngọc Mỹ, Kinh Thưa anh Phạm Minh Thành, bà con nông dân thân mến!
Thì cái chất hoá học N-bu-tin-ti-o-phốt-pho-lít-ti-a ( N-(n-butyl) thiophosphoric triamide (NBPT)) thì nó được thương mại hoá với cái tên gọi là agrotain. Thì agrotain là một hợp chất hữu cơ cao phân tử và nó bền trong điều kiện môi trường axit, cũng như môi trường kiềm thông thường. Và chỉ khi nào PH nó từ 1 - 2 tức rất là axit, hoặc là PH từ 8 - 10 thì tức là rất là kiềm thì cái hoạt chất này nó mới phân huỷ; Và cũng trong môi trường này thì hầu như tất cả phân bón nó đều huỷ hoại và cây trồng nó cũng không có sinh sống, nó tồn tại được.

Các thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL về hoạt chất agrotain trên vùng đất trại giống, Long Phú, Sóc Trăng là vùng đất nhiễm phèn nhẹ và nó nhiễm mặn thì:
+ Vụ hè thu 2006:
- Ở nghiệm thức bón 80 đạm cộng agrotain thì nó cho năng suất cao hơn ở, nghiệm thức bón 80 đạm thông thường là 290kg lúa trên 1ha.

+ Và sang vụ đông xuân 2006-2007:
- Nghiệm thức bón 100 đạm cộng agrotain thì nó cho năng suất cao hơn, nghiệm thức bón 100 đạm thông thường là 310kg lúa.

Ngoài ra những mô hình trình diễn trên diện rộng gần đây trên vùng đất phèn đặc trưng của ĐBSCL. + Ví dụ như tại xã Bắc Hoà, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đó là vùng phèn của Đồng Tháp Mười; Hoặc là tại xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang; Hoặc là tại xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; Cũng như là tại xã Bọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là những vùng đặc trưng đất phèn của Tứ Giác Long Xuyên thì với:
- Nghiệm thức bón 77 đạm hạt vàng đầu trâu: tức là ure cộng agrotain thì nó cho kết quả tương đương với ruộng của nông dân bón 100 đạm thông thường.

Thì như vậy bà con thấy nó đã giảm được 23kg đạm nguyên chất, tức là nó tương đương với 1 bao phân ure.

Thì kính thưa anh Thành nếu anh canh tác lúa tại xã Tân Long, Mang Thít, Vĩnh Long thì nơi này là vùng phù sa ngọt của sông Măng thì PH đất ở đây nó vào khoảng 5,5 - 6; hoặc là anh có dự kiến mở rộng canh tác tại những vùng Đồng Tháp Mười, hoặc là Tứ Giác Long Xuyên những vùng phèn thì anh cứ yên tâm sử dụng phân bón đầu trâu có hoạt chất agrotain trong đó. Thì hoạt chất agrotain nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng trên vùng đất có PH thấp.

Chúng tôi cũng xin trao đổi với anh, với bà con nông dân một số vấn đề về hoạt chất agrotain trên đất có độ PH thấp. Và cuối cùng chúng tôi cũng xin chúc anh cùng toàn thể bà con nông dân chúng ta sản xuất được những vụ lúa đạt năng suất cao chúng ta bán nó trúng giá. Xin kinh chào!

37:43 MC Hồng Thắm. Thưa bà con và quý khán giả! Qua cuộc trao đổi nãy giờ giữa các vị diễn giả của chúng ta đã nhận thấy rất rõ hiệu quả của hoạt chất agrotain trong việc chống thất thoát phân đạm. Chính nhờ tính năng vượt trội này mà các sản phẩm có áo trộn hoạt chất agrotain của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã rất được bà con tin dùng. Và vừa rồi Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cũng đã tổ chức hội nghị 3 năm tiêu thụ sản phẩm đầu trâu agrotain nhân đây cũng xin được thông tin với bà con và quý khán giả
38:14 Phóng sự hội nghị và giới thiệu về hoạt chất agrotain của công ty phân bón Bình Điền
- Các bạn có thể xem thêm ở phần video
41:06 MC Hồng Thắm Thưa KS Ngô Ngọc Mỹ vừa rồi đoạn băng hình cũng cho thấy những ưu điểm của dòng sản phẩm đầu trâu agrotain. Nhưng mà bây giờ chúng tôi muốn biết thêm về tình hình sản xuất và tiêu thụ của dòng sản phẩm này. KS có thể thông tin với chúng tôi không ạ?
41:20 KS Ngô Ngọc Mỹ. Kính thưa các bạn xem đài, kính thưa bà con nông dân!
- Giới thiệu về một số nhà máy và cơ sở sản xuất của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điện đang hoạt động và sản xuất.

42:46 Khán giả Nguyễn Văn Tuấn, Cái Bè, Tiền Giang
Trong trường hợp bị sâu bệnh tấn công giữa cây lúa thừa đạm và cây lúa thiếu đạm thì cây lúa nào dễ điều trị hơn?
Khi bón đạm cho cây trồng thì mình cần phải chú ý đến vấn đề gì để cho cây trồng hấp thu phân đạm đạt hiệu quả?
Tại sao vào mùa mưa cây trồng phát triển tốt? có phải trong nước mưa có đạm hay không?

43:15 PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ
Chắc anh Tuấn nghe anh Mỹ nói thời gian có hạn mà trên tay tôi cũng có nhiều câu hỏi, mà tôi thấy các nhà khoa học đây cũng vậy. Chắc là xin phép trả lời ngắn gọn thôi, để còn trả lời được nhiều bà con khác!

Bây giờ anh có hỏi 3 câu: 
1. Thứ nhất, Thừa thiếu cái nào dễ trị bệnh hơn? Cả hai đều khó hết!
- Bởi vì thừa thì quá cái màu mỡ. Nghĩa là dinh dưỡng đạm quá màu mỡ cho nấm bệnh tấn công; cây lá phát triển sum suê nên cũng rất là khó phun.
- Còn thiếu sẽ không hấp thu được những chất khác. Chẳng hạn như kali chẳng hạn, thiếu đạm thì hấp thụ kali không được nên nó cũng làm cho cây lúa như vậy chống lại bệnh rất là dở.

2. Câu thứ hai, anh hỏi Chú ý vấn đề gì khi mà bón phân đạm để đạt hiệu quả?
+ Thứ nhất người ta nói là phải nhìn cây trước. Cây mà thấy nó có nhu cầu phân đạm thì chúng ta bón vào nó ăn hiệu quả nhất; mà anh để nó quá đói, giống như mình đói quá thì anh bón vô cái hiệu quả nó cũng rất là kém. Thành thử ra anh nhớ cái đó. Thừa thì chuyện đó là phí phạm rồi, cái đó rất là rõ.

+ Còn nếu mà anh xem đất, mà đất như vậy không giữ được phân thì anh phải chia phân ra làm nhiều lần bón.

+ Rồi anh nhìn trời, nếu như mà anh thấy có thể mưa làm cho nước rửa trôi phân đi này kia thì anh phải củng cố bờ bao, bờ vùng, bờ thửa vậy thì anh mới gia tăng hiệu quả sử dụng phân đạm.

3. Còn câu thứ ba, Tại sao vào mùa mưa cây trồng phát triển tốt, có phải do nước mưa có đạm hay không? 
Trong nước mưa có đạm nhưng không đáng kể, không nhiều bao nhiêu. Còn trong mùa mưa cây trồng phát triển tốt không phải đâu. Mùa nắng nó tốt hơn nhiều. Có lẽ anh nên xem lại cái ý đó chút.

44:56 Khán giả Huỳnh Thanh Lể, Sóc Trăng
Phân đạm nông dân thường lạm dụng khi bón. Lượng phân đạm thất thoát vào đất, vào không khí có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như thế nào?
Đạm hạt vàng sử dụng tiết kiệm, và hiệu quả. Sử dụng nhiều năm thì chất agrotain có bị vón chặt trong đất hay không?

45:21 TS Chu Văn Hách, Vâng anh Lễ thân mến!
+ Cái ý đầu của anh hỏi là khi mà bón vào thì thất thoát đạm. Cái thất thoát đạm thì vào trong không khí nó có ảnh hưởng tơi sức khoẻ con người hay không? 
Trước hết là như lúc nãy tôi phân tích nó chuyển hoá thành cái dạng amonic, và thứ hai nữa oxit nito. Đây là một trong những chất khí nó gây hiệu ứng nhà kính. Trước hết nó gây hiệu ứng nhà kính thì nó tạo ra, thay đổi biến đổi khí hậu. Nó góp phần thay đổi khí hậu.

Thế còn ảnh hướng đến sức khoẻ con người thì cái này cũng chưa thấy một cái nào công bố về cái này, nhưng trước hết là nó góp phần làm biến đổi khí hậu toàn cầu của ta.

+ Còn ý thế hai anh nói đạm hạt vàng có agrotain sử dụng lâu nó có ảnh hưởng, nó có vón chặt vào trong đất hay không? 
Thì cái này nãy tôi đã phân tích, và chỗ KS Mỹ cũng đã phân tích rồi. Cái này người ta trộn vào một tỉ lệ rất là thấp có 2/1000 thôi. Khi mà đưa xuống nó cũng có một cơ chế phân giải cái này. Do vậy bà con yên tâm không sợ nó vón chặt trong đất. Do vậy anh cứ yên tâm sử dụng không vấn đề gì cả. Xin chào anh!

46:59 Khán giả Lý Minh Trí, Thạnh Trị, Sóc Trăng
Cây lúa trong thời điểm từ sạ đến lúc trổ chín nên bón đạm trong giai đoạn nào là quan trọng nhất? Bón bao nhiêu lần? Mỗi lần bao nhiêu kg?
Đất không chủ động được nước sử dụng phân đạm như thế nào để giảm thất thoát?

47:21 PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Tôi trả lời nhanh cho anh Trí

+ Bây giờ như vậy thì anh nên bón phân đạm làm 3 lần:
- Lần thứ nhất ở thời điểm cây lúa khoảng từ 8 - 10 ngày. Thì ở lần này anh bón vào khoảng cỡ chừng 20 - 30% đạm.
- Lần thứ hai là từ 18 - 22 ngày, tuỳ theo chu trì sinh trưởng cùa cây lúa. Thì ở giai đoạn này anh bón khoảng cơ 40% đạm.
- Lần thứ ba giai đoạn đón đòng tức là khi tim đèn lên chừng cỡ 1 ly như thế này; tức là khoảng cơ chừng 35 - 40 ngày gì đó nghĩa là tuỳ cái chu kỳ sinh trưởng như tôi nói. Thì anh bón hết cái lượng đạm còn lại.
Nhiều khi người ta lại còn dậm thêm khoảng cỡ chừng 10% cái lượng đạm đó ở thời điểm lúa trổ.

+ Còn anh nói bón cái lượng bao nhiêu?
Thì thông thưởng khoảng cỡ 80 - 100kg đạm ở khoảng như vậy. Thực ra thì khó nói chính xác được.

+ Còn nếu mà đất không chủ động được nước 
Thì bắt bước ta phải chia đạm ra làm nhiều lần bón rồi. Nghĩa là anh chia nhỏ ra. Bởi vì chia ra làm nhiều lần bón nó sẽ tốn công nhưng nó được cái chỗ nó sẽ giảm được cái việc làm mất đạm. Đấy là anh Trí tham khảo.

48:50 Khán giả Nguyễn Văn Rô, Cái Bè, Tiền Giang
Đạm 46A+ khi dùng giảm thất thoát. Xin hỏi có giúp lúa giảm áp lực sâu bệnh hay không? Thời gian cách ly là bao lâu?
Tôi xem mô hình trình diễn phân lân của công ty bón cho lúa. Hiện nay phân này có bán trên thị trường hay không? Xin cho bà con nông dân biết.

49:18 KS Ngô Ngọc Mỹ, Kính thưa anh Rô và tất cả bà con nông dân thân mến!
Như thầy Vệ đã trình bày khi chúng ta bón lượng đạm mà nó thừa thì nó sẽ chuyển thành cái dạng axit amin nó giự trữ ở trong cây, và cái dạng này vi khuẩn, và nấm bệnh nó rất là thích và nó sẽ tấn công. 

Và ngoài ra nó thừa đạm lá nó rủ xuống, rồi nó đẻ những nhánh nhỏ nó tạo một cái gọi là tiểu khí hậu. Và cái tiểu khí hậu này nó lại thích hợp cho vi khuẩn, với nấm nó tấn công.

Thì khi chúng ta sử dụng hạt đạm vàng đầu trâu. tức là cái ure nó được áo hoạt chất agrotain thì từ cái đạm amin NH2, nó chuyển thành NH4 một cách từ từ và nó chuyển tới đâu cây lúa sử dụng tới đó thành ra nó ít có tích luỹ cái axit amin (cũng như thầy Vệ nói) thành ra cây lúa nó ít bị nhiễm bệnh hơn.

Và khi cái ure hết rồi cái hoạt chất agrotain nó cũng hết. Thành ra cái thời gian cách ly ure bình thường bao lâu thì thời gian cách ly phân bón đạm hạt vàng đầu trâu nó cũng như vậy hoặc là có thể nó kéo dài hơn một vài ngày.

Và ý thứ hai anh có hỏi anh đang theo dõi cái phân lân đầu trâu 46P+ trên một số mô hình trình diễn trong vụ hè thu này. Thì anh có hỏi cái phân này có bán trên thị trường không?
Thì kính thưa quý vị nó cũng giống hoạt chất agrotain, thì bên Hoa Kỳ có một hoạt chất gọi là avail. Hoạt chất này trộn vô trong phân DAP.

Bởi vì khi lân chúng ta bón xuống dưới đất thì 100kg cây trồng nó chỉ sử dụng được từ 20 - 30kg. Còn cái phần còn lại nó sẽ bị đất cố định.

Hoa Kỳ các nhà khoa học đã chế được, tổng hợp được hoạt chất avail và nó áo cái DAP, áo cái lân lại. Và khi chúng ta bón vào đất đặc biệt là sắt, nhôm nó lại gần với lân này là bị đẩy đi chỗ khác; hoặc là trong đất ta có nhiều magie, canxi thì nó lại gần cái P, nó bị cái vỏ của avail đẩy đi chỗ khác. Thành ra cái chất avail sẽ được rễ lúa hút do đó nó giúp nâng cao hiệu suất sử dụng phân lân.

Thì hiện tại công ty cũng đã thử nghiệm trong vụ đông xuân 2010 - 2011, và bây giờ công ty cũng đang thử nghiệm trên diện rộng trong vụ hè thu 2012. Và sau khi có kết quả tốt công ty sẽ cung cấp ra thị trường trong vụ đông xuân tới tức là 2012 - 2013. Chúng tôi xin phép được trình bày với anh Rô, cũng như bà con xem đài. Xin cám ơn!

-----___-----
Nguồn nội dung được https://tai-lieu-nong-nghiep.blogspot.com chuyển thể (STT) từ video của chương trình VTV Cần Thơ kỳ 82 Phân đạm và hiệu quả sử dụng. Một số hình ảnh có sử dụng trong video hoặc Google để tìm kiếm và bổ sung thêm vào bài viết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages