Việt Nam còn có ít nhất 30 loại cây cỏ khác có thể dùng thay thế cho kháng sinh. Có 5 loại thảo dược cơ bản mà người nuôi trồng nên dùng thường xuyên để phòng trị bệnh cho thủy sản, bao gồm: tỏi, xoan, sài đất, nghề răm và mào hoa đỏ.
Xem Video: Vai trò của thảo dược giúp phòng và trị bệnh cho thuỷ sản
Giữa thông tin về nguồn thủy sản không an toàn, thì vẫn có những người nông dân biết tận dụng nguồn thảo dược có sẵn ở các vùng quê, thay vì sử dụng kháng sinh và sử dụng hóa chất. Những loại thảo dược này được cho là nguồn gốc tự nhiên cho thủy sản và an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng.
Hãy cùng với bản tin 3 sạch tới thăm trang trại nuôi cá của người nông dân sau. Cách làm của anh ấy và thứ là anh ấy dùng rất đơn giản.
Cá chết hàng loạt do do bị nhiễm virus KHV. Đã có lúc anh Đào Viết Đoài ở xã Trung Tú huyện Ứng Hòa Hà Nội tưởng như mất trắng vụ nuôi vì loại virus này.
Điều khác thường là trên cơ thể cá chép xuất hiện các vết thương hở rất nhỏ. Loại virus gây chết cá hàng loạt, đã xâm nhập vào cơ thể cá qua các vết thương này. Xác định được nguyên nhân gián tiếp gây bệnh trên cá, anh Đoài đã không sử dụng thuốc kháng sinh, mà lại dùng lá xoan.
|
Mổ cá bị bệnh là một kỹ thuật giúp tìm ra nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt. |
|
Sau từ 7 - 10 ngày ngâm ở trong nước, lá xoan phân hủy giải phóng một lượng lớn các hợp chất an-ca-lô-ít (ancaloit ). Các an-ca-lô-ít này là một loại kháng sinh tự nhiên, làm chết trùng mỏ neo và những loại kỹ sinh trùng khác đang ký sinh trên thân cá, hay là bất kỳ một loại động vật thủy sản nào khác.
|
Các ký sinh trùng, virus sống ký sinh trên thân cá hằng ngày. |
|
Sau 7 - 10 ngâm lá xoan phân huỷ ra các hợp chất ancaloit giúp phòng trị bệnh cho thuỷ sản |
|
Anh Đào Viết Đoài, Trung Tú, Ứng Hòa, Hà NộiVì em sử dụng các hoạt chất ở trong lá xoan để có tác dụng là khử trùng nước trước khi thả cá. Cũng như định kỳ hằng ngày, hằng tháng vẫn cứ sử dụng lá xoan để khử trùng nước và nó còn giệt trừ những mỏ neo.
|
Anh Đoài sử dụng lá xoan để khử trùng nước ao giúp phòng và trị bệnh cho cá. |
|
Chỉ sau đúng 2 tuần sử dụng lá xoan, ao cá của anh Đoài đã không còn dịch bệnh. Không chỉ thế, anh Đoài còn tiết kiệm được chi phí do không phải sử dụng thuốc.
Cây xoan, hay còn gọi là cây sò đông vốn là một loại cây trồng dễ tìm kiếm. Chúng được coi là nguồn dược liệu quý trong ngành y dược. Theo các nhà nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, nguồn kháng sinh tự nhiên trong cây cỏ, giúp phòng trị được các dịch bệnh trên thủy sản mà không gây ra tình trạng tồn dư kháng sinh, không gây hại tới môi trường nuôi.
Tiến sĩ Bùi Quang Tề, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
Trong lá xoán nó có một số các loại chúng tôi gọi chung nó là tinh dầu. Cái tinh dầu này nó có thể diệt được một số các ký sinh trùng. Các tinh dầu thì mỗi một loại cây nó có tinh dầu riêng và nó có thể diệt được một số các ký sinh trùng trong động vật nói chung và trong cá nói riêng.
|
Chuyên gia Bùi Quang Tề chia sẻ cách thức lá xoan giúp phòng trị bệnh thuỷ sản. |
|
Cũng theo Tiến sĩ Bùi Quang Tề, vùng nông thôn
Việt Nam còn có ít nhất 30 loại cây cỏ khác có thể dùng thay thế cho kháng sinh.
Có 5 loại thảo dược cơ bản mà người nuôi trồng nên dùng thường xuyên để phòng trị bệnh cho thủy sản, bao gồm: tỏi, xoan, sài đất, nghề răm và mào hoa đỏ.
|
Tỏi, lá xoan, sài đất, nghể răm, và mào hoa đỏ dùng phòng trị bệnh cho thuỷ sản. |
|
Sài đất một loại thảo dược quý giúp phòng và trị bệnh cho chăn nuôi thuỷ sản. |
|
Sử dụng thảo dược phòng trị bệnh cho thuỷ sản. |
|
Cơ chế tác động của kháng sinh tự nhiên có sẵn trong các loại thảo dược sẽ giúp đem lại những sản phẩm thủy sản an toàn.
Tự nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam rất nhiều loại thảo dược, để có thể dùng vào việc chữa bệnh cho con người và vật nuôi. Việc nuôi trồng thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường theo cách làm của anh Đoài trong phóng sự trên, rõ ràng mất công hơn và cần phải tìm hiểu chăm chút hơn nhưng lại mang đến nhiều lợi ích.
Nguồn: 3N VTC16
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét